NHỮNG BIẾN ĐỔI TRÊN TRANG PHỤC

 CỦA PHỤ NỮ CHĂM

Mỗi cộng đồng tộc người đều có những đặc trưng về văn hóa, tạo nên bản sắc riêng trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ở Việt Nam. Trang phục là một tron những khía cạnh biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục phát triển qua các thời đại, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của con người.

      Trong đời sống xã hội, phụ nữ chăm có vị trí quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Phụ nữ chăm trong quá trình phát triển đã sáng tạo một hệ thống nữa phục dân tộc chăm phong phú và đặc sắc thể hiện phong cách, tập quán, tính cách, nếp sống qua kiểu dáng, màu sắc hoa văn…. Trong từng giai đoạn phát triển. Như các giá trị văn hóa mặc vốn có của con người chăm đã đạt đến trình độ thẩm mỹ nhất định, đã tạo ra những nét đặc sắc của cộng đồng này trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.

        Trong quá trình phát triển ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, người chăm đã sáng tạo một hệ thống nữ phục đa màu sắc bao gồm áo , váy, khăn, và các trang sức được người chăm sử dụng trong sinh hoạt thường ngày, trong các nghi lễ tôn giáo và hội hè. Trang phục phụ nữ chăm có những quy định cho các giới chức sắc nữ như muk pậu,mukrija,muk buk hoạc trang phục sử dụng trong các buổi cầu nguyện của người chăm Bani, người chăm Islam. Giá trị thẩm mỹ xuất phát từ đời sống hiện thực gắn với môi trường sinh thái nhân văn , thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc người, còn khía cạnh lịch sử là hệ quả của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa dựa trên giá trị nền tảng của tộc người,  làm cho truyền thống nghệ thuật thẩm mỹ của người chăm có thêm sắc thái đa dạng điều này được thể hiện ở những biến đổi về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc.

       Những tương đồng và khác nhau giữa các nhóm cộng đồng ( theo vùng cứ trú, theo các nhóm tín ngưỡng, tôn giáo) và những biến đổi trong quá trình phát triển, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc sinh sống lân cận trên trang phục của phụ nữ chăm. Trang phục trong đời sống hằng ngày, trang phục trong tín ngưỡng, tôn giáo,…. Là những có sở hình thái giá trị văn hóa mặc của người chăm và chính phụ nữ chăm là người giao lưu sắc thái văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm mặc của dân tộc mình.

      Những biến đổi về màu sắc, hoa văn trong nữ phục của người chăm

Người chăm ở Việt Nam cứ trú tập trung ở nhiều tỉnh thành của cả nước, trong đó tiêu biểu là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận,Bình Thuận, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Người Chăm còn sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và một số địa phương khác nhưng không nhiều. Đối với người Chăm khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ hiện nay tồn tại ba cộng đồng( cộng đồng chăm Balamon- chăm jat, cộng đồng chăm Bani, cộng đồng chăm Islam)mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân chia này chính là sự khác biệt tôn giáo

     Cộng đồng chăm Balamon – chăm Jat với những ảnh hưởng của Balamon giáo nhưng yếu tố văn hóa bản địa vẫn là nền tảng đậm nét trong phong cách trang phục của họ. Trước đây nữ phục của họ. Trước đây, nữ phục người chăm thường gồm màu trắng và màu đen. Màu trắng được cho là thể hiện sự sống, sự tái sinh của con người và muôn loài. Màu trắng gắn với thiên nhiên là màu trung chuyển của muôn màu, màu của sự linh thiêng trong tín ngưỡng tôn giáo, màu của sự tang thương trong đám tang, màu tinh khiết tinh nguyên trong đám cưới…. Màu đen là màu của đất thể hiện sự màu mỡ, tươi tốt, trù phú. Màu trắng màu đen là hai màu chủ đạo được sử dụng trong đời sống thường nhật và trong các hoạt động nghi lễ của cộng đồng. Màu đỏ, màu vàng sử dụng trong các nữ phục của chức sắc thể hiện sức mạnh, quyền lực. Trong các sinh hoạt khác, với nhiều màu sắc khác nhau đã góp phần làm cho nữ phục chăm  thêm sinh động và phong phú hơn. Trong các nghi lễ và quan trọng hơn hết là trang phục cho người chết luôn tuân theo truyền thống. Người cao tuổi trong cộng đồng chăm Balamon đều thống nhất với câu nói” trước như thế nào nay thế ấy”, vì thế trong gia đình đều có người lớn tuổi, họ đều chuẩn bị những bộ trang phục cho người mất, trang phục do chính cộng đồng dệt với màu trắng là chủ đạo và màu sắc, hoa tiết, hoa văn trên trang phục tùy theo độ tuổi, đẳng cấp…. được bảo quản trong chiết cẩn thận. Trong đám tang áo tah, váy, khăn cho người chết đều màu trắng lại là thể hiện sự thương tiếc , sự đau buồn của cộng đồng chăm. Người thân của người chết cũng mặc màu trắng, hướng đến sự hài hòa, thuần khiết. Trong ngày cưới cô dâu thường mặc áo tah, mặc váy,đội khăn. Áo váy cưới có dệt hoa văn đẹp truyền thống.Áo váy cưới có dệt hoa văn đẹp truyền thống . Áo cưới có nhiều màu khác nhau như : trắng, xanh , đỏ, vàng….nhưng trong nghi lễ cô dâu chăm phải mặc áo màu trắng thể hiện sự trong trắng trinh nguyên. Trong hoạt động nghi lễ,màu trắng sử dụng phổ biến cho nữ phục dành cho các chức sắc như muk pajau, muk rija, muk buk…. Và cả cho nữ tín đồ Bani, Islam trong nghi thức tôn giáo là thể hiện sự trong sạch, sự trong sáng, sự linh thiêng … trong sự thành kính đối với tổ tiên, với thần linh. Trong ngày hội các cô gái chăm thích mặc áo truyền thống với nhiều màu sặc sỡ như màu đỏ, xanh , vàng… đeo hoa tai có đính tua vải màu đỏ đeo nhiều vòng tay nhẫn vàng…. Choàng lên vai vắt chéo ngang ngực và qua lưng hai dây talei kabak có dệt hoa văn nhiều màu sắc góp phần tăng thêm vẻ đẹp độc đáo của nữ phục chăm. Người chăm luôn đề cao màu trắng nhưng không khắt khe với các màu sắc khác tạo nên sự phong phú trong sắc thái thể hiện của nữ phục dân tộc. Trong sinh hoạt cộng đồng, trang phục truyền thống luôn được khuyến khích sử dụng song giới trẻ với công việc , học tập…. đã dần có những thay đổi về màu sắc, họa tiết hoặc có những ảnh hưởng của các cộng đồng lân cận.

     Cộng đồng chăm Bani – vừa tiếp thu tôn giáo Islam vừa kế thừa tín ngưỡng bản địa. Trang phục trong sinh hoạt tôn giáo vẫn giữ lại những nét cơ bản của cộng đồng chăm truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày, tùy theo từng độ tuổi, nghề nghiệp mà có sự lựa chọn giữa truyền thống hay cách tân.

      Hầu hết người chăm ở Nam Bộ và một bộ phận người chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận theo đạo Islam. Những quy định chặt chẽ của giáo luật Islam đã làm cho đời sống của người phụ nữ chăm ở Nam Bộ có những khác biệt so với phụ nữ chăm Bani ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Người phụ nữ chăm với quan niệm thẩm mỹ, phong tục tập quán đều gắn bó chặt chẽ với ý thức Islam và chịu sự chi phối sâu sắc bởi giáo luật Islam. Bên cạnh việc lưu giữ trang phục truyền thống,phụ nữ chăm Islam còn tiếp thu trang phục của tôn giáo – áo Makkana ( áo Makhana màu trắng , váy cũng màu trắng che kín cả cơ thể chỉ được chừa một phần mặt, đây là điều quy định trong giáo lý của tôn giáo Islam. Trang phục hành lễ, phải sạch kín đáo để tỏ lòng thành kính đối với Allah, mặc trang phục che kín cơ thể tránh làm ảnh hưởng đến những người cầu nguyện lân cận, nhất là nam giới Islam, và đồng phục của Malaysia trung tâm islam khu vực Đông Nam Á.

       Ngày nay, tín ngưỡng, tôn giáo có cái nhìn cởi mở về vai trò của người phụ nữ và ngày càng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra đối với phụ nữ chăm đó là chọn lựa hành động như thế nào giữa việc bảo lưu truyền thống và nhu cầu đổi mới là vấn đề bức thiết mà xã hội đề ra. Màu sắc cho nữ phục chăm phong phú hơn, những gam màu tươi sáng thể hiện sự tươi trẻ, năng động ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Hàng ngày, phụ nữ chăm thường mặc những gam màu sáng như xanh, tím, đỏ, vàng…. Không có thêu hoa văn, họa tiết trang trí trên những bộ nữ phục của người chăm thể hiện nét truyền thống của dân tộc trên ban, khanm cap váy,dây thắt lưng, talei san… rất phong phú như hình khối ( vuông, tròn, tam giác….)hình con rồng ( khan tham ina girai) , hình trái đậu ván ( khan tham baoh ribai), khan biyon, khan tham tuah ( trun), dây thắt lưng bằng thổ cẩm với các họa tiết trang trí hoa văn hình khối vẫn được sử dụng trong các nữ phục trong nghi lễ, lễ hội. Các hoa văn truyền thống thường chỉ dành cho các chức sắc mặc trong các nghi lễ, dùng may đồ tang, đồ liệm cho người chết. Hiện nay rất ít giới trẻ người biết dệt các loại hoa văn đã và đang mai một trong cộng đồng chăm. Số người biết bắt hoa văn và dệt các loại hoa văn như xưa là hiếm hoi gần như chỉ còn lại trong một số ít người ngoài tuổi bẩy mươi.

      Trước đây trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp,người chăm tự trồng bông dệt vải, kỹ thuật dệt còn hạn chế nên kích thước khuôn vải cũng nhỏ hẹp, màu sắc đơn điệu trắng đen nên việc cắt may một chiếc áo phải làm từ nhiều mảnh vải ghép lại. Ngày nay kỹ thuật dệt, nhuộm vải càng cải tiến đã mang lại những sản phẩm dệt với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Trong quá trình hiện đại hóa xã hội, quá trình đổi mới đã đem lại những biến đổi về kinh tế, mức sống và xã hội cho các nhóm cộng đồng chăm. Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội là cơ sở chính yếu để đảm bảo cho trang phục hình thành, biến đổi cho thích ứng với cuộc sống.Trong sinh hoạt hiện nay những bộ nữ phục sử dụng trong các dịp quan trọng như Kate, đám cưới, tang lễ… hầu hết các thành viên trong cộng đồng đều thích hàng dệt thổ cẩm nhưng hiện nay trên thị trường hàng công nghiệp với những hoa văn in sẵn, hoặc thêu mẫu có sẵn với giá rẻ đã phần nào thay đổi cách chọn lựa sản phẩm mặc cho người chăm. Bên cạnh đó, giới trẻ chăm với nhu cầu học tập, lao động đã dần hòa nhập vào lối sống công nghiệp, thích nghi với các trào lưu ăn mặc trên thế giới. Là một hiện tượng xã hội, trang phục không chỉ tồn tại trong từng cá nhân mà còn được lan truyền trong nhóm cộng đồng vì thế với các kiểu cách nếu thích hợp sẽ được cộng đồng chấp nhận và phổ biến.

        Những biến đổi về kiểu dáng trong nữ phục của người chăm

    Trong quá trình phát triển, người chăm luôn có những tiếp xúc, tiếp thu những yếu tố mới, tiến bộ để làm giàu thêm văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh bảo lưu những đặc trưng của dân tộc, người chăm không ngừng cải tiến theo hướng kết hợp giữa truyền thống và thời trang làm cho văn hóa mặc của dân tộc mình thêm phong phú.

      Áo tah được cho là loại nữ phục khá tiêu biểu của phụ nữ chăm, loại áo dài bít tà truyền thống , tuy nhiên do điều kiện thay đổi, áo tah của người chăm được cắt may gần giống với áo dài của người kinh. Chất liệu vải dệt tay trước đây được thay thế bằng dệt công nghiệp, sản phẩm dệt tay truyền thống của cộng đồng chủ yếu ở làng mỹ nghiệp Ninh Thuận chỉ đủ làm y phục cho các chức sắc trong hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng của người chăm, phục vụ các hoạt động du lịch.

        Những phụ nữ chăm trẻ hiện nay thường mặc áo tah đến quá đầu gối phủ lên váy mặc với chi tiết đơn giản như rí ngay nách áo có một phần nhỏ hình thoi cạnh 5cmx 4cm có tác dụng tạo sự thỏa mái cho sự cử động của tay, không bị rách ở nách khi làm việc và tăng độ bền trong sử dụng áo, hiện tại gần như không còn thấy trong áo tah của người chăm. Đây là đặc trưng riêng thể hiện sự khác biệt giữa cộng đồng người chăm jat và các cộng đồng chăm khác. Việc bỏ chi tiết này tạo ra sự nhầm lẫn, đơn điệu trong chiếc áo tah. Ở hai bên hông áo” dua baong” gồm hai mảng vải nhỏ đắp vào hai bên hông được cải tiến bằng cách mỏ một đường may ngay eo hông, và may thêm hàng khuy bấm hoạch dây kéo. Phần may” dua baong” ở nách không còn do hiện tại được may bằng máy rất khó thực hiện so với việc may kim chỉ khâu bằng tay, tỉ mỉ và nhiều công sức. Việc thay đổi này làm cho tay áo tah mất đi sự mềm mại, và xa lạ với truyền thống.

     Trước đây thân áo thường may rộng hiện nay thân áo ôm sát người hơn. Áo tah hiện chỉ còn hai mảng giống áo dài của người kinh , chỉ khác một điểm là may bít tà. Đối với sự thay đổi này không hợp với điều kiện địa lý cũng như trong lao động dễ bị rách, bung ở phần nách và tà áo, khó di chuyển bằng phương tiện như xe gắn máy hay những đoạn đường dốc. Hiện tại áo tah còn được chít éo trước ngực và sau lưng hoặc phần cổ tay được may rộng hơn như kiểu tay raglan của áo dài người kinh. Các phụ nữ chăm may áo cổ hình trái tim, cổ hình vuông, cổ hình tròn và khoét cổ rộng hơn hoặc may có có cao như áo dài của phụ nữ Việt. Những chi tiết còn giữ trong chiếc áo truyền thống là bít tà, với độ rộng đủ cho một bước đi cố định để thể hiện bổn phận và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và với cộng đồng, tay dài đến mắt cá tay để tránh ánh nắng, sự kín đáo trong giao tiếp.

     Ở khu vực Nam Bộ, chiếc áo tah còn được may ngắn hơn, áo chỉ dài quá mông hoặc chưa phủ dầu gối, cổ áo hình trái tim khoét rộng để có thể mặc chiu đầu. tay áo mặc dái đến cổ tay , ôm sát tay..Nhiều phụ nữ chăm sử dụng hàng may sẵn do người thân mang về từ malaysia. Do kỹ thuật dệt vải cải tiến đã mở rộng được khổ vải cho nên áo dài chăm  không còn là những mảnh vải nối ghép nữa mà được may bằng hai mảng vải cùng màu nối nhau.

     Áo tah kiểu cổ truyền chỉ còn được các cụ già mặc, còn các thiếu nữ chăm chỉ ưa thích mặc áo tah cải tiến theo cách hiện đại như áo có cổ đứng, tay raglan, cài cúc ở sườn phải… nhưng thân không may xẻ tà gần giống áo như người kinh.

     Hiện tại ban váy mở ít được sử dụng trong cộng đồng do giá thành cao, không tiện trong sinh hoạt. Khan ( váy kín) của phụ nữ chăm trước đây được may rộng, lưng thun vẫn còn được lưu giữ đối với phụ nữ lớn tuổi. Người trẻ, khan được may ôm ở phần lưng, thay bằng dây kéo, xòe rộng bên dưới. Khan thường chỉ có một màu trùng màu với áo. Giới trẻ hiện tại ít mặc khan, đa sô thích mặc quần hơn do nhiều kiểu dáng, chất liệu dễ di chuyển, năng động hơn trong sinh hoạt, theo khảo sát trong cộng đồng người chăm , giới trẻ chăm cho rằng điều này phù hợp với điều kiện hiện nay như đi làm, đi học…. Nhưng đối với người chăm lớn tuổi thì việc thay đổi đó là không nên vì mất đi nét văn hóa truyền thống. Mặc váy đối với cộng đồng chăm là thể hiện sự dịu dàng nữ tính, nếu mặc quần tây ( quần 2 ống ) dễ tạo sự phản cảm đối với người lớn tuổi.

       Khăn : Phụ nữ chăm Nam Bộ thích choàng khăn trong nhà và khi ra ngoài.Choàng khăn được cho là chuẩn mực đạo đức truyền thống của cộng đồng. Khăn màu trắng chỉ sử dụng trong hoạt động lễ nghi, khăn với những màu sắc khác được sử dụng hằng ngày.

        Những cải tiến ấy đã tạo nên dáng vẻ hiện đại, sự trẻ trung, sức quyến rũ cho nữ phục truyền thống của người chăm. Rõ ràng trong thời đại ngày nay khi tiếp xúc với văn hóa của người kinh, phụ nữ chăm không cứng nhắc, bảo thủ với các loại trang phục mà có sụ kết hợp uyển truyển trong kiểu dáng tạo nên sự phong phú đặc sắc của dân tộc…

    Trang phục vốn là những sáng tạo văn hóa của con người qua trang phục thể hiện địa vị xã hội, giới tính, chức sắc tôn giáo, lứa tuổi, nghề nghiệp… của cá nhân hay của cộng đồng dân tộc. Trang phục truyền thống của phụ nữ đa dạng trong săc thái biểu hiện. Những biến đổi trong nữ phục phần nào đã góp phần giúp giới nữ người chăm không quá xa lạ với trang phục hiện đại, không quá tụt hậu trong thời kỳ hội nhập bên cạnh những cải biến được cộng đồng chấp nhận, cho phép sử dụng như là “ thời trang của giới nữ người chăm” cũng có những biến đổi tạo ra sự xa lạ với nữ phục truyền thống cộng đồng, xa lạ với gốc văn hóa dân tộc chăm và tất nhiên chưa dễ dàng được cộng đồng chăm đón nhận.

      Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, nữ phục chăm đã có những biến đổi nhất định về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu nhưng một số trang phục dân tộc chăm mà không dễ lẫn lộn với nữ phục các dân tộc khác.

      Nữ phục trăm là một trong những sắc thái nổi bật nhất của bản sắc dân tộc chăm nhưng không tránh khỏi biến đổi tùy theo từng hoàn cảnh trong lịch sử song những nền tàng ban đầu, những nét đặc trưng như loại áo dài bít tà, khăn quấn đầu ( maom, váy kín , ban khan, màu trắng, màu đỏ cho các chức sắc.. luôn được lưu giữ. Đây chính là cách người chăm biết kết hợp giữa truyền thống và đổi mới văn hóa trong trang phục.

     Trang phục phải phù hợp với đinh hướng giá trị của xã hội của cộng đồng , biến đổi của nữ phục người chăm trong quá trình hình thành và phát triển vừa tuân thủ quy luật của vận động của cuộc sống, của xã hội và vừa tuân theo ý thức thẩm mỹ của bản thân giới nữ người chăm . Trong quá trình đó yếu tố văn hóa và yếu tố thẩm mỹ truyền thống trong nữ phục dân tộc , cộng đồng luôn được người chăm trân trọng và bảo tồn. Trang phục của phụ nữ chăm hiện nay có sự biến đổi vừa phù hợp với nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ hiện đại vừa phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn truyền thống về trang phục của dân tộc chăm, cả hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ, chi phối quá trình phát triển trang phục từ truyền thống đến hiện đại , từ cá nhân đến xã hội. Về trang phục, có thể nói thẩm mỹ dân tộc, quan điểm của xã hội người chăm về cái đẹp, sở thích cá nhân phụ nữ chăm là yếu tố tác động trực tiếp. Tuy nhiên tâm lý cộng đồng cũng có vai trò nhất định tác động đến những tồn tại và phát triển các trang phục của phụ nữ chăm.Những cải biến có thể vô tình hoặc cố ý mang tính cá thể đều là những giá trị sáng tạo cần có thời gian để cho cộng đồng chăm, thẩm định, văn hóa chăm tiếp nhận. Điều đó hòa toàn phù hợp với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta.

Những Biến đổi trên trang phục của phụ nữ Chăm 1

Những Biến đổi trên trang phục của phụ nữ Chăm 2

Những Biến đổi trên trang phục của phụ nữ Chăm 3

Những Biến đổi trên trang phục của phụ nữ Chăm 4

Những Biến đổi trên trang phục của phụ nữ Chăm 5

 

0976984729