Ấn Độ toàn cảnh
Thị giác và tâm trí những can thiệp mới trong nghệ thuật Ấn Độ đương đại, toàn bộ lịch sử nghệ thuật là lịch sử của các phương thức càm nhận thị giác, là lịch sử của rất nhiều cách thức con người đã nhìn nhận thế giới. người ngây thơ thì có thể phẩn đối rằng, chỉ có một cách nhìn nhận thế giới đó là cách nó được thể hiện ra trước tầm nhìn trực tiếp của người đó. Nhưng không phải vậ chúng ta nhìn thấy cái mà chúng ta học để thấy, và thị giác trở thành một thói quen , một tập quán hay một sự lựa chọn cục bộ từ tổng thể những gì cần phải nhìn thấy cộng với một tóm tắt méo mó phần còn lại. Chúng ta nhìn thấy cái mà chúng ta muốn thấy lại được xác định không phải bằng những định luật quang học tất yếu, hay thậm chí bằng bản năng sinh tồn, mà bởi khát vọng khám phá hoặc xây dựng một thế giới đáng tin. Cái mà chúng ta nhìn thấy phải được làm cho thật. Nghệ thuật, theo cách đó trở thành việc kiến tạo hiện thực.Để làm rõ nguyên nhân trên thì ta phải hiểu là mắt không nhìn thấy được.cái mà trí óc không biết . Nghệ thuật đương đại nói chung đủ để khởi động một cuộc tranh luận và khiến mọi người phát cuồng lên vì những gì họ có thể nhìn thấy trước mắt. Đó là bởi nỗi sợ về chân lý chưa biết, chưa được khám phá, khó hiểu, thường đối chọi nhau ở các cách thức và phương tiện mà không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Những tác phẩm gây sốc, thường phi ký và tạo dựng một cách có ý thức kiểu thế- vốn sử dụng các vật thể theo đúng nghĩa truyền thống của từ này – không đạt tiêu chuẩn nghệ thuật, ám ảnh những khán giả chưa từng bao giờ đến bảo tàng chứ chưa nói tới là tranh, và đây thường lại là tình huống xảy ra với hầu hết mọi người.
Mời các bạn tải về bài chi tiết tại đây