Ký họa MTCN ( phần 3)
Thực tập mỹ thuật cơ sở là bài học thực hành mỹ thuật cơ bản để sinh viên học hỏi từ môi trường sống những dáng dấp đường nét, cấu trúc, màu sắc và các hình thái thể hiện, thẩm mỹ sinh động từ cuộc sống tự nhiên. Đời sống tự nhiên luôn đa dạng và phong phú, nó tạo ra nhịp điệu, tiết tấu, màu sắc hài hòa của sự sống ngàn đời, là quy luật của mọi quy luật. khám phá và ghi chép từ thực tiễn cuộc sống tự nhiên cũng là khám phá quy luật vận động và nhận thức thẩm mỹ. Thiên nhiên luôn là người thầy vĩ đại, sẵn sàng tiếp nhận và ban tặng cho ta nguồn cảm xúc hình tượng,lòng khát khao và đam mê nghiên cứu , sáng tạo nghệ thuật. Thực tập mỹ thuật cơ sở là nghiên cứu, ghi chép,ký họa những chất liệu cụ thể từ tự nhiên và cuộc sống xã hội là trải nghiệm về bài học quy luật vận động thị giác và thẩm mỹ chân thực, là nguồn tư liệu quý báu,là vốn sống thực tiễn cho sáng tạo của các họa sĩ tương lai. Trong học phần thực tập mỹ thuật cơ sở không đòi hỏi sinh viên có thể vẽ như các họa sĩ đã trải nghiệm, nên những vấn đề đặt ra không phải để thu lại các tác phẩm, vừa để sinh viên rèn luyện và thể hiện , học hỏi những kỹ năng ký họa, đồng thời giúp sinh viên nhận thức được vao trò quan trọng của ký họa làm tiền đề cho những bài tập và sáng tác mỹ thuật,mỹ thuật ứng dụng trong các chuyên nghành đào tạo của nhà trường giúp sinh viên bước đầu làm quen với tính chuyên nghiệp của các họa sĩ và để dần trở thành họa sĩ chuyên nghiệp trên các lĩnh vực mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng. Trong tập sách này , chúng tôi giới thiệu một số bai ftaapj ghi chép, ký họa của sinh viên khoa mỹ thuật cơ sở - Trường đại học mỹ thuật công nghiệp như là bài học thực tiễn từ tự nhiên và là tư liệu tham khảo cho các thế hệ sinh viên tiếp theo.Kí họa là phương pháp ghi chép căn bản nhất của nghệ thuật tạo hình, là bài học minh họa ,màu sắc, bố cục ... sinh động nhất từ tự nhiên, là biểu hiện hoạt động cơ bản, chuyên nghiệp của các họa sĩ,là phương pháp bồi dưỡng năng lực tạo hình, là kỹ năng cơ bản cho tất cả những hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa, đồ họa ,kiến trúc,thiết kế thời trang ,trang trí nội ngoại thất, tạo dáng công nghiệp .... Kí họa vừa là nắm bắt ,khái quát nhanh vừa là nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc, một hay nhiều đối tượng, những khoẳng khắc xuất thần của một hành động hay sự vật nào đó. Kí họa giúp bồi dưỡng năng lực quan sát, khả năng tạo hình nhạy bén, năng lực tư duy hình tượng và năng lực thẩm mỹ. Kí họa cũng có thể trở thành tác phẩm độc lập mang đậm phong cách nghệ thuật cũng như có cá tính riêng biệt của người họa sĩ.Các phương tiện để thực hành ký họa, ghi chép, thâm diễn. Các phương tiện dùng trong ký họa, ghi chép rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào sử dụng và thói quen của từng người. Có những họa sĩ chỉ sử dụng một hoặc hai phương tiện khác nhau để phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu của họ. Song tất cả các phương tiện đều tuân thủ một nguyên ký nhất quán là sử dụng linh hoạt, nhanh nhạy, thích ứng với các loại vật liệu giấy vải... Đối với những người mới học vẽ kí họa, tốt nhất nên bắt đầu với bút chì. chọn loại bút chì mềm, có thể dùng hai ba loại bút cho một bài vẽ để tạo ra sự khác nhau để phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu của họ. song tất các phương tiện đều tuân thủ một nguyên lý nhất quán là sử dụng linh hoạt, nhanh nhạy, thích ứng với các loại vật liệu giấy vải... Đối với những người mới học vẽ kí họa, tốt nhất nên bắt đầu với bút chì mềm, có thể dùng hai, ba loại bút cho một bài vẽ để tạo ra sự khác nhau, khoáng hoạt cho các nét vẽ sao cho đối tượng được thể hiện sinh động nhất. Với cách vẽ nhanh, khoái quát như vẽ các chuyển động của đối tượng hay cảnh vật có thể dùng bút sắt hoặc bút chì nhọn để đặc tả chi tiết. Tuy vậy dù là sử dụng công cụ hay vật liệu nào thì người vẽ phải biểu hiện đối tượng một cách sống động nhất mà không gò bó, không quá lệ thuộc và thực tế. Họ có thể nghiên cứu hàng giờ, hàng ngày nhưng thời gian không phải là mục đích mà sự biểu hiện, thẩm mỹ trên bức ký họa mới là điều quan trọng hàng đầu. Trên một bài ký họa cũng có thể sử dụng nhiều loại công cụ với nhau như , bút sắt điểm màu, bút sắt mực nho, bút chì, chì màu, màu nước hay kết hợp thêm các loại phấn, sáp màu. Khi có một nền tảng thẩm mỹ tốt, có khả năng biểu hiện được tất cả các đối tượng cần nghiên cứu, nắm bắt đưuọc tính năng của các loại phương tiện, công cụ thì có thể dựa vào các đối tượng cũng như cảm hứng nghệ thuật của mình để chọn lựa những phương tiện, công cụ hữu dụng và phù hợp nhất