HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT QUỐC GIA ĐÃ TUYỂN CHỌN TÁC PHẨM CHO BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO ?

    Đó là câu hỏi mà tôi đoán chắc cho đến hôm nay, dù là người trong giới, cũng không mấy ai biết rõ, trừ người trong cuộc. Là chuyên viên nghiên cứu của bảo tàng, đã hơn 20 năm giúp việc Hội đồng nghệ thuật, tôi viết lại ít dòng hồi ức này để chúng ta cùng ôn lại những việc đã qua của nghành, để cùng nhau suy nghĩ , giúp ích phần nào cho công việc hôm nay.

      Tôi được họa sĩ – giám đốc bảo tàng mỹ thuật , kiêm viện trưởng viện mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung trao cho nhiệm vụ đi xem và nghiên cứu các triển lãm mỹ thuật từ trung ương đến các tỉnh thành, không loại trừ các xưởng họa của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhằm tập hợp dư luận, tiếp xúc và làm quen với tác giả, tác phẩm tạo cho mình có vốn nhận thức nghệ thuật và thói quen học tập để cuối cùng lập một danh sách tác phẩm, tác giả cho một giai đoạn nghệ thuật và đề xuất với hội đồng nghệ thuật xét duyệt, mua cho sưu tập bảo tàng mỹ thuật Việt Nam có tính lịch sử, vừa có chất lượng nghệ thuật theo từng thể loại .

      Hội đồng gồm 4 thành phần chủ yếu : Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam ( cơ quan chủ quan, quản lý tác phẩm). Hội mỹ thuật Việt Nam ( cơ quan quản lý hội viên chuyên ngành), trường Đại học mỹ thuật ( cơ quan đào tạo ), Vụ mỹ thuật ( cơ quan tổ chức – quản lý bộ văn hóa ). Cơ cấu hội đồng chủ tịch và các ủy viên, không có phó chủ tịch, chức vụ và cá nhân phụ trách đầu ngành. Gồm : Họa sĩ trần văn Cẩm, tổng thư ký hội mỹ thuật Việt Nam, chủ tịch hội đồng. Các ủy viên là các họa sĩ : Nguyễn Đỗ Cung , giám đốc bảo tàng kiêm trưởng viện mỹ thuật Việt Nam, Huỳnh văn Thuận vụ trưởng vụ mỹ thuật ( nay là cục mỹ thuật ): Trần Đình Thọ, hiệu trưởng đại học mỹ thuật Việt Nam. Đôi khi họa sĩ Trần Văn Cẩn vắng thì họa sĩ Mai văn Hiến hoặc họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, ủy viên thường vụ hội đại diện.

     Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung lấy đa số biểu quyết. Gặp trường hợp không thống nhất ý kiến, thì chủ tịch hội đồng sử dụng quyền quyết định hoặc quyền phủ quyết. Làm việc với hội đồng hơn 20 năm ( 1968- 1993) tôi ít thấy trường hợp chủ tịch phải sử dụng quyền phủ quyết. Thực tế khi có tác phẩm mà một hay vài ba ủy viên đề xuất, nhưng không được chủ tịch đồng ý tỏ thái độ im lặng đi qua tác phẩm, không dừng lại thảo luận, là đã hiểu tác phẩm bị từ chối.

       Về phần cá nhân ít nhiều tôi có tâm lý mặc cảm là cấp giúp việc, dù là chuyên viên nghiên cứu. Nên để cho phải phép, tôi thường đề nghị hội đồng chọn trước tác phẩm , để tôi ghi vào danh sách. Sau đó mới làm việc cụ thể từng trường hợp. Nhưng thật ngạc nhiên! Hội đồng lại đề nghị ngược lại : Anh cứ chọn và đề xuất trước , rồi hội đồng sẽ căn cứ vào đó sẽ thêm, bớt, xét duyệt sau. Lời ông chủ tịch và các ủy viên. Một cách trao trách nhiệm thật nặng và có văn hóa đầy ý nghĩa trân trọng , và cũng để cho người giúp việc được chủ động với công việc, tôi tự nhủ. Nhưng tôi cũng hiểu là “ Tránh được sự bất bất tiện vì thân quen mà đề xuất “ với các ủy viên. Dần dà tôi làm quen với công việc, tôi nhận ra cách “ đào tạo “ cán bộ trẻ của các đàn anh thật tế nhị và nhất quán. Trong ký ức, tôi thầm cám ơn họ, những người có văn hóa, có tri thức- hiểu người và hiểu mình trong công việc.

       Từ thực tế, dần dà tôi cũng thuộc gout thẩm mỹ từng vị. Cộng với được tham dự không ít các hội thảo truyển lãm , chuyên đề nghệ thuật đã nghe không ít lần các vị phát biểu, tôi càng hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật, hiểu được đường lối  văn hóa đảng, phương pháp nghệ thuật hiện thực XHCN với phương châm dân tộc …. Kết quả bảo tàng đã đề xuất mua được những sưu tập nghệ thuật cận – hiện đại tương đối chuẩn về thời kỳ lịch sử- từ mỹ thuật Đông Dương đến các giai đoạn kháng chiến, hòa bình, thống nhất, cho đến ngày đổi mới toàn diện.

       Điều tôi rất ấn tượng là các thành viên hội đồng nghệ thuật quốc gia đều là những người đã được đào tạo chính quy ( tại trường mỹ thuật Đông Dương).Họ đều có kiến thức nền rất cơ bản về nghệ thuật. Họ không lầm lẫn trong tuyển trọn tác phẩm, tác giả. Không có tác phẩm nào đề xuất nhầm là tranh chép, tranh nhái, hay tranh bị ảnh hưởng ngoại lai đến mức lộ liễu như hội đồng ngày nay đã chọn nhầm và phát giải nhầm tại các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, Mỹ thuật thủ đô. Gần đây là “ Triển lãm mỹ thuật trẻ” tổ chức tại trung tâm văn hóa vân hồ ( đầu tháng 1/ 2011) Hội đồng vẫn chọn nhầm phải tranh nhái, tranh chép, đến mức liên tục. Có phải vì các thành viên thiếu kiến thức , thiếu thông tin khu vực và thế giới?

      Rõ ràng hội đồng mỹ thuật quốc gia của lớp cha anh đã có những cặp mắt tinh tường hơn hẳn chúng ta hôm nay . Họ như một dàn nhạc có nhạc trưởng và các ủy viên đều có trình độ . không lầm giữa thật và giả, không để sót một nhạc công, hay một nhạc cụ nào đi lạc khỏi dàn hợp xướng. Xin dẫn ra một trường hợp cụ thể để chúng ta cùng suy nghĩ thời kỳ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bị đưa ra pháp trường sử bắn dưới thời mỹ- ngụy , đồng bào và nghệ sĩ cả nước xúc động, căm thù. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ bức tranh lịch sử “ Nguyễn Văn Trỗi bị sử bắn “ ( sơn dầu cỡ trung ). Bức tranh hoàn thành, vừa đưa ra giới thiệu đã rộn lên dư luận là tranh bị ảnh hưởng quá rõ tác phẩm sử bắn của họa sĩ Tây Ban Nha những năm đầu thế kỉ XIX. Là người phục thiện, lại đứng đầu nghành, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã tự giác bỏ ý định công bố tác phẩm . Một bào học cần rút kinh nghiệm cho người nghệ sĩ.

       Một trường hợp nữa. Đó là bức tranh Tiếng đàn ngoài chợ ( sơn dầu) của họa sĩ Trọng Kiệm. Ông tâm sự với tôi” bức tranh của mình bị ông Nguyễn Đỗ Cung, giám đốc bảo tàng, ủy viên hội phê là “ ảnh hưởng Va Gpgh, ít sáng tạo” Mình hiểu ra, nên cũng thôi,  không giới thiệu nữa- Lời họa sĩ Trọng Kiệm.

      Sự thật vốn đã quan trọng. Nhưng với người nghệ sĩ sáng tác sự thật nghệ thuật còn quan trọng hơn nhiều. Bởi sự thật đó, chính là tiếng nói của lương tâm, của cá tính của tài năng, cũng như danh dự và đạo đức của người nghệ sĩ. Nói như Addison Parks, họa sĩ nhà phê bình mỹ “ sáng tạo là sức mạnh của bạn. Làm họa sĩ giỏi là một vân đề tính cách, chứ không phải do kỹ xảo. Hãy làm người đã rồi mới làm họa sĩ. Như thế nghệ thuật mới có ý nghĩa”.

     Một việc nữa đáng nhớ trong kí ức của tôi. Đó là việc định giá mua tác phẩm. Hội đồng không đặt giá. Bảo tàng tự quyết định. Mà bảo tàng thì họa sĩ – nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung cũng giao cho tôi lập danh sách, làm giá.Ông chỉ già soát lại tên tác giả, tác phẩm lần cuối. Cái nào thấy cần thêm hay bớt giáthì ông mới lấy mẩu bút trì có sãn trong túi ra ghi một cách thận trọng ở cột chú thích. Sau đó ông nêu ra một vài lý do, nhận xét về tác giả, tác phẩm rất nhẹ nhàng mà thâm thúy. Tôi hiểu đó là chỉ thị truyền đạt của người đững đầu cơ quan. Một trường hợp mà tôi nhớ mãi ông đề nghị sửa giá bức họa màu bột vẽ về đề tại nông nghiệp của họa sĩ D.H.M, bức kí họa V.T.C vẽ về trận địa dân quân gác máy bay giặc Mỹ ( cả hai đều là họa sĩ mỹ thuật Đông Dương ). Ông hạ giá bức của họa sĩ D.H.M  và tăng giá của bức họa sĩ D.H.M  và bức ký họa bút sắt. Ông tâm sự riêng với tôi một cách thật hài hước, sâu cay : Có những thằng tiền vứt qua cửa sổ, sổ tiết kiệm gửi khắp 5 cửa ô , mà tài năng cũng chỉ có hạn. Ngược lại, người có tài, tiền cũng không dư dật gì lại là người có trọng trách, thì theo ta nên tăng giá lên . Ông nói là tự tay sửa lại giá tiền rồi hỏi lại tôi” đồng chí thấy như thế có được không ?” tôi hơi lạnh người . Nhưng cũng đã hiểu và quen với những nhận xét hóm hỉnh- sâu cay, của ông qua không ít qua công việc được giao và những nhân vật mà ông đã thuộc , đã từng phác họa họ cho tôi nghe những nét chấm phá thật hài hước, điển hình rồi. Vì sao tôi đề giá tác phẩm tương đối chính xác mà không phải tham khảo ai, ngoài tài vụ cơ quan  ? Đơn giản, vì kinh phí bộ văn hóa cấp cho bảo tàng là kinh phí cố định từng quý.

         Trên cơ sở ấy mua bao nhiêu tác phẩm, thì cứ “ liệu cơm gắp mắm ”, chia thế nào cho vừa số tiền được cấp là được . Gía mua thường khiêm tốn, rất thấp. Nhưng cũng rất sát với thực tế ngân sách và đời sống họa sĩ bao cấp. Các tác giả tự bằng lòng. Hầu như không trường hợp nào khiếu nại hay từ chối bán tác phẩm. Ngược lại, còn thấy có sự vinh dự, vì tác phẩm được mua, được lưu giữ tại bảo tàng, lại có công đóng góp vào sự nghiệp chung nữa.

         Về chế độ thù lao của hội đồng, cũng chẳng có đãi ngộ ưu tiên gì. Các buổi trực tiếp tại triển lãm hoặc hội họp ở bảo tàng, bồ dưỡng thường chỉ có cà phê, thuốc lá, bánh bích quy gia công, lạc rang, chuối tiêu. Sang hơn nữa thì có giò chả, bánh mỳ, rượu chanh hoặc rượu cam xanh đỏ. Họp tất niên thì từ chủ tịch đến các ủy viên mỗi người được tặng một túi quà nhỏ, kèm một chút tiền ít ỏi “ phong bao”, gọi là mừng tuổi năm mới theo tập tục cổ truyền. Thế mà guồng máy công nghiệp vẫn chạy đều, ít có sự ca thán này nọ về sự mua bán , đãi ngộ thiếu công tâm, công bằng, khác hẳn với ngày nay luôn rộn lên về hội đồn chọn tranh tượng phát thưởng thiếu chính xác, thiếu scông bằng.

       Trừ trường hợp tác phẩm mua của tư nhân (  đa phần sáng tác trước cách mạng). Họ thường đưa ra yêu sách, đặt giá cao, theo thỏa thuận. Bảo tàng phải xin kinh phí bộ văn hóa ngoài kế hoạch. Hội đồng cũng không phải xét duyệt. Tác phẩm đó giám đốc bảo tàng quyết định . Cụ thể đã duyệt mua tác phẩm của các danh họa như Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Lê Huy Miến, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Nguyễn Khang, Phạm Gia Giang, Vũ Cao Đàm, Vũ Văn Thu, Đỗ Đức Thuận, Tôn Thất Đào…v..v.v..

 

 

0976984729