CHỮ TRÊN TRANH ĐÔNG HỒ

Theo lý thuyết ngôn ngữ của hội họa là màu sắc và đường nét, truy nhiên hội họa hiện đại nhất là tranh trừu tượng, nhiều khi không có đường nét nào, không có hình thù gì, thậm chí màu sắc cũng chỉ tối thiểu ( ấy là chưa nói tới nghệ thuật sắp đặt được coi là con đẻ của hội họa đang thịnh hành ngày nay.

     Hội họa cổ phương đông thì trái lại , ngoài đường nét màu sắc còn có cả chữ ( hơn thế nữa có loại tranh chỉ toàn là chữ được gọi là thư pháp. Chữ đóng vai trò không nhỏ trong bức tranh. Chữ giúp người xem hiểu được ý đồ của tác giả hơn, chữ bổ xung thêm cho thông tin bức tranh, chữ là những lời bình luận về bức tranh, chữ là những lời trúc tụng …v..v… Chữ trong tranh có thể là thơ. Là câu đối, là tục ngữ phương châm, hay có thể chỉ là một câu nói thường ngày, nhưng ý nghĩa lại rất rộng , rất sâu.

      Làng Đông Hồ có nghề làm tranh từ lâu đời. Đầu tiên các nghệ nhân ra mẫu ( tức là sáng tác mẫu), rồi dán vào tấm gỗ thị “ cắt ván”( chạm khắc) một ván nét ( contour) và 4, 5 ván màu tùy từng tranh “ Ra mẫu” là khâu then chốt trong việc làm tranh. Mỗi thời cả làng chỉ có vài nghệ nhân có thể ra mẫu những nghệ nhân này không chỉ có khả năng hội họa mà còn là những nhà nho có học hành cẩn thận – chính vì vậy trên tranh đông hồ hay có thơ câu đối, chữ. Và bản thân những tờ tranh cũng thường có đôi – đối nhau, gọi là đôi tranh.

    Thưởng ngoạn một bức tranh Đông Hồ với phần họa, bạn đã thấy hồn mình được trở về với cây đa, giếng nước , với mái tranh tỏa khói lan khi chiều buông … phần chữ có lẽ sẽ giúp bạn thức dậy những cảm xúc mới thú vị.

     Chữ trong tranh Đông Hồ chủ yếu là chữ hán và chữ nôm từ những năm 20 của thế kỷ này một số tác giả mới đưa chữ vào tranh. Chữ nôm là thứ chữ khó đọc. Những bản khắc lại truyền từ đời này qua đời khác – phần dễ bị tổn thương nhất ( bị mòn , bị sứt mẻ) lại là phần chữ. Đọc được hết chữ trên tranh Đông Hồ là việc không đễ dàng. Nhờ được hầu truyện với các lão nghệ nhân, tôi xin chia sẻ cùng các bạn yêu tranh dân gian Đông Hồ những điều lý thú từ những dòng chữ trên tranh và cả những bài thơ xung quanh các bức tranh dân gian Đông Hồ

        Xưa tranh Đông Hồ thường được sản xuất và bán vào dịp tết. Mua tranh tết, người ta thường chú ý trước tiên đến loại tranh chúc phúc- đó là những tranh nhằm trúc tụng. Mong ước một năm mới tốt đẹp hơn năm quá

       Trước hết là tranh tiến tài,tiến lộc. Trên mỗi bức tranh là một vị thần, một tay nâng bức cuốn thư, một tay mang biểu tượng thần quyền. Trên tranh tiến tài có chữ” Tài hằng nguyên chí “ ( của như nước nguồn). Trên tranh tiến lộc có chữ : “Lộc vị cao thăng” ( lộc ngày một tăng). Đó chính là mong ước của người nông dân trước thềm năm mới, họ dán hai bức tranh này vào hai cửa buồng với hy vọng thần tài phù trợ.

      Một đôi tranh khác có ý nghĩa tượng tương tự : phía dưới ( 2 bức giống nhau) là cảnh thanh bình ,no ấm của nhà nông: trâu, bò, lợn , gà và các dụng cụ nông nghiệp. Phía trên, một bên là hai ông bà thổ công với chữ : Thổ công vị, Thổ công hằng trợ, Trạch chủ bình an, bên kia là ba ông bà táo quân với chữ :Táo quân vị, Nhật hưởng vinh hoa, Niên tăng phú quý.

       Đôi tranh em bé ôm gà em bé ôm ngan, nhìn khuân mặt bầu bĩnh, rạng rỡ của hai em bé và con gà, con ngan béo mập, người xem đã hình dung ra cảnh được mùa : thóc đầy bồ, gà đầy sân, của nhà nông , những mong tăng thêm hạnh phúc cho họ, tác giả để ở một bức : Vinh hoa bức kia Phú quý.

      Các cụ kể lại, ngày xưa nhà nào có con 10 tuổi mà chưa dựng vợ được thid tết đến trơi đôi tranh Ông tơ Bà nguyệt , trên tranh có ông Tơ cưỡi rồng, bà nguyệt cưỡi phượng đang xe tơ, kết tóc cho đôi trai gái ở dưới và đôi câu đối : Ông tơ xe chỉ thắm, bà Nguyệt kết giải đào.

      Một bức tranh rất nổi tiếng : Gà dạ xướng. Một chú gà trống đứng co chân ( kim kê độc lập, mào, cánh đuôi, lông mà được cách điệu rất đẹp, trên có dòng chữ “ Dạ xướng ngũ canh hòa” ( đêm gáy 5 canh đều đặn ). Còn vế kia của tranh, vẫn chú gà trống đó được in đối xứng với vế này, trên có chữ “ Nhật minh tam tác thụy” ( ngày mang tới 3 điều lành).

      Một chú gà khác kê cúc, tư thế rất hùng dũng, một chân gân guốc xoạc ra sau, một chân mà bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy, mà cũng  như sắp vào trận quyết chiến với một đối thủ đang tiến lại.Trên bức tranh không có chữ gì, nhưng một bài thơ vịnh chú gà này được truyền tới, của cụ Hiền Năng ( 1911- 1993), một trong những nghệ nhân đã sử dụng chữ quốc ngữ trên tranh như các bức : Trần hưng Đạo đánh quân nguyên, Ngô vương quyền phá giặc Hán, Trương vương khởi ngĩa, Triệu Ẩu xuất quân…vv…Bài thơ có tám câu nhưng đá ử dụng tới bốn câu phương ngôn về gà.

       Gà trống xưa vốn cùng chung một mẹ mà khôn ngoan đá đáp với người ta. Gáy lên bạn hỡi xem trời sáng. Báo để người ta nghe tỉnh giấc ra. Rõ vẻ giống tông đầu mỏ thế. Lẽ đâu ăn quẩn cối xay nhà. Mặc ai vờ vịt trông ra cuốc. Thực giống tớ đây chẳng phải pha.

      Đề tài cuộc sống chính là mảng phong phú và thú vị nhất của tranh Đông Hồ.Người xem rất quen thuộc với bức tranh Hứng Dừa, trên có câu thơ :

 “Khen ai khéo dựng nên dừa. Đấy trèo đây hứng cho một vừa đôi “

 Và bức tranh đánh ghen với câu thơ:

   “ Thôi thôi vuốt giận làm lành

       Chỉ đều sinh sự nhục mình nhục ta.”

       Đó là đôi tranh thuộc dạng kinh điển của Đông Hồ nói tới đông hồ là nhắc tới tranh này, Nó ra đời đã rất lâu, không có tên  tác giả. Còn đây mời các bạn thưởng thức hai bức tranh Hứng dừa và Đánh ghen mới của nghệ nhân nguyễn thể thức thường đưuọc gọi là cụ Đám Giác ( 1880- 1943) sáng tác vào đầu thế kỷ này. Ông chồng có hai bà vợ trong tranh đánh ghen mới có nhiều râu, có vẻ hơi già nhưng to khỏe, còn “ phong độ” lắm. Trên tranh có hàng chữ” nhân lão như tâm bất lão”( thân già nhưng tâm không già). Còn trong bức tranh hứng dừa mới có hai đôi vợ chồng trèo, hứng và hàng chữ: “trong như ngọc trắng như ngà”

       Cùng với đề tài vui vui này các bạn xem tiếp hai bức sau. Một bé gái không mặc quần áo, ngồi trong chiếc thúng rất kín đáo. Một bé trai mặc yếm, ngồi trên tàu lá chuối nhưng lại hở hang quá. Còn đây là đôi câu đối trên tranh:

                         Chị cả vẫn vốn giàu

                         Anh chiêu dòng đại thế

                         Bạn hãy đọc kiểu trạng Quỳnh đi.

      Bức tranh cổ đám cưới chuột rất nổi tiếng, trên tranh không có thơ nhưng bài thơ sau của cụ Đám giác lạ được truyền tụng :

                           Khôn khổn khồn khôn đã có đuôi

                           Đỗ cao cưới vợ tiếng rầm trời

                            Chú mèo vừa mới nghiêng đầu ngó

                            Lễ cá sai quân đệ tới nơi

      Ngày nay trẻ con được biết truyện trê cóc qua truyền hình , còn ngày xưa bọn trẻ được nghe ông bà kể lại đồng thời được chơi tranh chê cóc. Ở một bức cóc kệ đơn lên Lý Ngư ( cá chép)Xung quanh cóc một bày cá tôm , cua ốc, xem ra có vẻ ủng hộ trê, chống lại cóc. Cóc không nản chí, tuyên bố ( chữ trên tranh ).

                            Giỏ ai quai nấy giành giành

                            Giương vây, thích ngạch tranh hàng chẳng xong.

    Trên bức kia, trạng sư, thông ngôn, hội đồng ( chữ trên tranh) đều là họ nhà ếch nhái cả. Trạng sư phán quyết:

                             “ Đánh thầy gửi trả hội đồng

                                Đứt đuôi nòng nọc thời công viên thành”

   Bầy cá, tôm trong tranh rất sinh động là cảm hứng cho nghệ nhân Hiền năng sáng tác bài thơ ( mỗi câu có một hai loài cá);

                                  Vượt vũ môn

                                  Tôm tép xem ra cũng hội đồng

                                  Xôn xao cân cấn với đòng đòng

                                  Trôi, chày đỏ mắt nằm trông nước

                                   Trê, sộp đen lưng núp dưới dòng

                                    Rô nọ chờ mưa lên đỉnh núi

                                    Mè kia đợi nước vượt ra sông

                                   Bể khơi nhưng muốn vươn mình trắm

                                   Cửa vũ vùng lên chép hóa rồng.

 Cùng thời với nghệ nhân Nguyễn Thể Thức còn có nghệ nhân Vương Ngọc Long (1887-1944). Cụ dạy chữ nho nên thường được gọi là cụ đồ Long. Cách làng Đông Hồ chừng 1 km có một đồn Tây (hiện nay mấy cái lô cốt vẫn còn). Lính Tây thường từ đây đi lùng sục vào các làng nhũng nhiễu dân chúng. Thế nhưng những dịp tết Tây chúng lại tổ chức hội hè có cả các trò chơi cổ truyền của ta như Múa lân, Rước rồng, và cả những trò chơi mới như Leo cột mỡ, Liếm chảo...Cụ đồ Long đã sáng tác các bức: “Cóc Tây múa kì lân”, “Chuột Tầu rước rồng vàng”. Cụ đồ Long là một trong những tác giả đầu tiên đưa chữ quốc ngữ lên tranh Đông Hồ. Cóc và chuột là những con vật trong tranh cổ Thầy đồ cóc và Đám cưới chuột nay được gán cho Tây, Tầu! (đôi tranh này cũng được in nét, tô màu).

Cũng thời kì này, cụ Long còn sáng tác hai bức “Văn minh tiến bộ toa tăng xương- phong tục cải lương moa tăng phú” nghĩa là: Thời đại văn minh tiến bộ anh hãy cẩn thận; Phong tục thay đổi, tôi cóc cần”. Tiếng tây bồi, viết bằng chữ nôm - thật thú vị.

 

Vẽ tranh chưa bày tỏ hết được cảm xúc của mình thì làm thơ. Xem tranh, cảm xúc dâng tràn - cũng làm thơ. Nhà thơ Hoàng Cầm (quê ở làng Lạc Thổ, cùng xã với làng Đông Hồ) viết

 

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy Điệp”

 

Còn những người nông dân quê mùa thì truyền khẩu:

 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh”.

Chữ trên tranh Đông Hồ 8

Chữ trên tranh Đông Hồ 9

Chữ trên tranh Đông Hồ 10

Chữ trên tranh Đông Hồ 11

Chữ trên tranh Đông Hồ 12

Chữ trên tranh Đông Hồ 13

Chữ trên tranh Đông Hồ 14

Chữ trên tranh Đông Hồ 15

Chữ trên tranh Đông Hồ 16

Chữ trên tranh Đông Hồ 17

Chữ trên tranh Đông Hồ 18

 

Bài khảo cứu do nhà giáo Phùng Hồng Kổn, giáo viên dạy Toán ở trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội

0976984729