Các tôn giáo trên thế giới phần 2

Thiên mệnh

          Khái niệm về "vương quyền" nơi người Trung Hoa bắt nguồn từ sự tin tưởng rằng các vị vua chúa quá cố đều đã thành thần và phải được thờ phụng. Nếu các vị vua được Trời và tiên tổ chấp nhận thì đất nước sẽ được mưa thuận gió hòa, mùa màng thu hoạch tốt, sự hài hòa âm dương trong cộng đồng được duy trì, tôn ti trật tự trong hoàng tộc được giữ vững, và như vậy là đạt được Thiên mệnh (Heavenly Mandate) . Các kinh sách xưa còn lưu lại trong cuốn Kinh thư, cho thấy một khái niệm về "quyền uy" thiêng liêng . Người nhà Chu, trong sự nổi dậy lật đổ kẻ thống trị đã phải chứng minh rằng Trời đã thuận tình với sự kế vụ ngôi vua của họ, và triết gai Khổng giáo là Mạnh Tử đã góp phần hậu thuẫn cho quyền lực của họ qua việc tuyên bố rằng nếu như nhà vua công minh và biết cúng tế trời đất , thờ phụng tổ tiên thì sẽ duy trì được trật tự tự nhiên của trời đất , của con người, và giữ được Thiên Mệnh

           Nếu nhà vua sao nhãng bổn phận về mặt nghi thức và trách nhiệm tinh thần đối với toàn dân thì trật tự xã hội và trật tự trời đất cũng không còn nghiêm chỉnh và Thiên Mệnh sẽ bị rút về . Loạn lạc sẽ xảy ra và một nhà vua mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ về sau người ta mới biết được là vị vua đó có đạt được Thiêm Mệnh hay không, khi vị vua kế vị đã thiết lập được một trật tự tốt đẹp. 

 

 

 

Các tôn giáo trên thế giới1Các tôn giáo trên thế giới2Các tôn giáo trên thế giới3Các tôn giáo trên thế giới4Các tôn giáo trên thế giới5Các tôn giáo trên thế giới6Các tôn giáo trên thế giới7Các tôn giáo trên thế giới8Các tôn giáo trên thế giới9Các tôn giáo trên thế giới10Các tôn giáo trên thế giới11Các tôn giáo trên thế giới12Các tôn giáo trên thế giới13Các tôn giáo trên thế giới14Các tôn giáo trên thế giới15

 

xem thêm...

0976984729