Tập quán xăm chàm trên mình bắt nguồn đầu tiên trong thời kì các bộ lạc nguyên thủy xa xưa. Trong thời kì ấy trình độ sản xuất còn hết sức lạc hậu, đời sống của con người cũng hết sức gian khổ, đồng thời con người còn phải chịu khổ bởi các thứ thiên tai như bão lụt, sấm sét, những đợt rét dữ dội, ngoài ra lại còn bị mãnh thú bức hại và những trận tập kích của các bộ lạc thù địch, do đó trong tâm lí con người sản sinh ra ý nghĩ bất kì chỗ nào cũng có những yêu ma quỷ quái.
Tuy rằng con người ta rất mong muốn được sống những ngày bình yên, nhưng không làm thế nào được hưởng một cuộc đời như thế, do đó chỉ còn ầu mong thần linh che chở, giúp đỡ cho mình chiến thắng được những điều tà ác.
Dân tộc Hoa Hạ vốn sùng bái một vị thần linh là con rồng và sáng tạo ra hình tượng con rồng. Do đó người ta đã đem hình con rồng xăm chàm lên thân thể, coi đó là vật tượng trưng đặc biệt cho sự sùng bái. Về sau các bộ lạc luôn luôn đánh lẫn nhau, thủ lĩnh các bộ lạc bèn xăm chàm lên thân thể các chiến sĩ dũng cảm giết được địch. Cũng có bộ lạc xăm chàm những hình nhe răng trợn mắt dữ tợn lên mình những kẻ tham gia chiến đấu, hòng làm cho kẻ địch trông thấy mà sợ, do đó đã hình thành tập tục xăm mình.
Về sau theo đà tiến bộ của nền văn minh xã hội, tập tục xăm mình có phần giảm bớt, đến các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh thì xăm mình trở thành một biện pháp trị tội. Người ta thích chữ lên mặt, lên cánh tay những kẻ gọi là tội phạm để làm nhục họ.
Ngày nay phần lớn các dân tộc đã không còn giữ các tập tục xăm mình nữa, ngay đến số ít các dân tộc vẫn còn giữ phong tục xăm mình này, cũng chỉ coi đó là một nghệ thuật tô điểm thêm cho thân thể mà thôi.
Họa tiết trang trí - phần 1
Họa tiết trang trí xăm - phần 4