Các bước đánh bóng khối

1.Quan sát khi
-một trong những yêu cầu quan trọng của một bài vẽ tĩnh vật ( hay khối) là phải vẽ đúng mẫu
-sau khi đã vẽ xong các khối, bạn dành ít nhất là năm phút để phân tích các mảng sáng tối, điều này rất quan trọng, bạn phải hoàn thành các yêu cầu sau : mảng nào sáng nhất, tối nhất, mảng nào sáng hơn mảng nào, mảng nào phản quang
-sau đó bạn hãy phân chia các mảng sáng , tối ra bằng những nét như vậy, nó sẽ giúp bạn đánh đúng chỗ 
2. Đánh bóng
đối với từng khối, trước tiên bạn hãy lên bóng làm nền, đánh từng nét dài phủ cả khối và phải song song, mỗi đường cách nhau khoảng 1,5 mm. Bạn có thể đánh những đường cong, không nhất thiết phải là đường thẳng, để chì nghiêng khoảng 40-45 độ, đánh nhạt. Lưu ý là không nên đánh từng mảng sáng, tối trong một khối, vì như vậy vừa gây mất thời gian, vừa không đẹp lại xấu nét chì vì bị đứt khúc.Bạn phân chia mảng nào là sáng nhất, trung gian sáng, trung gian tối và tối. Sau khi đã phủ lớp nền lên, bạn bắt đầu đánh những mảng sáng tối.Đánh từ tối lên sáng, muốn làm mảng nào đậm thì đánh nhiều lớp, không nên đè bút chì cho đậm để lên chỗ tối, vì như vậy bài sẽ bị đơ, thô và khó điều chỉnh sau khi đã hoàn thành bài.Bạn nên lưu ý là khi nhìn tổng thể một bài có nhiều khối, phần nào phản quang ( sáng nhất và thường nhỏ có người gọi là "chá") bạn phải để trắng hoàn toàn, những mẫu khác dù phần nào bạn thấy sáng nhưng cũng phải phủ lên một lớp mờ.Thêm một loại phản quang trong mảng tối thì bạn cũng đánh lên bình thường, tuy nhiên hơi nhạt so với phần tối, rồi sau đó phủ

một lớp đậm lên mảng tối đó ( bao gồm cả phần phản quang tối ). Và cũng cần phải nhấn chì đậm ở những góc , cạnh ( đối với các khối như hình lập phương), những phần mà bạn thấy nơi đó " sâu thẳm " tối nhất, như thế sẽ giúp bạn " đẩy khối ", làm nổi bật được khối và sẽ sinh động hơn. Bạn cần phải luyện cách đánh chì, mình nghĩ là không nên đánh kẻ ca rô, không đẹp cho lắm. Bạn nên nối các nét chì với nhau hay chồng lên nhau bằng những lớp mà khi nhìn tổng thể hai lớp bạn sẽ thấy chúng đan xen thành nhưng ô hình thoi nhỏ. Nếu muốn đánh đẹp thì bạn đánh sao cho các ô đó đều nhau và các nét chì đều nhau.
( còn tiếp...)

Dựng và lên bóng cho một bài khối tuy không đơn giản nhưng sẽ được nếu bạn cố gắng. Nếu bạn muốn có kiến thức cơ bản thì nên tìm đến những lớp học vẽ cơ bản. Nếu muốn theo ngành năng khiếu thì nên luyện thi năng khiếu vẽ từ sớm, sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều. Hiện tại TT mỹ thuật MS mình thấy có nhận dạy vẽ cơ bản, nhưng bạn nào không có điều kiện thì có thể tham khảo tại bài viết này.

Tạo không gian cho bài vẽ:
-Đường chân trời nên để sâu phía sau khối, phải đảm bảo là chân khối không trùng và sát với đường chân trời. Điều này giúp cho không có cảm giác khối bị đổ ra sau, không vững.
-Phía bên sáng của khối nên đánh nền đậm, phía bên tối nên đánh nhạt. Mục đích là không để phía bên tối nhất của khối trùng với nền.
-Nền có vải, nếp nhăn của vải đánh theo nguyên tắc sáng - tối - phản quang.
-Đối với khối: Gần đậm, xa mờ. Độ đậm dồn vào đường biên giới sáng tối.

Không gian trong bài vẽ cũng rất quan trọng vì vậy cần chú ý đến nó. 
Hiện tại khối là cơ bản nhất, sau đó sẽ áp dụng cho vẽ tĩnh vật chì.Luyện thi khối v thường chú ý đến không gian rất nhiều. Luyện thi vẽ cần tài liệu học vẽ nhưng tài liệu học vẽ có nhiều vì vậy người học nên chắt lọc, tránh học vẽ lan man. Chúc các bạn thành công.

Các bước đánh bóng khối 1

Các bước đánh bóng khối 2

Các bước đánh bóng khối 3

 

0976984729