Cấu thành mặt phẳng
I. Những dụng cụ cần dùng cho việc tạo hình phẳng.
1. Bút dùng trong hội họa : Bút lông, bàn trải lông, bút chì, bút sắt, bút bi, bút ký, bút vẽ ( bút kim) , bút vẽ đường nét, bút mỏ vịt ….
2. Dụng cụ vẽ : thước tam giác , thước thẳng, compa ..v…v.
3. Giấy vẽ : giấy cari, giấy vẽ, giấy can vẽ, giấy in bản vẽ, …
4. Mầu vẽ : mầu vẽ quảng cáo, mầu nước, mực tàu trung quốc..
II. Ba yếu tố tạo thành hình phẳng
Ba yếu tố tạo thành hình phẳng ở đây là, yếu tố về khái niệm, yếu tố thị giác, và yếu tố về mối tương quan. Yếu tố khái niệm là bước đầu cho sự sáng tạo hình tượng , không những chỉ biết đến chấm, đường kẻ, mặt phẳng thôi mà thúc đẩy sự hình thành khái niệm về yếu tố thị giác, yếu tố thị giác sẽ đưa khái niệm về yếu tố khái niệm lên mặt phẳng bản vẽ thông qua con mắt nhìn thấy hình thù vật thể lớn nhỏ, màu sắc thế nào cùng hướng của chúng, cũng như cấu trúc của chúng , hình dáng cơ bản của chúng đến dáng dấp cụ thê ra sao mà được thể hiện sắc nét thêm còn quan hệ về yếu tố , tức là chỉ sự tổ hợp của những yếu tố thị giác ( tức hình cơ bản ). Thông qua khung, cốt và không gian trọng tâm và nhiều yếu tố khác định đoạt ra, trong đó quan trọng nhất là yếu tố khung sườn , nó cũng chính là hình thức quyết định sự cấu thành, mà ta có thể nhìn thấy được . Còn những yếu tố về không gian về trọng tâm phụ thuộc vào cảm giác mà thể hiện ra đó là tác dụng của tâm lý . I. Yếu tố khái niệm.
1. Chấm ( điểm )
Nếu cho chấm điểm là hình tượng có thể là hình tùy tiện không quy tắc nào, như hình tròn,vuông, tam giác,hình sao, hình chữ mề ( chữ gạo ) ..v..v.v. ( xem hình 1 ), chỉ cần chúng so với mặt bản vẽ,phẳng lo hết sức nhỏ, đều cho hiệu quả thị giác là chấm. Đặc trưng cơ bản của chấm là quan hệ to nhỏ so với hình vẽ, chứ không phải là hình dạng của nó . Đặc trưng của chấm có hai loại : một là nhỏ hai là đơn giản.
2. Đường nét
Đường nét là quỹ tích di chuyển của chúng, chẳng hạn như ta nhìn thấy quỹ tích chúng khi sao băng lướt qua trên bầu trời.
Trong số học hình học thường gọi ba chấm thành đường nét. Nó có chiều dài và chiều rộng, có vị trí và hướng. Đường nét có hai loại : một là chiều rộng nhỏ, hai là chiều dài rõ ràng ( xem hình 2 )
Hình tượng của đường nét có thằng, cong, uốn lượn không quy tắc hay là tùy ý ở tay.
Theo hình dáng thì đường nét có thể chia thành hai loại lớn:
1) Đường nét thẳng : hiệu quả về mặt tâm lý về đường nét thẳng là cứng cỏi rắn chắc, rõ ràng, đơn điệu, giản dị, thường dùng công cụ để vẽ.
2) Đường nét cong : lại chia thành đường cong hình học và đường cong tự do, đường cong hình học như ôvan, đường cong cong vật ném, đường cong soắn…v..v.v.. nó cho ta là cảm giác quy luật cuộc sống , cho ta hứng khởi về lý trí, thường là dùng dụng cụ để vẽ nên, còn đường cong tự do là ta dùng tay vẽ, nó cho ta cảm giác tự do phóng khoáng, đậm nét cá tính, nó cũng là biểu tượng về phong cách nữ tính.
3. Mặt phẳng ( diện )
Sự di chuyển theo quỹ tích của đường nét hay hay sự tập chung dày đặc của chấm cũng có thể hình thành diện ( mặt phẳng ) diện có chiều dài, bề rộng, nhưng không có bề dầy,có vị trí và hướng. Về diện ( mặt phẳng ) có thể chia theo cách sau đây:
a) Diện dạng hình học : diện đường nét thẳng , đướng nét cong, và diện của nét thẳng nét cong.
b) Diện phi hình học ( hình tự do): có loại diện không bắt nguồn từ đường nét thẳng , cong không theo quy tắc , mà ngẫu nhiên hình thành diện…v….v.( xem hình 3 )
Đặc trưng của tính cách diện.
1-1. Diện dạng hình học : nó được hình thành bởi đường nét thẳng hình học và đường cong hình học, hình dáng của nó là có quy tắc đều đặn, cho ta cảm giác giản dị mạch lạc, cái đẹp có thứ tự.
1-2. Dạng hình học tự do : nó là loại hình không theo quy tắc được hình thành bởi đường nét thẳng và đường nét cong tự do.Có thể chuyển khai tùy ý theo yêu cầu. Loại hình này có thể biến hóa theo nhiều kiểu cách, nếu biết cách xử lý tốt, nó có sức hút rất mạnh mẽ, loại hình tự do tay phóng khoáng, nhẹ nhõm và hoạt bát, nhưng sử lý không tốt nó lại mang lại hiệu quả trái ngược.
1-3. Loại hình ngẫu nhiên: nó cũng là loại hình dạng tự nhiên nó cũng là hình khó mà dự đoán được trước. Chẳng hạn như hình của khói của mây, của viết nứt, của hình vẽ, nó không phải do con người ta có thể nắm bắt được. Hình mà ngẫu nhiên có được, tay không phải đáng tin cậy nhưng nó lại có sức cuốn hút cực kỳ to lớn mà ta không thể tưởng tượng được nó cho thị giác của ta lực hấp dẫn kỳ thú bởi những hình kỳ lạ, quái dị mà nó có được . Vì thế nó cũng là một thủ pháp thiết kế mà ngày nay nhiều nhà thiết kế thích thú vận dụng.
II. Yếu tố thị giác
1, Cấu trúc: tức là chỉ sự cấu tạo của bề mặt vật thể, do cấu trúc của vật thể khác nhau nó hco ta nhận biết được chất lượng của chúng có khác nhau, hình thái trên bề mặt của nó thể hiện được đặc tính và cá tính của bản chất vật thể đó, nó là sự thể hiện ra mỹ cảm của bản thân nó ( hình 4 )
2, To và nhỏ : một yếu tố thị giác rất quan trọng và trong tạo hình đó là to hay nhỏ,to hay nhỏ là sự tương quan giữa chúng với nhau. Chẳng hạn như đường nét ngắn hay dài, thô hay mảnh, diện to hay diện nhỏ để mà so sánh. Sự chênh nhau đó là sự so sánh về tỷ lệ, chênh lệch nhau nhỏ ,thì khi chúng tiếp cận nhau cho ra được mối quan hệ là hài hòa. Chênh nhau nhiều thì sự mâu thuẫn càng gay gắt, vậy quan hệ thị giác cũng phản chiếu được sự nổi bật về chênh lệch đó( xem hình 5)
3, Hướng : chúng ta đều biết ngoài hình tròn ra, mọi hình thể đều có hướng của nó. Nhất là đường nét thẳng càng thấy rõ ràng . Chẳng hạn như hướng của đường thẳng có ba hướng là thẳng đứng, hướng bằng phẳng hay hướng xuyên nghiêng. Cho ta mất cảm giác cung kính, còn với nét ngang bằng cho ta cảm giác tĩnh lặng, vững trãi, êm đềm, bình yên và vĩnh hằng, đường nét phẳng còn giữ cho trọng tâm được cân bằng , cho ta một cảm giác bình yên, yên bình( hình 6 )
4, Vị trí: vị trí ở đây chỉ là sự tương đối , vị trí hình tượng được quyết định bởi mối tương quan giữa cách hình với nhau hay hình tượng với mép mặt phẳng hình vẽ, cũng như với khung vẽ, do hình tượng ở vị trí khác nhau, nó ảnh hưởng đến mối tương quan cân bằng ở mặt phẳng hình vẽ ( xem hình 7 ).
5, Trọng tâm : nó chỉ là mặt tâm của thị giác , cảm giác hoàn toàn bởi tâm lý, không phải là mặt phẳng hình thực sự có trọng lượng , chúng ta biết được hình dáng, hình thể biết được nó to nhỏ ra sao, màu sắc thế nào và số lượng chất liệu là bao, nên về tâm lý ta cảm giác là nó có trọng lượng, nên trong thiết kế nắm bắt được trọng tâm là hết sức quan trọng ( xem hình 8).
6, Không gian : bất luận hình nó lớn nhỏ ra sao thì nó cũng chiếm một không gian nhất định, phần ngoài của hình hay khoảng không giữa các hình với nhau đều coi là không gian. Giữa không gian và vật thực thể với nhau đều cùng tồn tại dựa vào nhau , không thể tách rời, chúng thực hư bổ trợ cho nhau để hình thành bức tranh hoàn chỉnh. Bởi thế không gian cũng được coi là bộ phận quan trọng của yếu tố thị giác , cho nên khi ta thiết kế phải xem sét tới sự tương quan giữa hình vẽ và không gian với nhau, không phải chỉ đơn điệu nhìn một mặt của nó thôi ( xem hình 9 ).
III. Mối quan hệ các yếu tố với nhau
Như đã trình bày về hình thức tổ hợp giữa yếu tố tương quan tức giữa yếu tố thị giác với với yếu tố khái niệm với nhau, nói một cách khác ,nói một cách khác yếu tố tương quan nằm ở giữa hai mặt nói trên , nó chẳng khác gì mối tương quan giữa cá và nước , do vậy không thể tách chúng ra để bản riêng lẻ, bởi vậy việc tổ hợp sử lý khái niệm yếu tố với yếu tố thị giác, cũng là vấn đề vận dụng yếu tố tương tác mà thôi
IV . Hình cơ bản để tạo thành hình mặt phẳng
A). Hình cơ bản
Yếu tố thị giác mà cảm nhận được, đều coi hình ảnh hình cơ bản tức là hình ảnh có bản chất . Khi thiết kế tạo hình ta sẽ tổ hợp các hình cơ bản lại để tạo thành hình mới.Hình cơ bản gặp hình cơ bản thì sẽ có 8 trường hợp sau :
1. Phần tụ : hai hình ảnh tách ly , hình ảnh với hình ảnh cận kề. Nhưng không tiếp xúc với nhau, tức có một khoảng cách nhất định ( Xem hình 10 ).
2. Tiếp xúc với nhau : tức hai hình ảnh đấy tiếp cận nhau, tức là cạnh của hình ảnh đó vừa giáp cạnh của hình ảnh kia, tạo thành một hình nối liền giữa hai hình ảnh đó với nhau ( xem hình 11).
3. Hình chồng lẫn : tức một hình chồng lên một hình khác, tạo nên hình đè chồng lên nhau, cho ta nhìn thấy có cảm giác một gần và một xa , một trên và một dưới, một trước và một sau với hiệu quả về không gian ( hình 12)
4. Chồng lấn dụ cảm : một hình chồng lên hình khác, nhưng đồng thời hai hình đó đều hiện ra phần chồng lấn lên nhau , khiến ta có cảm giác là trong suốt( xem hình 13).
5. Liên kết ( liên hợp ): hình nọ chồng lên hình kia , không phân chia trước sau, tên , dưới mà liên kết với nhau tạo thành hình mới tương đối lớn hơn( xem hình 14).
6. Khuyết giảm : hình nọ bị hình kia che lấp mất phần, hình phía trước mà không vẽ ra ẩn như không thấy, phần không bị che khuất tạo thành hình mới( xem hình 15).
7. Chồng lấn sai lệch : khi hai hình chồng lấn lên nhau, mà phần chồng lấn đó tạo thành hình mới, còn các phần khác triệt tiêu như không tồn tại ( xem hình 16).
8. Chồng lấn lồng : chẳng hạn như hai hình to nhỏ khác nhau mà chồng lấn lồng vào nhau, cho ta một hình mới với một không gian mới mẻ ( xem hình 17 ).
B) Hình tái sinh (lặp lại ) ( xem hình 18)
C) Hình khuyết giảm và tăng thêm ( xem hình 19)
D) Hình dần biến đổi : 1, Hướng dần đổi. 2, Biến đổi to nhỏ dần dần. 3, Biến đổi vị trí dần dần. 4, Hình dần biến đổi một , hình biến đổi dần dần cách hai ( hình 20 ).
V. Những hình thức cấu thành ( tạo hình) thường thấy
I. Cấu thành trùng lặp : trùng lặp là sức mạnh nhằm tăng hiệu quả truyền đạt của thị giác trong thiết kế, thường người ta dùng thủ pháp lặp lại tuần hoàn nhiều lần, tạo nên dâu sấn sâu đậm về hình ảnh. Cấu thành bởi trùng lặp là một cấu trúc hết sức mạnh mẽ theo quy luật nhất định.
II. Cấu thành tương tự : chúng ta đã biết, trong tự nhiên đa phần gặp những hiện tượng tương tự nhau mà không phải là trùng hợp, chẳng hạn như mây trên trời , sóng biển trên đại dương , lá cây, dáng người và đôi mắt của con người…v.v.v.. tuy chúng giống nhau nhưng không phải là hoàn toàn như nhau, đó ta gọi là tương tự. sự cấu thành bởi tương tự so với cấu thành trùng lập có khác ở chỗ nó tự do và linh hoạt hơn, cho ta cảm giác là linh hoạt và sống động hơn.
III. Cấu thành do dần biến: sự cấu thành bởi dần biến có hai hình thức: một là dần biến về hình, hai là dần biến bởi khung sương. Ở phần thứ nhất cho ta được một hình ảnh mới , ở dạng hai thì cho ta một cảm nhận về không gian, Dần biến cho ta một hiệu quả là có tiết tấu có nhịp từ mạnh giàm dần xuống thấp hay từ mạnh xuống yếu dần.
IV. Cấu thành dạng phát tia : hiện tượng phát tia thường thấy trong tự nhiên, như ta hàng ngày thấy mặt trời tỏa sáng ( tia sáng), đạn nổ cũng vậy. Trong thiết kế đồ án trong dạng tia được người ta hay chú ý, khiến hình ảnh dễ nổi bật. Cho con người một lục hút cực kỳ lớn , hiệu quả truyền đạt cho thị giác là rất cao.
V. Cấu thành đột phá : trong cấu thành trùng lặp hay biến dần chỉ cần một trong hình cơ bản nẩy sinh biến đổi, thì sự cấu thành đó gọi là đột phá cấu hình. Trong tự nhiên hình tượng đột phá có thể thấy trong ( trăng sáng quần sao ) ( đàn gà đứng ) một chấm đỏ hay muôn vàn lá xanh, đều là những ví dụ cụ thể, vậy trong thiết kế thường dùng thủ pháp đột phá này để chỉ ra điểm nhấn ( trọng tâm) để truyền đạt thông tin .
Đột phá có những dạng sau:
1, đột phá về to nhỏ.
2, đột phá trắng đen.
3, đột phá hình dáng.
VI. Cấu hình kem dầy đặc: kem dầy đặc là một dạng hình đặc biệt có so sánh, chẳng hạn như ở thành phố thì trung tâm mật độ kiến trúc cũng như con người về số lượng là dầy đặc hơn, càng xa trung tâm thì thưa thớt dần. Đó tức là trong hình cơ bản có một điểm trung tâm mật độ về số học, nó là tâm điểm được thể hiện với hình thức ken dầy đặc.
VII. Cấu thành không gian : vận dụng nguyên lý thấu quang , triệt tiêu chấm ( điểm ), đường nét phẳng nhằm đạt được hiệu quả không gian phẳng cho ta một cảm giác ảo về không gian, ta gói đó là không giảm cấu thành. Không gian có chính diện và phẩn diện , mang tính mặt phẳng hay mang tính chất ảo hay mang tính lập thể hay mang tính đối đầu ( mâu thuẫn ). Hình với hình là mối quan hệ chính và phụ còn trắng với đen là nói về mặt phẳng của nó với không gian ảo giác.
1, Không gian lập thể ( khối ) : dựa vào thị giác mang tính chất huyền của thị giác mà cho ta hình ảnh là hình khối. thường thường lấy đơn vị là diện rồi kết hợp diện một cách hữu cơ cho ta được cảm giác hình khối.
2, Không gian mâu thuẫn : không gian mẫu thuẫn là chỉ loại không gian không tồn tại của không gian thực, giả thiết có sự không gian tồn tại chúng ta thêm vào đó đường nét phẳng hay chấm tan biến và biến đổi vị trí, có thể tạo ra mẫu thuẫn biểu hiện của mâu thuẫn khôn ggian là lợi dụng cái ảo giác giả mà tạo ra được ảo giác nghệ thuật.
VIII. Cấu thành : sự cấu thành này thường là thông qua các thủ pháp, tẩy , mài, phun, cạo, rửa, là in và vẽ tia để thể hiện. Trong thiết kế cũng có thể do dùng các vật liệu khác nhau mà có được hiệu quả tương tự.
IX. Cấu thành bởi chia cắt : sự cấu thành này cũng là một mắt xích quan trọng do chia cắt dựng nền, nó từ một tổng thể chia cắt thành nhiều bộ phận cáu thành tạo nên một chính thể hoàn chỉnh mới. Cấu thành chia cắt chủ yếu là nghiên cứu về hai tương quan lượng ( số ) và đường nét chia cắt một cách có quy luật, thường thì theo quan hệ về tỷ số đển tiến hành, quan hệ về tỷ số thể hiện ở mối tương quan về mật tự và nội tại của nó( chẳng hạn như chia cắt theo tỷ lệ, theo cách chia cắt vành). Còn việc chia cắt tự do phải theo quy tắc mỹ học, chẳng hạn như đối xứng và đồng đều, so sánh và điều hòa đều có nguyên lý của nó, người thiết kế dựa vào trực giác tâm lý tiến hành chia cắt, nhưng ta phải lưu ý đến tỷ lệ chưa hay của chúng. Trở thành một mối liên quan tổng thể, chung hòa thống nhất, đừng để cho người ta có cảm giác lỏng lẻo, tạp nham. Chia cắt đem lại cho ta tạo hình một sự biến hóa phong phú mới mê kỳ là.