LÀN SÓNG MỸ THUẬT HẬU CHIẾN
CỦA NHẬT BẢN
Các cuộc trưng bày tác phẩm tại các viện bảo tàng và các gallery về Mono-ha, Gutai, và các phong trào tiên phong khác ở Nhật Bản từ những năm 50 trở đi đã rọi ánh sáng mới vào một kỷ nguyên mà trước đây phương tây chưa hề biết đến.
Ở phương tây, mỹ thuật đương đại Châu Á thường được nhìn nhận như là đã phát triển theo nhịp toàn cầu hóa cùng với việc các trung tâm mỹ thuật mới mọc lên như nấm sau mưa khắp nơi trên thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, trên thực tế, mỹ thuật đương đại của Nhật Bản phức tạp hơn và có một bề dày hơn rất nhiều, ít ra cũng là từ khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, vụ ném bóng xuống Hiroshima và cuộc chiếm đóng của quân đội Mỹ cho đến này. Thật đáng ngạc nhiên ( ít ra là đối với người dân phương tây) những tác phẩm mỹ thuật được sáng tác trong thời kỳ đó không chỉ phản ánh cảnh tàn phá, hủy diệt, mà còn về cả tinh thần cùng lên và tự quyết nữa.
Ở phương tây, người ta đã chú ý quá ít đến mỹ thuật thời hậu chiến của Nhật Bản, trừ cuộc triển lãm mở màn năm 1994 nhan đề “ Tiếng thét thấu trời” ( Scream a gainst the sky), được đồng tổ chức bởi Alexandra Munroe, giám đốc đương thời của Bảo tàng xã hội, viện bảo tàng Guggenheim, viện bảo tàng mỹ thuật châu Á San Francisco và quỹ Nhật Bản, cũng như cuộc triển lãm năm 2000 nhan đề “ mỹ thuật, phản mỹ thuật, phi mỹ thuật: các cuộc thử nghiệm trong phạm vi công chúng ở Nhật Bản thời hậu chiến, 1950-1970 ( Art, Anti – Art, Non – Art Experimentions in the Public Sphere in Postwar Japan, 1950-1970) tại viện bảo tàng Getty.
Tuy nhiên giờ đây nhiều cuộc triển lãm quan trọng tại các bảo tàng và các gallery đang rọi ánh sáng mới vào thời kỳ đó.
Hồi tháng 11, viện bảo tàng mỹ thuật hiện đại New York đã khai mạc triển lãm “ Tokyo 1955-1970 một chiến sĩ tiên phong mới “ Tokyo 1955-1970 : A New Avant- Garde) tổ chức bởi phó giám tuyển Doryun Chong. Tháng 2, Viện bảo tàng Guggenheim sẽ tổ chức triển lãm Gutai “ sân chơi chứ danh” ( Gutai: Splendid Playground), và Ming Taimpo, phó giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại trường Đại học Carleton ở Ottawa.
Còn nhiều cuộc triển lãm ở các nơi khác, chẳng hạn triển lãm nhan đề “ Hủy hoại bức tranh: vẽ lên khoảng không trống rỗng, 1949-1962” ( Destroy the Picture: Painting the Void, 1949-1962), cuộc trưng bày nêu bật một loạt các nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế, kể cả những người tham gia Gutai, đã mở đã mở tại viện bảo tàng mỹ thuật đương đại Los Angeles mùa thu vừa qua. Năm ngoái,Gallery Blum và Poe đã tổ chức một cuộc trưng bày nhan đề “ nguyện cầu thái dương”: mỹ thuật mono ha” ( Requiem for the sun: the Art of mono ha), sau đó lại đưa triển lãm tiếp tại Gallery Barbara Gladstone ở New York. Gallery Hauser và Wirth, cũng ở New York, đã tổ chức một cuộc trưng bày các tác phẩm của nhóm gutai hồi tháng 9, và viện bảo tàng mỹ thuật Samuel Dorsky tại Suny Purchase, New Paltz, New York, giới thiệu “ Shinohara Pops! Con đường tiên phong Tokyo/New York ( Shinohara Pops1 the Avant- Garde Road, Tokyo/ New York), do Hiroki lkegami giám tuyển mỹ thuật cùng với Reiko Tomii.
Gutail- một hiệp hội tập hợp các họa sĩ cấp tiến Nhật Bản sáng lập bởi Jiro Yoshihara, có một phong cách sáng tác rất riêng, đó là phóng sơn lên trên vải bố bằng một máy phun, rồi sau đó láng qua những lớp nước gạo mỏng theo cách riêng của từng người. Tác phẩm của họ bán được ít nhất là 50.000 usd tới 1.000.000 usd, theo một nhân viên bán hàng tại Hauser và Wirth cho biết.
Nhóm Môn-ha, gồm các nghệ sĩ theo trường phái tối thiểu chủ nghĩa, chuyên sáng tác các tác phẩm các tác phẩm điêu khắc bằng những chất liệu tự nhiên, mãi tới gần đây mới phát triển được một thị trường riêng cho mình, giá thường từ 300.000 tới 500.000 USD. Tim Blum của Gallery Blum và Poe gần đây đã mở một chi nhánh tại Nhật Bản, có phát biểu “ Dường như không có ai ở phương tây thể hiện “ Nghệ thuật nghèo” ( arte povera) và rồi bỗng nhiên người ta phát hiện ra nó vậy.”
Họa sĩ Hàn Quốc Lee Ufan, nhân vật chủ chốt của nhóm Mono ha và là chủ đề của một cuộc triển lãm hồi tưởng tại Viện Bảo Tàng Guggenheim năm 2011, được đại diện bởi Gallery Blum và Poe và Pace, nơi các tác phẩm sơn dầu đậm chất tối thiểu chủ nghĩa của ông có thể bán được hơn một triệu USD.
Giám tuyển mỹ thuật Chong của viện bảo tàng mỹ thuật hiện đại New York với triển lãm do ông tổ chức bao gồm tác phẩm của 60 họa sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế đồ họa ở Tokyo, tất cả đều đã hoạt động sôi nổi từ cuối những năm 1990, Takashi Murakami và nara đã từng là những nghệ sĩ được yêu mến, ngưỡng mộ của giới mỹ thuật,nhưng tôi cho rằng chúng ta chưa hề được thấy bức tranh toàn cảnh mỹ thuật vượt ra khỏi biên cương nước Nhật. Có lẽ giờ đây mọi người đã sẵn sàng ngắm nhìn những tác phẩm của các nghệ sĩ từ một nơi khác trên thế giới gửi đến theo góc nhìn mang tính lịch sử hơn, với những phong trào vươn lên từ những điều kiện đặc thù của nước họ nhưng vẫn được thông tin về những cuộc trao đổi ý tưởng trên trường quốc tế.”
Giám tuyển Chong giải thích, một số các yếu tố trong thời kỳ hậu chiến đã khiến Tokyo nói riêng trở thành một cái nôi của những hoạt động mỹ thuật. Trước hết Nhật Bản đang phục hồi từ một cuộc chiến phục hồi từ một cuộc chiến thất bại thảm hại và một cuộc rà soát lại toàn bộ những tư tưởng văn hóa đã ăn sâu bén rẽ từ lâu – bản thân Nhật hoàng đã bị tước bỏ vị thế là một đấng quân vương tối cao. Thứ hai, Tokyo và nhiều nơi khác trên đất Nhật Bản đang kinh quá một thời kỳ tái thiết khẩn trương khi đất nước tiến trên con đường trở thành một quốc gia dẫn đầu thế giới về kinh tế. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là từ lâu Nhật Bản đã có một truyền thống mỹ thuật hiện đại chủ nghĩa khởi đầu từ những năm 1870 khi đất nước này mở cửa sang phương tây , Nói tóm lại, các họa sĩ Nhật Bản đã có được một tài sản phong phú để cảm nhận và bình luận trong khi cũng có một nền tảng vững chắc trong các phong trào mỹ thuật hiện đại chủ nghĩa thế kỷ 20.
Giams tuyển Chong đã viết bài chuyên khảo đăng trong cuốn vựng tập như sau : công cuộc tái thiết toàn diện của Nhật Bản trong thập kỷ đầu tiên thời hậu chiến và trong thời kỳ tiếp sau đó có tính chất triệt để tới mức nó đã thấm sâu vào tất cả các giai tầng xã hội không những về mặt cấp độ không gian mà còn về cả các cấp độ của cá nhân về thể chất nữa. Các họa sĩ Nhật Bản đã hưởng ứng những thay đổi này bằng cách thay đổi những hình thái mỹ thuật và tìm kiếm những khả năng bên ngoài những gallerty và những bảo tàng truyền thống- chẳng hạn trưng bày ngay trong các nhà hát, các rạp chiếu bóng, các ga xe điện ngầm và ngay trên các hè phố.
Trong khi một phong cách siêu thực của hội họa có tính chất tượng trưng ngự trị cả thời kỳ ngay sau khi kết thúc triến tranh, chẳng bảo lâu sau đó nó bị thay thế bởi sự kiện biểu hiện có tính chất thực nghiệm của nhiều tập thể các họa sĩ sáng tác. Đặc biệt có ảnh hưởng lớn thời kỳ đó là Jikken Kobo ( xưởng sáng tác thực nghiệm), được thành lập năm 1951 gồm 14 nghệ sĩ bao gồm nhiều họa sĩ, một kiến trúc sư, một nhà thiết kế ánh sáng, một kỹ sư, một nghệ sĩ sáng tác âm nhạc, và một biên đạo múa. Sự kiện mở đầu của họ là “ Niềm vui cuộc sống” ( the joy of life), một điệu múa ba lê được phổ nhạc bởi các nhà soạn nhạc hàng đầu Âu- Mỹ thế kỷ 20 giới thiệu hình thái hiện đại của vũ điệu Noh. Jikken Kobo, chủ thể của cuộc trưng bày có tính chất hồi tưởng lại Betonsalon ở Paris vào mùa xuân năm ngoái, đã thường xuyên liên hệ với các họa sĩ phương tây, trong đó có John Cage, người đã tới Nhật Bản năm 1961 theo lời mời của Yoko Ono. Chuyến thăm của ông đã gây nên một “ chấn động” trong giới mỹ thuật ở Tokyo tới mức người ta gọi đóa là” cú sốc john cage” ( Cage shock). Các nhóm tập thể quan trọng khác gồm trung tâm Hi – Red, trường Sogetsu ikebana và Tokyo Fluxus.
Chính Yoko Ono và Yayoi Kusama hai họa sĩ đã nổi lên như những ngôi sao mỹ thuật quốc tế, đã trưởng thành trong thời kỳ này, nhưng vì là phụ nữ, lại thường xuyên lui tới New York, nên phần nào họ có đứng ngoài khung cảnh này ở Tokyo, Kusama, nổi tiếng về những họa phẩm có tính ám ảnh đến kinh ngạc và những tranh phong cảnh vẽ bằng những chấm sơn to nhỏ nhảy múa như vũ điệu “ Polka”, là chủ đề chính của một cuộc triển lãm lớn mang tính chất hồi tưởng lại viện bảo tàng Tate và viện bảo tàng Whitney vào năm ngoái. Bà sống ở Mỹ từ 1957 đến 1973.
Còn Ono, lúc đầu chuyển đến New York cùng với gia đình khi còn là một cô gái, theo học tại trường Đại học Sarah Lawrence, trở về Nhật Bản 2 năm vào đầu những nawm1960, mang theo nguồn cảm hứng và ý tưởng của Fluxus. Ono là chủ đề của triển lãm hồi tưởng, nhan đề “ yes yoko ono” được tổ chức tại hội quán hội Nhật Bản năm 2000-2001.