Vẽ mỹ thuật theo trí nhớ

  Trí nhớ là một yêu cầu cần thiết của người vẽ. Thông qua trí nhớ, có thể hình dung được những hình thể trong thiên nhiên nhờ đó nắm được những đăc điểm khi vẽ, nâng thiên nhiên lên một bước, làm cho thiên nhiên hoàn chỉnh hơn về mặt tạo hình của nghệ thuật. Muốn có trí nhớ tốt, phải có quan sát sự vật qua so sánh và nhận xét. Người họa sĩ cần luôn luôn vận dụng những đặc điểm của trí nhớ để luyện mắt cộng với luyện tay và thể hiện được những cái thấy của mình. Môi trường luyện trí nhớ tốt nhất và thường xuyên nhất là vẽ tốc họa nhưng mới đây chỉ là phương pháp luyện cách nhìn khái quát, đơn giản nhất. Dùng trí nhớ ở đây mới là bước đầu mang tính bổ sung. Bởi vì trí nhớ không chỉ luyện cho ta nhìn các dáng chung chung của bên ngoài sự vật mà còn giúp ta nắm được đặc điểm chi tiết, hơn nữa không khí của hình ảnh mà ta đã sống, nội tâm của sự v ật qua nhiều màu sắc, độ đậm nhạt khác nhau. Luyện trí nhớ tức là luyện cách nhìn, đường nét và khối. Vì trí nhớ không những chỉ làm cho ta có thể hình dung lại được những hình ảnh đã thấy mà còn có thể giúp ta tưởng tượng được cái ta chưa thấy trực tiếp, chỉ thấy qua lời kể mà hình dung ra được. Trí nhớ và trí tưởng tượng là đôi bạn đồng hành giúp cho người vẽ trong sáng tác nghệ thuật. Luyện trí nhớ bằng cách: - Luyện cách nhìn, nhận xét, quan sát , - Thể hiện. Cần luyện trí nhớ qua những hiện vật đơn giản, không có howacj ít chi tiết phụ. Trước hết quan sát hình, nhận xét, so sánh tỉ lệ, sau đó cất hình mẫu đi và thể hiện theo phương pháp phác hình trong hình họa. Sau khi đã phác hình xong, vận dụng trí nhớ, tìm lại trong kí ức những nhận xét, so sánh đã có. Đến lúc không còn nhớ gì thêm nữa thì nhìn thêm mẫu ( không được đối chiếu trực tiếp với hình vẽ ) để kiểm tra lại những thiếu sót. Sau khi quan sát lần thứ hai, lại tiếp tục làm như lần đầu, bổ sung cho bài vẽ, cho đến khi bức vẽ hoàn thành ( như là đã vẽ trực tiếp ). Qua cách luyện tập trên dần dần nâng cao trí nhớ bằng vẽ các hình phức tạp. Rồi tiến tới đánh bóng và vẽ những khóm đồ vật, người, cảnh….v…vv.. Ngoài cách luyện trí nhớ trên còn cần luyện thêm theo cách khác nữa như: Tập vẽ hình họa đơn giản , vẽ kĩ đủ cả bóng, nét , cần vẽ nghiên cứu sâu, có vậy mới nhớ được. Sau đấy vẽ lại theo trí nhớ. Có thể vẽ bé hơn bức vẽ trực tiếp mẫu. Qua thời gian luyện như trên, có thể áp dụng vẽ mầu ( khi đã học bài màu ). Trong phương pháp vẽ theo trí nhớ, ngoài hai cách trên áp dụng cho tất cả : vẽ màu và bố cục đơn giản, tức là không có những màu phức tạp , thí dụ như các màu thuộc về xám , cảnh tĩnh vật, có nhiều lớp trước sau. Còn phương pháp luyện trí nhớ nữa bằng cách phác hình rồi ghi bằng chữ những tên màu lên trên vị trí mảng hình có những màu ấy ( thí dụ : cái chai có những màu : lơ tím , đỏ, vàng…) ghi xong đem bảng vẽ phác ấy phóng to hơn và pha màu tô lên trên qua những tên các màu đã ghi , vận dụng thêm trí nhớ để pha cho đúng. Sau khi đã tô màu xong, lại đem đối chiếu với đúng thời gian, thời tiết mà ta đã nhận xét và ghi ở bản phác thảo. Vì ánh sáng và màu sắc thay đổi theo thời gian ( sáng , trưa, chiều )và thời tiết ( nắng, mưa, trời râm …) như đã nói ở bài màu sắc. Cách vẽ trên mới chỉ nói tới màu, khi đã tạm đạt được yêu cầu thì cần chú ý thêm cả về màu sắc. Cách vẽ trên mới chỉ nói đến màu, khi đã tạm đạt được yêu cầu thì cần chú ý thêm cả nhận xét độ đậm nhạt, xa gần tức là cộng thêm khối, bề sau của thiên nhiên. Vẽ theo trí nhớ đã được đưa vào chương trình chính khóa ở các trường mĩ thuật ở các nước Châu Âu và được coi trọng. Người ta còn vận dụng nhiều phương pháp thể hiện trong loại vẽ mỹ thuật này. Thí dụ : vẽ lại bức tranh mang tính chất kinh điển  ( tranh kinh điển mới phục vụ cho học tập cơ bản tốt ). Mới đầu chọn tranh đơn giản , bố cục ít nhân vật , bối cảnh không phức tạp , nhận hết những gì đã nhớ , mang tranh chính ra xem lại để kiểm tra, xem thiếu những gì, lại tiếp tục bổ sung cho đến khi tranh chính và tranh vẽ lại không khác nhua bao nhiêu là tạm được. Nhớ lúc kiểm tra phải cất tranh đang vẽ đi, chỉ kiểm tra bằng trí nhớ.

0976984729