La Mã cổ đại (phần 2)
Một đám cưới La Mã vào thời La Mã những cuộc hôn nhân thường diễn ra thường có lý do chính trị hay tài chính. Vào ngày cưới chú rể cùng với gia đình và bạn bè anh ta đến nhà cô dâu và đám cưới diễn ra ở sân hay ở một đền thờ gần đó. Họ giết con vật để cúng và xem điềm báo để đoán chắc rằng thần linh đã chấp thuận hay chưa. Cô dâu chú rể cùng thề nguyện và bắt tay nhau vậy là thành vợ thành chồng. Những vị thần hộ mệnh cho gia đình, hầu hết người La Mã sùng kính nhiều vị thần , đặc biệt là các thần linh riêng bảo vệ cho mỗi gia đình khỏi tai họa. Mỗi nhà có điện thờ để cúng bái hàng ngày. Nó cũng rất quan trọng để nhớ tới tổ tiên gia đình. Các gia đình nguyên lão nghị viên lưu giữ các mặt nạ bằng sáp hay chân dung của tổ tiên và hầu hết mọi người thường tới các sinh phần của dòng họ để bày tỏ lòng tôn kính đối với những người đã khuất. Các cựu nô lệ tận tụy. Người La Mã thường có quan hệ rất tốt với các nô lện của họ và sau khi giải phóng nô lệ, họ trở thành người đỡ đầu. Lăng mộ bằng đá cẩm thạch này cho thấy Lucius Antistius Sarculo và vợ ông ta, Antistia, được đóng trong khung bằng xà cừ biểu thị là họ đã chết. Ký tự lưu lại cho thấy rằng nó được Rufus và Anthus, hai nô lệ được giải phóng dựng lên để tưởng nhớ những người đỡ đầu rất xứng đáng của họ. Rõ ràng Rufus và Anthus rất ngưỡng mộ chủ cũ và chính họ đã trở nên giàu có mới có thể xây dựng một tượng đài lộng lẫy như vậy. Thậm chí thú vị hơn nữa, Antistia xưa kia đã từng là nô lệ. Antistius đã giải phóng cô và sau đó lấy cô làm vợ.