Cấu thành hình lập thể khối

cau thanh hinh lap the khoi 1

cau thanh hinh lap the khoi 2

        Nói về sự cấu thành hình khối , tức là trong hoạt động tạo hình không gian ba chiều, vận dụng các vật liệu khác nhau, dựa vào yếu tố tạo hình theo một quy tắc nhất định tổ hợp với nhau tạo thành vật thể đẹp ( mỹ ).

       Đối tượng nghiên cứu cấu thành khối. Trước hết từ những yếu tố hình thành như điểm (chấm), đường nét, mặt ( diện), khối, trong không gian 3 chiều là khác với yếu tố cáu thành mặt phẳng ( điểm, đường nét, diện là thuộc nhóm không, hay không gian 2 chiều ) Ngoài ra đối tượng nghiên cứu là vật liệu dùng để tạo hình khối, chẳng hạn như gỗ, giấy, nhựa ( chất dẻo) hay giây thừng , sắt thép….. mỗi loài vật liệu khác nhau thì mỗi độ cứng, trọng lượng và cảm nhận về chất liệu có đặc tính khác, do đặc tính khác biệt về tính chất của chúng nên việc lựa chọn phương pháp gia công và thủ pháp có khác nhau.

       Nội dung cấu thành hình khối, là vấn đề nghiên cứu tạo hình không gian 3 chiều. Tức : một vật thể hình khối không những có thể nhìn chúng từ góc độ chính diện, từ mặt  bên, từ trên xuống và từ dưới lên. Mục đích của việc học tập tạo hình khối là nắm vững kỹ năng và kiến thức cơ bản trong thiết kế tạo hình khối, nghiên cứu nắm bắt được quy luật phổ biến về hình thái của chúng. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong  tạo hình, nâng cao kiến thức nhận biết về quy luật đẹp về hình thức. Nó là giáo án cơ bản cho học sinh học thiết kế và kiến trúc chuyên nghiệp cần phải học.

cau thanh hinh lap the khoi  3

      I. Điểm, đường nét, diện , khối.

   1. Trong hình học, điểm đưuọc định nghĩa là chỉ có vị trí, không có khái niệm lớn hay nhỏ, còn đường nét là quỹ tích dịch chuyển của điểm ( chấm ), còn diện là quỹ tích dịch chuyển của đường nét, còn hình khối là quỹ tích dịch chuyển của diện hình thành khối. Thế nhưng chúng ta nghiên cứu sự cấu thành khối ở đây là thực thể có không gian 3 chiều ( chiều dài, chiều rộng, và dày ). Để nắm bắt được những yếu tố cơ bản về điểm, diện, đường nét, trong hoạt động tạo hình, ta phải trực quan hóa khái niệm về điểm , đường nét, và diện trong hình học thể hiện được thực thể có chất thực tế, có không gian ba chiều mà thị giác cảm nhận là sờ mó được , nhìn thấy được.

    2. Cơ chế ( cơ lý )

      Cấu hình hình khối là vận dụng vật liệu để biểu hiện, cơ chế ở đây là chỉ cấu trúc hoa văn, tố chất của mặt vật liệu đó ra sao. Chẳng hạn như vân hoa của giấy vẽ khác với vân hoa của vật liệu gỗ, vật liệu gỗ lại khác hẳn với vật liệu nhựa hay sắt thép….v.v..v…

      Trong cơ lý lại chia ra thành loại có lý nhìn thấy và loại có lý xúc giác tiếp xúc , vế trước thì thông qua thị giác là ta cảm nhận được , còn phần sau phải thông qua việc tiếp xúc ( sờ) mới cảm nhận được.

     3. Không gian

     Không gian ở đây là chỉ phần không khí ảo ngoài thực thể, chẳng hạn như hình thái không gian phía ngoài vật kiến trúc. Tuy nó không thể dùng tay sờ mó được, nhưng con mắt  ta lại có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó, nhưng lại rất khó rành mạch phân chia hình thái không gian của chúng, bởi thể loại không gian này được cho là khôn gian vô hạn. Còn trong cấu thành không gian khối ta nói ở đây là không gian giới hạn ta cần nghiên cứu. Không gian giới hạn ở đây là giữa vật thể và vật thể hình như tồn tại một lực hấp dẫn đó sản sinh ra liên tưởng với cảnh ngoài bởi có sự tồn tại của vật thể và vật thể ,không gian cũng bởi thế cảm thấy bị giới hạn, chẳng hạn căn nhà của chúng ta được bao quanh bởi các bức tường, tường vây thành một không gian bên trong nó, chính vì bức tường đó ( thực thể) mà nó ngăn cách không gian đó mà có được không gian giới hạn bên trong căn nhà.

cau thanh hinh lap the khoi  4

      II. Yếu tố mỹ cảm cấu thành khối.

     Một tác phẩm cấu thành thành công cần phải có giá trị thẩm mỹ nhất định của nó. Còn quy tắc mỹ học trong thiết kế sẽ là hình thức thể hiện cái đẹp trong thiết kế . Nó chỉ ra các yếu tố và hình thái tạo hình, cấu hình phù hợp với quy luật và nguyên tắc của nó để biểu đạt tính đặc trưng của thẩm mỹ.

     Phép tắc về hình thức thể hiện cái đẹp có mấy mặt sau đây :

     1. Đối xứng và đồng đều ( cân bằng )

     Đối xứng là lấy đường trung tâm để phân chia, trên dưới, phải trái, hình thể đồng đều về các phần, trong thiên nhiên có thể con người, thú vật  hay, và côn trùng,…. Đều đối xứng.

    Còn cân bằng được phân chia thành đường trục trung tâm hay điểm trung tâm để duy trì sự cân bằng về lực, hình  thái bên phải và trái khác nhau, nhưng đứng về hướng thì nó lại cho thị giác ta là nó tương đương nhau. Chẳng hạn như động thái ta ném một vật thể nào đó đều thuộc động thái đồng đều ( cân bằng)

    2. Đối chiếu và điều hòa.

     Đối chiếu tức là sự khác nhau về yếu tố tạo thành  các loại cấu thành, còn điều hòa là yếu tố cấu thành tương đối như nhau, chúng tồn tại tương ứng với nhau.

     Trong cấu thành hình khối sự đối chiếu về hình thể có phân chia to nhỏ, cao thấp, dài ngắn, vuông , tròn..v…v.v. còn về đối chiếu hướng, có trên dưới, phải trái, trước sau, hướng sau lưng…v..v.v..  Sự so sánh về màu thì có sáng tối, nóng lạnh..v..v.v Sự so sánh cho ta cảm giác sinh động, linh hoạt ( hoạt bát )

      Trong cấu thành hình khối sự điều hòa có thể nhận được từ các loại vật liệu dạng dây,hình thái, màu sắc và thứ cho ta cảm nhận là chất liệu và các loại tính chất tương đương. So sánh và điều hòa là một thủ phát quan trọng trong biến hóa và thống nhất.

    3. Tiết tấu và âm luật

     Yếu tố cấu thành thể hiện một cách có quy luật và lặp lại nhiều sẽ tạo nên tiết tấu, còn có tuần tự lặp lại nhiều cho ta cảm giác tiết tấu, Còn âm luật là các yếu tố cấu thành liên tục và lặp lại nhiều lần hình thành sự biến hóa thăng trầm mạnh và yếu, nghiêng ngả đứng đó.

     4. Tỷ lệ và bền vững

    - Tỷ lệ : là chỉ mối tương quan về to nhỏ, cao, rộng, dài giữa chính thể vật thể với cục bộ hay với cục bộ . Việc vận dụng tỷ lệ thích đáng cho ta cảm nhận được sự cân đối, hài hòa và cho ta mỹ cảm và hứng khởi.

     Tỷ lệ có nhiều dạng hình thái, điển hình nhất là việc phân chia vòng theo tỷ lệ mà người lạp cổ đại đã vận dụng , ngày nay cách phân chia vòng đó đã được ứng dụng vào trong xây dựng , điêu khắc , hội họa và trong mỹ nghệ thực dụng. Trong cuộc sống hiện đại bây giờ, quy tắc phân chia vòng có quan hệ mật thiết trong sản phẩm công nghiệp như tủ lạnh, ti vi màu và phương tiện nghe.

     - Bền vững : Trong cấu thành hình khối thì sự bền vững của hình thể là cực kỳ quan trọng, muốn hình thể bền vững ( vững vàng) trước hết hình thể phải phải phù hợp với quy luật trọng tâm, tức là bất cứ một vật thể nào đều có phần mặt đỡ, thường thường mặt đỡ càng lớn thì càng vững vàng, trọng tâm càng thấp thì càng vững chắc, ngoài ra vật liệu được dùng ở dây phải có cường lực nhất định, kết cấu chắc chắn, nếu vật liệu không chắc khỏe , kết cấu không vững chắc thì hình thể sẽ không bền. Ta nói ở trên là chỉ tính chất có lý của vật liệu. Còn trong kinh nghiệm về thị giác còn có sự vững trãi về thị giác mà ta cảm nhận được, tức là cân bằng được phán đoán do tác động của thị giác nhìn thấy một cách quen sẵn về tình cảnh đó, cuối cùng là sự cảm nhận vật thể đó cân bằng ổn định theo thị giác và tâm lý con người.

     5. Sự lặp lại và Chuyển biến.

     Sự trùng lặp ở đây, nghĩa là những yếu tố cấu thành giống nhau hoặc tương tự nhau xuất hiện trùng lặp nhiều lần , nhằm đặt được thống nhất về hình thức. Đặc trưng của nó là ở chỗ, yếu tố cấu thành trong sáng lúc đơn thuần là theo thứ tự và tiết tấu của chúng.

     Hình thức lặp lại  ( trùng lặp) còn có thể chia thành 2 loại lặp lại đơn thuần và lặp lại trong biến hóa. Đơn thuần lặp lại là chỉ yếu tố là chỉ yếu tố của cấu thành đơn giản là lặp lại nhiều lần, cho ta cảm giác thực chất và đoan trang. Còn sự lặp lại trong biến hóa là chỉ yếu tố cấu thành vận dụng trong sắp xếp về khoảng cách khác nhau cho ta một không khí hoạt bát, sinh động.

    Chuyển biến ( biến đổi dần ) tức là yếu tố cấu thành từ to nhỏ dần, từ rộng rồi hẹp dần thưa dần một cách liên tiếp với sắp xếp có thứ tự. Chuyển biến là một hiện tượng quy luật rất mạnh mẽ. Thủ thuật của sự trùng lặp có thể làm cho những yếu tố đối lập nhau dần qua độ sáng mối tương quan thống nhất. Dần dần cho ta nhận được cái đẹp mềm mại, hàm xúc tình tứ.

cau thanh hinh lap the khoi  5

        III. Phân loại và chế tác sự cấu thành khối.

     Tiến thành phân loại sự cấu thành khối là dựa vào vật liệu, nói tóm lại, đại thể có thể chia làm 3 loại, một là cấu thành từ vật liệu dạng dây, từ vật liệu phẳng ( diện), và cấu thành từ thanh miếng,tảng

      1. Cấu thành từ vật liệu dạng dây.

     Vật liệu dạng dây cấu thành hình khối là một loại kết cấu thành hết sức quan trọng, Dây có thể chia làm 2 loại , dây thẳng và dây cong. Dây thẳng cho ta cảm giác rất rõ ràng khỏe, chắc , còn dây cong cho ta  cảm giác là mềm mại, yểu điệu mềm nhẹ. Bản thân vật liệu dây không có công năng biểu hiện sự chiếm cứ một không gian nhất định , nhưng một khi dây được sắp xếp thứ tự tập hợp trên bề mặt ( diện) sẽ được mật độ dầy đặc sẽ cho ta hiệu quả về diện xuất hiện. Khoảng cách đây mau và thưa có thể tạo nên tiết tấu , sự sắp xếp tiên tiến theo thứ tự, có thể hình thành âm luật. Nếu diện mà do ta cho sắp xếp theo thứ tự mà hình thành được quây lại, tạo thành không gian khép kín ( vây kín ) như vậy sự hình thành từ vật liệu dây sẽ cho ta một không gian hình khối.

      Sự cấu thành từ vật liệu dây lại chia làm 2 loại, loại hình thành bởi dây mềm và vật liệu dây cứng.

      a) Cấu thành bởi dây mềm ( vật liệu mềm )

     Vật liệu dây mềm có thể là : sợi hóa học, đay, hay tơ tằm, ngoài ra các vật liệu dây mềm bằng sắt thép, dây đồng và nhôm có coi là vật liệu dây mềm.

    Cấu thành hình khối bằng vật liệu mềm, thì khi thiết kế phải lưu ý đến phần khung giá đỡ, tạo hình khung giá đỡ với kết cấu tạo hình có thể tự do lựa chọn, nhưng phải nằm trong khuôn khổ sự chỉ đạo về thẩm mỹ, nó là sự đối ứng thống nhất. câm đối thăng bằng, khung giá đẹp sẽ là cơ sở tốt cho việc hoàn thành công việc tạo hình khối đẹp về sau. Có điều phải chú  ý sự cấu thành từ vật liệu dây mềm thường phải dùng dây cứng để làm xương cốt cho chúng, xương cốt phải vững chắc như trong hình( 23-17-33)

     Những bước cấu thành của vật liệu dây mềm:

     - Trước hết phải làm khung giá đỡ và có biến đổi được.

     - Kéo dây mềm theo yêu cầu của thiết kế, dây biến hóa phải có tiết tấu, có cảm giác có âm luật ( tham khảo hình vẽ từ 23-1 và 23-2 ).

cau thanh hinh lap the khoi  6

2. Cấu thành bởi dây cứng ( vật liệu cứng).

    Vật liệu cứng thường dùng trong cấu thành bằng gỗ, bằng thanh kim loại hay thanh bằng thủy tinh có độ cứng nhất định. Trước khi cấu thành khối ta đã phải suy tư kỹ , xem tốn bao nhiêu đơn vị đơn nguyên để cấu thành khung giá, rồi từ mỗi đơn nguyên đó theo nguyên tắc nhất định tổ hợp chúng lại với nhau tại thành một tác phẩm hình khối hợp lý thú vị mà có cảm giác mỹ miều( tham khảo hình 34-39)

        Bước cấu thành bởi dây cứng( vật liệu dây cứng)

        -  Trước tiên phải chuẩn bị sẵn một số thanh gỗ , sau đó đem chúng tổ hợp thành hình tam giác , lấy kẹo dừa trắng dán chúng lại với nhau cho chắc chắn( tham khảo hình 36 -1)

        - Đem những hình tam giác đó chồng lên nhau một cách thỏa đáng, từ đó ta sẽ được hình thể biến đổi theo thứ tự ( tham khảo những bước theo hình ( 36-2).

cau thanh hinh lap the khoi  7

      3. Câu thành diện ( mặt phẳng )

      Khái niệm về diện thì ở chương 1 ta đã giới thiệu rồi . Nó là quỹ tích của sự di chuyển của đường nét, nó cho ta một cảm giác có biến biên độ, là yếu tố vật có hai chiều không gian dài, rộng. Không gian tạo hình khối mà do vật liệu cấu thành từ diện là nằm ở giữa vật liệu dây và vật liệu thanh, đặc điểm của nó là mạnh mẽ, rõ ràng hơn về hạn định không gian so với dùng vật liệu dây, nhưng lại yếu hơn so với dùng vật liệu tấm. Trong cuộc sống thường ngày ta thấy ô tô hay tủ lạnh …v.v.. đều là hình khối có không gian nội tại mà do diện quây lại thành….

      Vật liệu dùng trong diện ( mặt phẳng) có rất nhiều chủng loại như, giấy bìa trắng , giấy thổi, tấm nhựa thủy tinh hữu cơ, vạn ép..v..v.v. Việc học trên lớp, xét về mặt kinh tế, thực dụng và tiện cho việc gia công thường dùng giấy và ván ép…v.v.v.

      Trong bài tập tạo hình khối, trước tiên luyện tập từ giấy, từ giấy phẳng ta tạo thành khối, trước hết ta làm cho giấy phẳng có sự lồi lõm, bằng thủ pháp đó khiến nó cấu thành hình khối, nhưng bước làm có vài cách sau. Gấp ( có loại gấp cần cắt xén, loại không cần cắt xén), uốn khúc( uốn, khúc, gấp khúc, cuộn căng) …..Luyện tập

   1) Gấp hình đơn bằng giấy ( luyện tập tạo nửa hình khối)

      Gấp không cắt xén : dùng một tờ giấy trắng 10cm x 10cm hinhg vuông , dùng bút chì phác ra những đường nét cần gấp theo thiết kế tạo hình ở mặt sau( đường nét ngắt quãng là đường nét gấp, còn đường nét liền là đường nét cần cắt xén ), sau đó dùng lưng sống dao mỹ nghệ hay bút sắt gắn theo đường bút chì và tiếp theo là gấp theo đường hằn đó ( tham khảo hình 40-1 – 52).

      Gấp có cắt xén : lấy một tờ giấy vuông 10cm x 10cm ở vị trí giữa tờ giấy gạch một đường thẳng song song với một cạnh mép giấy, chiều dài của đường đó không làm việc giới hạn việc gấp giấy lồi lõm để cấu thành theo b iến hóa ( biến đổi). Thông qua việc luyện tập này ta nắm được quy luật về cấu thành ( xem hình 41- 1-51 )

     2) Kỹ năng gấp chồng liên tiếp ----  gấp mình rắn ( không cắt xén )

      Lấy một tờ giấy, kích thước to nhỏ tùy vào yêu cầu của mình mà quyết định, không cắt xén mục đích là thông qua kỹ năng gấp đè chồng để mang lại hiệu quả như phù điêu. Việc gấp chồng tạo thành mình rắn có nếp vẩy rắn, bởi vậy gọi là gấp mình rắn ( xem hình 55-58).

cau thanh hinh lap the khoi  8

         3) Thiết kế hình trụ

      Kết cấu hình trụ được dựng nên bởi giấy vẽ trắng uốn cong lượn và gấp chồng nhau , bởi vậy được coi là từ vật liệu diện tạo nên. Hình khối trụ có thể là hình trụ tròn hay hình trụ vuông.v….v…, hình trụ tròn được hình thành sau khi uốn cong vật liệu từ diện còn trụ vuông thì sau khi gấp vật liệu diện được gấp chồng. Sau khi hai đầu trụ bịt kín ta sẽ được khối trụ với không gian kín.

      Sự biến đổi của khối trụ có thể tiến hành bằng 3 phương diện

     a) Biến đổi mép trụ :

      Sự biến đổi mép trụ là sự gia công bằng tay cắt xén gấp, mở của , gấp ngược, khiến cho hình thể hình trụ có sự biến đổi ( hình 59 -2 là trên 4 cạnh của khối tiến hành cắt xén hình tròn ) sau đó bộ phạn được xén cắt gấp vào bên trong khiến hco mép trụ biến đổi lồi lõm và lại những cạnh kế bên sau khi cắt xén có hình thái đan sai lệch vị trí tạo nên một dạng có thứ tự ( tuần tự ) cho ta cảm giác có tiết tấu và âm luật. Xin chú ý biên độ biến đổi của mép trụ của khối là rất lớn, hình thái mặt bằng của tác phẩm khối trụ cũng có sự biến đổi tương ứng. Khiến cả khối tạo hình lung linh như xuất rộng nhẹ nhõm, hình thái rất mỹ miều ( xem hình 50, 60,61,67,70,73 )

     b) Sự biến đổi mặt trụ :

       Sự biến đổi mặt trụ là phương cách gia công và sự biến đổi mép trụ không khác nhau là mấy , tức là sau khi tiến hành mở cửa sổ xén cắt, gấp rồi gấp ngược lại và thêm thắt thủ pháp cần thiết khiến cho mặt của hình trụ có sự thay đổi. Chẳng hạn như hình 69 là sự biến đổi về mặt trụ trên mặt trụ rạch mấy đường khoảng cách bằng nhau vuông góc với cạnh. Nhưng cao thấp lên xuống khác nhau sau đó cắt đứt một đầu, lấy đường cắt phần cuồn thành hình tròn , bởi độ dài ngắn của sợi cắt có khác nhau, cho nên cuộn giấy tròn đó lớn nhỏ  từ trên xuống dưới ( tham khảo hình 60-75).

     c) Sự biến đổi đầu trụ

     Thông qua việc cắt xén gấp , gấp ngược lại và hàng loại thủ pháp khác làm cho đầu khối trụ có sự biến đổi khác nhau ( xem hình 61,64,65,67,68,69,72,72,73,74,75,)

cau thanh hinh lap the khoi  9

    4) Xếp lớp mặt

     Dùng những tấm nguyên liệu có độ dầy nhất định, cắt ra thành một số hình cơ bản, những hình cơ bản đó có thể như nhau , cũng có thể là tương tụ nhau, sau đó theo thứ tụ sắp xếp lại. giữa hình cơ bản và hình có thể có khoảng cách như nhau, mà cũng có thể là sắp xếp theo tiệm để tạo nên hình khối mới có không gian ( hình 86, 87,88,90,96,99

 

cau thanh hinh lap the khoi  10

cau thanh hinh lap the khoi  11

     5) Sự cấu thành hình khối nhiều mặt.

     Mới bắt đầu làm quen với khối nhiều mặt, cho ta cảm giác rất phức tạp, một tờ giấy phẳng để tạo được thành 20 mặt , 32 mặt thậm chí còn nhiều hơn nữa của khối hình cầu vậy làm thế nào đây ? thực ra hình khối có phức tạp đến mấy cũng phải từ hình cơ bản đơn giản qua biến đổi hình thành hình khối đa diện, dưới đây xin giới thiệu từ hình cơ bản triển khai với dạng bản vẽ và một số thủ pháp gia công bằng tay.

     1. Từ hình có bản triển khai thành hình mở

      - Hình khối 4 mặt                         - Hình khối 14 mặt, cạnh bằng nhau

      - Hình khối 6 mặt bằng nhau         - Hình khối 14 mặt, cạnh bằng nhau

      - Hình khối 8 mặt bằng nhau          - Hình khối 12 mặt, cạnh bằng nhau

      - Hình khối 26 mặt bằng nhau          - Hình khối 20 mặt chính diện

     ( xem hình phụ )

cau thanh hinh lap the khoi  12

      2. Thủ pháp cơ bản và yếu tố biến đổi khối nhiều mặt.

       - Sự biến đổi về diện( mặt )

       Tiến hành mở cửa sổ trên diện của hình khối ( nhiều mặt )phụ thêm bước biến đổi phần lõm thì vào và phần lồi thì ra ….v..v…

     a) Mở cửa số tức là trên mặt phần của mặt cắt ( khoét) ra một của sổ theo yêu cầu còn thiết kế ( giấy của sổ) ( xem hình 108,109 )

     b) Phụ thêm tức là trên mặt có thêm hình thái khác, khiến cho mặt của khối càng biến hóa phong phú hơn, càng đậm đà hơn ( hình 14)

     c) Lõm và lồi ra tức là trên mặt khối có thay đổi lớp gấp, lõm và lồi ra làm cho ta có cảm giác mạnh về hình khối, tầng tầng lớp lớp biến hóa phong phú hơn ( xem hình 105)

      - Sự biến đổi về mép cạnh

      + Ta tiến hành xén cắt cạnh của hình khối nhiều mặt, cũng làm tăng thêm hiệu quả cho việc mở của sổ ở mép .

      + Gấp ngược  ở mép của hình khối nhiều mặt ta đánh dấu ( đường hằn) theo hình thái thiết kế, rồi tiến hành gấp theo vết hằn đó.

       + Mép lồi cho mép lồi ra phía ngoài, làm cho có sự biến đổi về hình thái( hình 10 -115)

        - Sự biến đổi về góc

         + Cắt góc : cắt phân góc của hình khối nhiều mặt, ta sẽ được một hình thái mới sau khi cắt

          + gấp vào : biến góc chuyển hóa thành lõm theo hướng nội, khiến cho hình thái có sự biến đổi mới ( xem hình 106)

cau thanh hinh lap the khoi  13

6) Tạo khối bằng giấy

       Tạo khối bằng giấy để được hình tượng nhân vật, hình tượng động vật, hình tượng thưc vật hay cảnh quan..v..v.. Trong tự nhiên có rất nhiều dạng hình thái khác nhau , nên chúng có đặc tính khác nhau về diện mạo, bởi vậy trước khi tạo hình phải tiến hành quan sát và nghiên cứu kĩ đối tượng đó , nhất là về ngoại hình về các góc cạnh, các chỗ lồi lõm, nhỏ lên lõm xuống của đối tượng cần tạo hình, còn phải lưu ý tới sinh trưởng của đối tượng đó,  cũng như về tỷ lệ, kết cấu động thái của nó…..v.v.v..Khi dựng hình tượng ta cần dựng, ngoài việc nắm bắt về ngoại hình, về đặc điểm riêng của tổng thể, còn phải biết gặn lọc, chọn lấy phần bản chất nhất, phần đẹp nhất, phần sinh động nhất của nó để trọng tâm biểu hiện, gạn bỏ phần không cần thiết.

         Khi dựng hình tượng chúng bằng giấy, trước hết cũng cần phải có tư liệu ban đầu của đối tượng và có sự luyện tập và khái quát trước, dùng thủ thuật lược bỏ và khoa trương trong nghệ thuật mà tạo dựng được tác phẩm tạo hình vừa đẹp, vừa sinh động về mặt nghệ thuật ( xem hình 116- 131)

        Hình 16 là hình tượng đầu của một thiếu nữ dân tộc thiểu số, tác giả vận dụng phương pháp nửa hình khối tạo nên diện mạo nghiêng, bởi nhìn từ mặt nghiêng có thể toát lên được khung cảnh tuyệt mỹ của cô gái, phần trang trí trên đầu cô gái cần phải được trọng tâm thể hiện, tác giả đã rất tinh tế xử lý trọng điểm của phần đầu tuy rất phức tạp, qua bước tôi luyện và khái quát lại biết giảm lược và khuyech trương theo thủ pháp nghệ thuật để kết hợp phương pháp tạo hình từ giấy cùng các kỹ năng khác tạo dựng được một tác phẩm nghệ thuật cực kỳ sinh động, mới mẻ và hấp dẫn ( qua bước uốn, xén, cắt,gấp,cuốn).

cau thanh hinh lap the khoi  14

3. Vật liệu miếng mảng tạo khối.

       Vật liệu miếng mảng có chiều dài, chiều rộng và chiều dày, cho ta có cảm giác về lượng và khối mà lại có cả trọng lượng, chắc chắn, vững vàng mang lại hiệu ứng về tâm lý và cho thị giác rõ ràng, nó được ứng dụng rộng dãi trong thiết kế với sản phẩm công nghiệp và trong lĩnh vực điêu khắc.

     a) Phương thức tạo hình khối từ vật liệu miếng

      - Phương pháp đẽo gọt

       Với tư duy trong thiết kế, đem vật liệu hình khối qua việc cắt gọt theo nguyên tắc mỹ thuật và tính quy luật của nó, phương pháp này phần nhiều được áp dụng đối với hình khối miếng có không gian thực thể. Như : thạch cao, đá và gỗ, miếng vân ..vv…. Khi tiến hành đẽo gọt phải tuân theo tư duy thiết kế, trước hết gọt bỏ phần có quan hệ diện của khối, có quan hệ chính thể và cục bộ, sau đó mới cắt gọt bỏ từng tầng từng lớp cho đến khi đạt yêu cầu như thiết kế là được.

      b) Phương pháp thêm thắt.

       Phương pháp thêm thắt là trên cơ sở hình thể được định sẵn thêm thắt những khối mới làm cho hình khối cũ được chắc chắn hơn, càng phong phú thêm sự biến đổi hay càng hài hòa hơn.

       c) Tổ hợp từ khối đơn lẻ

        Tổ hợp tối thiểu phải có từ hai hoặc nhiều hơn đơn vị mới có thể tiến hành. Khối đơn lẻ có thể là như nhau, tương tư nhau hay khác nhau cũng có thể tiến hành tổ hợp, về hình thước có thể to nhỏ một chút cũng được, về chiều dài cũng có thể dài một chút hoặc ngắn một chút cũng được, những phương thức tổ hợp nhất thiết phải tuân thủ theo quy luật và nguyên tắc mỹ học. Chẳng hạn như tỷ lệ, hài hòa, đối xứng và đồng đều tỉ lệ và tính bền vững ( Xem hình 132- 136)

     - Trước hết thiết kế ra đơn thể cơ bản ( đơn lẻ), khối hình tam giác nhọn

     - Theo thiết kế luôn làm ra một số khối đơn cơ bản qua gắn ghép

     - Theo phép tắc mỹ học về hình thức, đem các khối trụ tam giác nhọn tụ tập lại theo hướng nhất định để cấu thành khối lớn.

       Tác phẩm này có tính chất phương hướng rõ ràng, cho ta cảm giác động rất mãnh liệt và có cảm giác có lực.

 

 

 

0976984729