LỚP HỌC VẼ TRANH - KÍ HỌA CẢNH

1. Mục đích yêu cầu của bài vẽ tranh và kí họa cảnh

     Xung quanh chúng ta biết bao nhiêu cảnh vật sinh động, gần gũi như khóm chuối, rặng tre, bờ ao, đường phố, cổng làng, một xóm nhỏ, một góc vườn…. Vẻ đẹp cuả thiên nhiên đã từng đi vào thơ ca, nhạc, họa. Có những họa sĩ suốt đời say mê vẽ cảnh như bùi xuân phái với những phố cổ  Hà Nội, Levitan, họa sĩ nga với mùa thu vàng tượng trưng cho vẻ đẹp của nước Nga. Xa hơn nữa là họa sĩ cô rô( Corot) người pháp hay nhà thủy mặc Trung Quốc như Vương Duy đã từng nói: Trước cảnh đẹp của núi sông, Lời không tả hết thì phải vẽ tranh. Loại tranh phong cảnh ra đời sớn ở Trung Hoa là loại tranh sơn thủy. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII trở đi, nó đã trở thành một trào lưu, giữ vị trí chủ yếu, lấn át các loại tranh nhân vật. Tranh sơn thủy là loại tranh vẽ về phong cảnh núi sông, còn tranh thủy mặc sơn thủy là vẽ tranh núi sông bằng mực nho.

      Vẽ phong cảnh là một thể loại khá phong phú về phong cách và phương pháp thể hiện, có thể ký họa lấy tư liệu cho sáng tác hoặc vẽ trực tiếp bằng các chất liệu màu khác nhau như bột màu hay sơn dầu mực nho…. Đối với người mới học vẽ, cần vẽ cảnh để tập quan sat, làm quen với những hình dáng. Màu sắc của cảnh vật trong tự nhiên, cảm thụ được vẻ đẹp của tự nhiên, cảm thụ được vẻ đẹp của tự nhiên và thể hiện vẻ đẹp đó bằng ngôn  ngữ của hôi họa.

     Khi vẽ cảnh, người vẽ cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học như xa gần, hình họa, bố cục, để diễn tả không gian, tỉ lệ của cảnh vật như : cây cối, nhà cửa…. cần phải trọn cảnh có bố cục đẹp có chính có phụ , có xa có gần. Vẽ cảnh thường dễ hơn  vẽ người vì vẽ nhà cửa , cây cối có sai với hiện thực về hình dáng, màu sắc thì nguwoif xem cũng khí nhận ra hơn là vẽ người sai lệch về tỉ lệ và hình dáng. Vẽ cảnh không chỉ nhằm mục đích rèn luyện khả năng quan sát và kĩ thuật diễn tả mà còn bồi dưỡng cảm xúc, thể hiện tâm hồn của người vẽ.

          2. Phương pháp vẽ ký họa cảnh

    1. Chọn cảnh và cắt cảnh

     a) Chọn cảnh

  Cảnh đẹp của thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng , có những cảnh tự nó đã đẹp như một bức tranh tự nhiên , không cần thêm bớt cả về bố cục cũng như màu sắc. Tuy nhiên không phải cảnh nào cũng đẹp, cũng thơ, cũng hoàn chỉnh mà người vẽ cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh, khi vẽ khi chụp phải biết trọn cảnh. Xem cảnh nào làm cho ta rung động nhất, hứng thú nhất, có bố cục đep, có xa, có gần, lớp trước lớp sau, có ánh sáng rọi vào sự  vật tạo nên màu sắc và hình khối đẹp, các yếu tố trong cảnh nhịp nhàng cân đối, có trọng tâm để thu hút mắt người xem.

      Ví dụ : bức ký họa Trên một con rạch, thuốc nước, của Huỳnh phương Đông, tác giả đã chọn một góc cảnh đơn giản, một chiếc cầu bắc qua mương bên một gốc dừa, có ánh sáng rọi vào tạo cho cảnh vật sống động, lung linh. Tác giả đã thể hiện được vẻ đẹp của cảnh qua đưuòng nét, đậm nhạt và màu sắc trong tranh. Hoặc bức Ghe mui ống, bút chì, trọng tâm cảnh là một chiếc thuyền ghe, bên bờ sông, phía xa là sông nước, xa hơn nữa là những lùm cây nhấp nhô trên đường chân trời. Chỉ bằng vài nét chì vừa đơn giản vừa phóng khoáng, có nét đậm, nét nhạt, tác giả đã ghi lại được vẻ đẹp yên tĩnh, mênh mông của sông nước.

    b) Cắt cảnh

      Sau khi đã chọn được cảnh, để có khái niệm trước về khung cảnh trong không gian của bức tranh cần có bố cục dọc hay bố cục ngang, cảnh sẽ vẽ từ đâu đến đâu,  khi mới vẽ chúng ta cần có một khung ngắm nhỏ bằng bìa cứng khổ 10 x 13cm hoặc 13 x 18cm được cắt thủng theo hình chữ nhật và chăng dây chỉ chéo theo hình ô trám đều nhau. Khi cắt cảnh, ta ngồi ổn định và giơ khung ngắm lên tầm mắt , nheo một mắt lại để ngắm và xê dịch khung ngắm, lựa chọn bố cục để cắt cảnh. Như vậy qua khung ngắm, ta đã quan sát chung cố định trước về toàn cảnh định vẽ. Khi ta sử dụng quen khung ngắm. Ta có thể thay tấm khung bằng hai ngón tay cái và hai ngón tay trỏ ghép lại, khung tay không có cách ô chỉ nhưng cũng giúp ta giới hạn được cảnh định vẽ. Dựa vào khung ngắm. Ta tập cắt theo chủ đề và theo ý thích. Luyện tập cách chọn cảnh và cắt cảnh nhiều lần  sẽ tạo được thói quen quan sát tìm ra những bố cục đẹp trong thiên nhiên và có những xúc cảm tự nhiên trước những vẻ đẹp đó, tạo nên hứng thú thích vẽ.

       2. Cách vẽ

    a) Xác định đường tầm mắt

    Sau khi đã chọn cảnh và cắt cảnh, cần tiến hành quan sát kĩ cảnh trên khung ngắm để xác định đường tầm mắt và các đường hướng, vị trí, tỉ lệ ( cao , thấp, to , nhỏ, dài,và ngắn , trước, sau) của cảnh vật. Đường tầm mắt cao hay thấp tùy thuộc ý định v à vị trí ngồi hay đứng của người vẽ.

    Đường tầm mắt cao thì cảnh vật được trải rộng, phần diễn tả sẽ nhiều, đường tầm mắt thấp thì cảnh vật thu hẹp lại che khuất nhau và phần trời mây sẽ  nhiều hơn. Đường tầm mắt được xác định trước thì khi vẽ, cảnh v ật vững chãi không bị chông chênh nghiêng ngả, tạo được chiều sâu không gian.

     b) Phác hình

    Dựa vào những ô chỉ trên khung ngắm, ta vẽ hình của cảnh vật lên giấy vẽ, có thể lấy một vật trong cảnh làm đơn vị so sánh, ví dụ lấy chiều cao của một ngôi nhà hay chiều ngang của một mảnh ruộng, so sánh các đồ vật khác trong cảnh như lùm cây, đống rơm, người, con vật….. và so sánh với toàn cảnh , với chiều cao , chiều rộng của cảnh. Khi v ẽ phác cần vẽ bằng các nét thẳng , phác hình những mảng lần lớn trước ,sau đó đến các mảng nhỏ, so sánh các đường hướng của cảnh vật với đường tầm mắt, song song hay xiên chếch với đường tầm mắt…v.v.v..

     Khi đứng trước cảnh, ta thấy cảnh vật trong tự nhiên có rất nhiều chi tiết như cây có rất nhiều cành, nhiều lá, cây trước, cây sau, nhà cửa, cây cối cứ đan xen vào nhau, làm rối mắt người vẽ. Để lược bỏ bớt các chi tiết. khi quan sát cũng như khi vẽ, cần nheo mắt lại , quy hình khối của cảnh vật vào các mảng hình lớn, không nên chú ý đến các chi tiết như viên ngói, lá cây… và biết tước bỏ những mảng những hình không làm đẹp hoặc thừa trong bức tranh sắp vẽ. Khi đã vẽ được hình chu vi của đồ vật trong cảnh, ta tiếp tục quan sát để nắm bắt được đặc điểm riêng của từng đồ vật và vẽ các chi tiết cần thiết . Cần lước bỏ các chi tiết vụ vặt làm rối hình vẽ…. Và quan sát kỹ tìm ra những nét đặc trưng nhất của cảnh vật để dơn giản hóa, chỉ gợ bằng nét chính, nét cơ bản mà người xem vẫn nhận ra. Ví dụ : trong bức kí họa Ghe mui ống của Huỳnh Phương Đông, chỉ bằng vài nét chì đơn giản, tác giả thể hiện được chiếc thuyền có mui nằm sát bờ , gần như bụi cây cỏ lau, không cần vẽ kĩ mà ta vẫn nhận ra đó là những bụi cây cỏ lau hoặc ở phía trên có những khóm cây chỉ bằng một vài nét chì, ta nhận ra đó là khóm chuối, gốc xoan….

     c) Vẽ đậm nhạt

     Vẽ cảnh, cần tạo được chiều sâu không gian, lớp trước, lớp sau. Muốn vậy, khi vẽ cần chúy ý đến các yếu tố sau đây :

       - Xác định chiều hướng ánh sáng dọi tới,

       - Xác định cảnh vật ở gần cảnh vật ở xa.

      Cảnh vật ở gần thường nhìn rõ nên có độ sáng tối mạnh, đường nét, hình khối rõ ràng, cụ thể hơn cảnh vật ở xa. Cảnh v ật ở xa bị mờ dần do ảnh hưởng của lớp không khí và hơi nước.

    Khi vẽ đậm nhạt cần làm nổi rõ những cảnh lớp trước, cảnh trọng tâm trong tranh, và phân biệt được độ đậm của màu sắc. Chẳng hạn như đám lá màu sẫm nhưng không phải ở chỗ tối hoặc tường nhà màu sáng nhưng lại ở trong tối, phải phân biệt rõ độ đậm nhạt, sáng tối khác với sắc độ của màu và dựa trên cơ sở thực tế để vẽ đậm nhạt hoặc đánh bóng cho đúng. Khi vẽ đậm nhạt hay đánh bóng cũng giống như vẽ hình họa, cần nheo mắt lại để tìm các độ sáng tối lớn trên cảnh vật quy vào các mảng hình. Ví dụ : mảng đậm, mảng nhạt của tán lá cây, của đống rơm hoặc ngôi nhà…. Sau khi vẽ được các mảng đậm nhạt bằng cách đánh bóng hoặc nhấn đậm hay lướt nhẹ bằng các mảng màu hoặc mực nho, cần quan sát kĩ đồ vật, vẽ điểm thêm một vài chi tiết để phân biệt được đặc điểm của vật này với vật kia trong cảnh….

    Khi vẽ đậm nhạt hay đánh bóng, tránh tách rời từng bộ phận của vật hoặc mỗi vật với toàn cảnh để tạo được khối của chúng và tạo được không giẫn gần của cảnh.

 Kí họa cảnh 1

Kí họa cảnh 2

Kí họa cảnh 3

Kí họa cảnh 4

Kí họa cảnh 5

Kí họa cảnh 6

Kí họa cảnh 7

 

Hiện nay nhu cầu tìm lớp học vẽ tranh phong cảnh và kí họa phong cảnh khá nhiều,. Tuy nhiên học vẽ tranh phong cảnh là cả một quá trình, từ cách làm bố cục cho đến màu sắc. Kí họa và vẽ tranh về cơ bản có thể hiểu theo nghĩa gần giống nhau, nhưng đó lại là hai lĩnh vực khác nhau về cách thể hiện. Đối với vẽ tranh thì mang tính khái quát cao hơn, nội dung thể hiện bao gồm cả màu sắc. Còn kí họa thường mang tính bố cục, đường nét, đậm nhạt và không chi tiết về màu sắc cũng như chi tiết của nhân vật khác với vẽ tranh.  Lớp học vẽ tranh cũng vì thế mà phải dựa trên sở thích của người học, giúp người học hiểu rõ hơn về các lĩnh vực khác nhau nằm trong một tổng thể lớn mà ta gọi là nghệ thuật. 

0976984729