Tài liệu tham khảo vẽ đầu tượng

Bài 1: VẼ ĐẦU TƯỢNG THẠCH CAO NAM THANH NIÊN

I. Yêu cầu:
– Đúng tỷ lệ, cấu tạo hình thể theo hướng mặt của tượng.
- Cách đánh bóng phù hợp với đặc điểm và nguồn chiếu sáng của tượng, chất mịn màng của da thịt (dù là tượng thạch cao).
- Thể hiện được không gian thực của mẫu cũng như tính tổng thể, bao quát của bài vẽ và giống đặc điểm mẫu.
- Diễn tả chất thạch cao.

II. Các bước vẽ:

1. Quan sát mẫu:
- Chú ý đến cách diễn tả đặc điểm của khuôn mặt thông qua mắt, mũi, miệng.
- Quan sát thật kỹ hướng nhìn của mẫu cũng như góc nhìn của người vẽ đối với mẫu.
2.Phác hình:
- Ứng dụng giống như bài vẽ tượng vạt mảng:
- Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai).
- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.
- Lưu ý thêm: phác nét hướng của trục ngang và trục dọc trên mẫu tùy vào góc nhìn của mẫu ( có thể đầu tượng hơi cúi xuống, hoặc nhìn quay ngang trái, phải…) chính xác để dễ dàng đáng bóng và diễn tả hình khối sau này.
3. Sử dụng dây dọi kiểm tra:
Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng giống như phương pháp ứng dụng trong bài vẽ tượng vạt mảng.

4. Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài:
- Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tương quan đậm nhạt của mẫu.
- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.
- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu.
*** Không như tượng vạt mảng, khi diễn tả mái tóc và các chi tiết bóng của mắt, mũi, miệng cần chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ để tạo sự sinh động cho bài vẽ cũng như “Tả chất” da thịt, tóc… và độ căng, tròn của khối.
- Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu.
- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.
Bài 2: Cách vẽ tượng thạch cao(tượng đầu người)
Để có 1 bài hình họa tốt tất yếu hình phải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi bạn phải đo kỷ và ngoài đo ra để có thể nhanh hơn trong việc dựng hình các bạn có thể dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộ phận.
Chú ý: công việc dựng hình đòi hỏi các bạn phải dựng tổng thế trước và dựng nhanh bằng các đường kỳ hà.
- Sau khi hoàn tất công việc dựng hình tiếp theo sẽ là phân mảng. Ban đầu sẽ là phân những mảng sáng tối lớn, rồi dần dần đi vào những mảng nhỏ hơn.
- Tíêp theo là lên bóng: lên bóng các bạn nên lê theo từng lớn, tập hợp nét nên dều nhau, khoảng cách các nét vừa đủ, không lớn lắm, củng kô sít nhau quá.
Lên hết mảng lớn từ trên xuống dưới (tránh tình trạng cứ đè một chổ mà đánh). Ở những mảng đậm hơn thì các bạn đè thêm một lớp nữa và nên đổi hướng của nét chì để tạo lưới hình thoi (không vuông). Cứ như vậy chổ nào tối hơn các bạn cứ thêm lớp nữa, khi bạn nhìn tổng thể bài màu chì đã hợp với màu da thịt thì nên dừng và bắt đầu đi sâu hơn như: lên tiếp các mảng đậm, tẩy nhẹ những mảng nhạt .v.v..v.
Trong quá trình này có thể các đường phân mảng của các bạn sẻ biến mất nên các bạn gợi nhẹ lại để thấy và bắt đầu chỉnh hình lại bằng những đường cong để hình mềm lại.
Chú ý: Phải phân biệt những nguồn sáng như sáng chính, bóng đổ, sáng phản quang. So sánh độ sáng nhất trong mảng sáng, độ sáng trong mảng tối .v.v.v. và đôi khi phải biết ăn gian, không nên cứ nhìn thấy gì vẽ cái đó.
- Cuối cùng sau khi đã hoàn tất bài ở dạng mảng khối bạn bắt đầu tả sâu vào chi tiết như mắt, mũi miệng, ngón tay……
Chú ý: – Gần tỏ, xa mờ: các đối tượng ở xa các bạn nên thả nhẹ.
- Không đi vào chi tiết khi chưa làm được những bước trên, vì nó sẽ làm mất điểm bài hình hoạ của bạn.
- Không quá tham lam tỉa tót.
Vì không có điều kiện tự minh hoạ nên các hình minh hoạ chưa thực tế đúng với những gì tôi nói.
Trên đây là một số kiến thức mà tôi biết được trong quá trình học hỏi của mình, mong nhận được sự góp ý từ phía các bạn để có được một bài viết về cách vẽ hình hoạ hoàn chỉnh hơn.
1 số kinh nghiệm
- Dựng hình: Không nói thì ai cũng phải biết rằng, một bài hình họa tốt thì đương nhiên hình phải tốt cái đã rồi nói chuyện gì thì nói. Các bạn dựng tổng thể trước, xác định những điểm chính, dựng phác họa nhanh bằng những hình kỉ hà rồi sau đó đi vào chi tiết sau.Công việc dựng hình đòi hỏi các bạn phải đo đạc cho tốt, so sánh thật kĩ. Ngoài ra các bạn còn phải dùng mắt quan sát so sanh các bộ phận với nhau xem đã đúng chưa (cái này tôi không thể dạy các bạn được, nó là khả năng và năng khiếu của các bạn). Dựa vào kiến thức về giải phẫu, các bạn sẽ hiểu và dựng hình chuẩn hơn. Đặc biệt lưu ý, khi dựng hình, các bạn không nên tẩy những nét phác đi, vì đó chính là cơ sở để các bạn kiểm tra lại hình xem đã đúng chưa.
Kiểm tra lại hình: Bước này rất quan trọng. Lúc này chính là lúc cần đến con mắt nhanh nhảu của các bạn. Dựa vào những hình kỉ hà và những nét phác khi dựng, hình dung trên đầu tượng cũng có những nét phác đó, kiểm tra nhanh xem những hình kỉ hà trên bài vẽ đã đồng dạng với những hình trên tượng chưa. Một vài điểm chính của tượng gần nhau sẽ tạo nên một hình tam giác hay hình tứ giác…, các bạn sẽ hình dung xem những hình tam giác hay tứ giác đó trên bài vẽ của mình đã đồng dạng với những hình tương ứng trên tượng chưa. Và tương tự với hai điểm chính nào đó sẽ tạo thành một đường chéo, kiểm tra xem các đường chéo đó đã tương ứng với những đường chéo trên tượng chưa…v.v…
Nói ra thì dài dòng thế thôi nhưng khi thực hiện các bước trên các bạn phải làm rất nhanh vì thời gian trong phòng thi không nhiều cho các bạn ngồi tỉ mỉ đâu.
- Phân mảng: Theo tôi thì công việc này nên làm song song với dựng hình, vì trong quá trình dựng hình cần phân mảng luôn để so sánh luôn với các mảng trên tượng xem có đông dạng không, xem có đúng với cấu trúc của tượng không (cái này chính là phần giải phẫu đấy). Lưu ý, công việc phân mảng trong quá trình dựng hình chỉ là phân mảng lớn (mảng chính) thôi. Sau khi dựng hình xong rồi ta sẽ dần dần đi vào những mảng nhỏ hơn. Trong quá trình phân mảng các bạn phải nhấn nháy ngay, để ý xa gần, chỗ gần thì cần nhấn tay hơn một chút, chỗ xa thì buông lỏng tay hơn. Trong quá trình nhấn nháy cần gạt qua một vài lớp chì để thấy được mảng miếng rõ hơn. Tất cả làm đều trên tượng để thấy được sự tương quan giữa các mảng miếng. Trong quá trình dựng hình hay phân mảng cũng thế, đôi khi có những cơ, những mảng mà trên tượng không hề có nhưng trên ý hiểu về giải phẫu các bạn nên mạnh dạn phác ra để bài vẽ thêm phần sinh động hơn, khỏe khoắn hơn, phong cách hơn.
- Lên bóng: Đã dựng hình và phân mảng xong, các bạn đi vào lên bóng cho tượng. Việc đầu tiên là các bạn cần hình dung lại cơ cấu của đầu tượng. Khi hiểu về cơ cấu của tượng các bạn sẽ hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Khi đánh bóng, các bạn nên lên theo từng lớp. Đầu tiên là các mảng lớn từ trên xuống dưới, ở những mảng đậm hơn thì các bạn đè thêm một lớp nữa và đổi hướng của nét khi đè thêm. Cứ như vậy, nếu mảng nào đậm hơn thì các bạn đè thêm một lớp nữa. Đặc biệt lưu ý, vừa đánh bóng các bạn vừa để ý lại hình và sửa lại luôn khi cần thiết, tất cả phải được lên đều và lên một cách từ từ, có như thế thì các bạn mới có được cái nhìn tổng thể bài vẽ của mình, kiểm soát được bài của mình. Tránh tình trạng một số bạn cứ cắm đầu cắm cổ vẽ tập trung vào một chỗ, xong lại sang chỗ khác vẽ tiếp.

 

0976984729