Những Phương tiện dùng trong giảng dạy

    Những phương tiện dùng trong giảng dạy môn hình họa có liên quan chặt chẽ tới phương pháp sư phạm, tới việc thực hiện chương trình đào tạo và kết quả của môn học, chúng ta có thể đào tạo được một người biết cầm bút vẽ bằng bất cứ phương tiện giảng dạy như thế nào, Nhưng chúng ta sẽ thất bại nếu muốn đào tạo cho đất nước một thế họa sĩ biết cách làm việc cho phương pháp và đủ sức vươn lên thành những họa sĩ có tầm cỡ bằng những phương tiện giảng dạy, học tập tùy tiện và chắp vá như vậy, chúng ta chắc có đầy đủ kinh nghiệm và căn cứ để chứng minh vấn đề đó gần 10 năm học tập và giảng dạy dưới bom đạn và sơ tán mặc dù hết sức tự hào với nhận loại về lòng dũng cảm, trí sáng tạo và sức chịu đựng vô bờ bến của mình.

       Với yêu cầu đào tạo hiện nay, mặc dù vẫn còn khó khăn chúng ta cần phải rất coi trọng cơ sở vật chất như là một điều kiện thiết yếu nhất để thực hiện phương pháp đào tạo khoa học, nâng cao chất lượng , giảm bớt thời gian chết , gây hào hứng trong học tập và đạt hiệu quả cao.

     1- Trong lĩnh vực nội thất.

   a) Phòng học :Phòng học dùng để vẽ hình họa tốt nhất là những phòng rộng và cao có thể là những phòng liên thông nhau, khi cần thì có ngăn bằng những vách ngăn có bánh xe di động. Cửa phía ngoài lấy ánh sáng không nên làm như cửa sổ thông thường mà là những cửa kính kiểu lá sách  có thể điều chỉnh lượng ánh sáng dễ dàng, độ chếch của ánh sáng thường là sử dụng ở khoảng trên dưới 45 độ vì vậy thường phải cao khoảng ngang vai tức là độ 1m40 là vừa. Phòng học thấp, ánh sáng chiếu ngang không tạo nên được những hình khối rõ ràng và đẹp, làm cho học sinh khó vẽ và hình tạo nên không đẹp.

      b) Rèm che : Trên cửa lấy ánh sáng phải có 2 loại rèm che, một loại mỏng như lụa và trắng, còn một loại thì đen và dày loại mỏng được dùng trong trường hợp ánh sáng chiếu xiên vào gây nên những vật loang lổ gay gắt thì phải dùng loại rèm này che để ánh sáng chiếu xuống dịu và đều hơn do bị khuyech tán qua lớp màn che mỏng. Loại dày và đen thường dùng trong mùa đông và dưới ánh đèn. Nếu không được che thì ánh sáng đèn và ánh sáng bên ngoài bằng nhau không thể tạo nên hình khối rõ ràng làm cho học sinh khó nhận xét để tập vẽ. Khi che kín lại, nguồn chiếu sáng là đèn trở nên rõ ràng mạnh và dứt khoát hơn, hình khối được phô bày cụ thể, bóng đơn giản làm cho học sinh dễ nhận xét tiếp thu bài giảng và thể hiện bài tập dễ dàng hơnÝ tưởng nghệ thuật thiết kế và vẽ các loài thủy tộc

    c) Đèn : Trên trần nên bố trí 2 đây đèn bóng mờ, hoặc có hộp bóng nhựa trắng hoặc thủy tinh sữa miễn sao tạo nên trong phòng được một độ sáng dịu vừa phải để dễ nhìn rõ bài vẽ, học sinh và thầy giáo có thể làm việc được. Ngoài hệ thống ánh sáng chung ấy ra còn cần phải có một hệ thống ánh sáng để bố trí mẫu vẽ. Hệ thống này ở mỗi phòng học độ 4 đèn là vừa. Ở mỗi đầu, treo lửng trên dây thép căng từ đầu tường này sang đầu tường kia ? đèn pha một cái độ 500 oát còn một cái độ 200 oát được bố trí sao cho tạo cùng với vị trí người mẫu thành một góc 90*. Có yêu cầu như vậy vì, nếu góc nhỏ hơn ánh sáng của 2 đèn sẽ trở nên trùng lặp không cần thiết. Còn nếu to hơn ánh sáng có thể chiếu vào mắt người vẽ khó làm việc. Pha 500 oát dùng để tạo nền phía sáng thành những diện dứt khoát pha 200 oát có che kính mờ để chiếu vào phía tối làm cho bóng tối không bị tối om không thể thấy gì, học sinh  vẫn có thể diễn tả được hình khối, đậm nhạt ở nột cung bậc thấp hơn và không bị đơn điệu quá so với bên kia.

        Việc bố trí ánh sáng rất quan trọng, người thầy không thể coi thường, có nhiều bài học, học sinh phải vẽ vất vả chỉ vì bố trí ánh sáng kém, hình khối của mẫu không nổi rõ, học sinh nhìn không ra chỉ vẽ mò, vì vậy kết quả rất thấp, phung phí nhiều công sức đáng lẽ có thể dùng cho việc khác. Cho nên tuy thời gian học có dài mà những vấn đề cơ bản vẫn không nắm được chắc.

     d) Giá, bục để bố trí mẫu :

   - Giá : Giá dùng để treo những mẫu vẽ nhỏ như hoa văn đắp nổi, một số bằng thạch cao, mắt, mũi, miệng, tai tượng Đavit chẳng hạn. Giá là một thanh gỗ có chiều cao độ 2 mét và có nhiều lỗ để cắm chốt treo mẫu vẽ. Dưới cổ chân với đường kính chân để độ 50cm cho khỏi bị đổ. Giá có thể làm từ gióng sắt hoặc duyara cũng được.

    - Bục : Bục dùng để đặt mẫu người hoặc thạch cao , nên có 3 loại : loại cho mẫu đứng, mẫu ngồi và mẫu nằm: loại mẫu đứng thì nên dùng loại bục thấp và đủ độ rộng để bố trí các tư thế đứng là được , không nên để mẫu đứng dưới đất vì như vậy tầm nhìn quá thấp khó vẽ và bị che lấp bởi dụng cụ học tập và người học sinh ở phía trước. Bục này cỡ 30x60x80cm là vừa.

     Loại mẫu ngồi có thể dùng ghế tựa hoặc có thể dùng những khối hộp cỡ 30 x 40 x 60  ghép với nhau tạo thành niều kích cỡ khác nhau làm cho việc đặt mẫu dễ dàng và phong phú hơn.

       Bục để bố trí cho mẫu nằm nên đóng thành hai bục rời cỡ 40 x 60 x 80 tùy theo yêu cầu của bài và bố trí mẫu trên mặt bục hoặc ghép đôi lại với nhau.

       Trường hợp cần bày tĩnh vật phải có loại bục có tầm cao bằng mặt bàn và có tấm chắn ở phía sau làm nền hoặc vứt những mảnh vải phủ lên, mặt bục chỉ cần rộng 60 x 80cm là vừa.

    e) Vách ngăn : Trong mỗi lớp nên có vách ngăn có bánh xe ở phía trước khi không cần thiết có thể dễ dàng dẹp lại một phía, còn khi dùng có thể biến thành một vách ngăn để chia thành các nhóm khác nhau, hoặc có thể sử dụng để treo bài khi chấm hoặc triển lãm , hoặc làm phông thay quần áo cho mẫu. Đối với yêu cầu của một phòng hình họa thì hệ thống vách ngăn rất tiện lợi. Kích cỡ của vách ngăn không nên làm to quá khó sử dụng, chỉ nên đóng bằng 2 tấm gỗ dán là vừa. Ngoài ra trên góc giáp trần với tường nên gắn sẵn những dóng sắt hoặc dduysrra, khi triển lãm có thể buộc giây để treo tranh không phải đục tường làm hỏng nhà.

      2 – Đồ dùng học tập của học sinh:

    a) Bảng vẽ nên đóng thành 3 loại : loại 60 x 40cm loại 60 x 80cm : loại 80 x 120cm loại nhỏ dùng để vẽ tĩnh vật hình khối nhỏ, hoặc vẽ ký họa lấy tài liệu. Loại trung bình dùng để vẽ người bán thân hoặc toàn thân, vẽ phong cảnh nội thất. Loại bảng to thường chỉ dùng cho 2 năm cuối khi đã có tầm nhìn khái quát hơn và dùng để vẽ nghiên cứu sâu hơn.

      Bảng vẽ nền đóng bằng gỗ dán hco nhẹ. Đóng xong phải sơn, vì không sơn học sinh bồi bảng, nước  làm chương gỗ chỉ vài lần là hỏng bảng gây lãng phí.

    b) Ghế dùng cho lớp học nên đóng ghế đẩu, không nên đóng ghế tựa, không nên đóng rộng mặt quá. Yêu cầu của ghế là gọn, không vướng, dễ xoay người, ngả người trong khi quan sát mẫu vẽ, khi vẽ xong có thể xếp gọn không chiếm diện tích. Nên đóng ghế này với hai loại chiều cao khác nhau, để trong lớp có người thấp,ngồi cao và đứng, khi vẽ không làm vướng mắt nhau. Loại cao độ 500cm loại thấp độ 30cm là vừa. Phía sau có một chân trống và một móc cài với mặt trước để khi vẽ giá không bị trượt xoạc ra dễ gẫy.

        Cũng có thể thiết kế loại giá tượng như trên nhưng có bảng gỗ dán gắn liền vào, khi vẽ học sinh không cần phải mang theo bảng.

      Giá vẽ cần phải đóng chắc chắn nếu không dễ bị gẫy đổ giập không dùng được lãng phí.

    d) Cặp vẽ : cần phải có đối với bất cứ học sinh nào. Nó được sử dụng để cặp tài liệu và đồng thời làm bảng vẽ kí họa khi phải đi vẽ ngoài. Cặp vẽ nên làm bằng bìa dày hoặc gỗ dán quét sơn, hoặc bọc vải, khuôn khổ có thể to hoặc nhỏ hơn 1/4 tờ giấy nguyên khổ. Có thể dùng ngay cặp sắt để khóa cặp này khi vẽ thì dùng để giữ giấy cho khỏi xô lệch.

      Ngoài ra trong năm đầu hoặc cả năm thứ hai học sinh luôn phải có que đo giây rọi khi vẽ để ước lượng kiểm tra xem hình vẽ đã đúng chưa.

     e) Giấy : giấy dùng để tập vẽ phải đạt được hai yêu cầu : không được láng trơn. Hạt càng nổi càng tốt, vì như vậy chỉ cần vẽ nhẹ tay đã bám được vào rồi đồng thời nhờ vậy hình vẽ xốp, không bị lì trông dễ chịu. Yêu cầu thứ hai là chịu được sự chà xát của tẩy mà không bị tước hoặc thủng tốt nhất là giấy dày và có mặt ráp. Còn thiếu có thể dùng tạm các loại giấy khác như giấy việt trì, giấy báo cũng được.

     g) Tẩy : Tẩy có nhiều loại, nhưng để vẽ hình họa tốt nhất là loại tẩy mềm tẩy sạch vết chì nhưng không bị rách giấy hoặc sơ giấy.

     Ngoài các vật liệu thông thường trên kia học sinh những năm cuối cso thể sử dụng thêm các chất liệu khác để vẽ như than, phấn nẫu …. Tuy nhiên điều kiện sử dụng và bảo quản khó nên ít dùng.

    3 – Mẫu vẽ :

    Mẫu vẽ đối với việc dạy hình họa là rất quan trọng, vì nó chính là đối tượng miêu tả, là trình tự của chương trình huấn luyện. Thiếu mẫu vẽ, chương trình bị đảo lộn, tính sư phạm trong giảng dạy của thầy và tính tiếp thu của trẻ bị giảm hiệu quả rất nhiều. Do vậy nhà trường cần phải coi trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập. Người thầy phải coi trọng việc chuẩn bị mẫu vẽ cho từng bài như là chuẩn bị giáo án. Học sinh học có hào hứng hay không, có kết quả hay không cũng thuộc vào mẫu vẽ rất nhiều.

     a) Mẫu tĩnh vật: tĩnh vật có thể sử dụng các loại hoa thực, hoa nhựa, quả bàng nhựa bằng sáp, các loại lo, bình tượng nhỏ bàng gốm, sứ, đồng, thủy tinh, gỗ : các loại chim thú nhồi làm mô hình , các loại ghế có hình dáng đẹp, xô xách nước, kìm, c lê , đèn bão, đèn thợ mỏ…vv .vv .. Nói tóm lại yêu cầu phải có trong kho nhiều loại tĩnh vật khác nhau để khi cần thiết người thầy có thể bày theo chủ đề và trình tự của chương trình gây hòa hứng học sinh và sự phong phú của các bố cục bài tập.,

     b) Mẫu thạch cao : mẫu thạch cao bao gồm các loại trích phù đến trang trí, các loại hình khối cơ bản, các loại tượng tròn, chân dung, nửa người, cả người, hoặc những bộ phận như mắt mũi, tai, miệng, trích từ đầu tượng Đavit của Mikeleggielo. Yêu cầu đối với tượng mẫu thạch cao làm sao có hình khối đẹp, đứng để học sinh làm quen tiến lên vẽ người thật – mẫu động. Những pho tượng cổ điển Hi Lạp cũng như của Mikelenggielo thường được dùng làm đối tượng vẽ nghiên cứu. Nhà trường cần phải đặt các nhà điêu khắc vững tay sáng tác theo mẫu một số tượng nam hoặc nữ đẹp theo hướng này để cho học sinh tập vẽ, những đối tượng vẽ  như vậy phù hợp với việc chuyển sang mẫu người Việt Nam  hơn là những tượng cổ Hy Lạp. Những mẫu này phải là những  mẫu không mặc quần áo. Vì điều quan trọng ở đây là vẽ nghiên cứu cơ cấu hình khối và sự vận động của nó trên cơ thể con người, khi vẽ người có quàn áo thì thì có thể hiểu được cấu trúc bên trong, hình sẽ không bị xộc xệch sai lạc như những người không nắm được chỉ vẽ theo cách hiểu bên ngoài.

     c) Mẫu người :  mẫu người dùng để vẽ trong nhà trường nên trọn người có tỉ lệ cân đối. Đối với nam cơ bắp nổi rõ, khỏe mạnh, mẫu đẹp và vóc dáng dễ bố trí, gây hào hứng cho người vẽ. Yêu càu phải đạt của bài vẽ cũng thuận hơn. Mẫu tốt còn để lại những tỷ lệ vóc dáng đẹp trong đầu, giúp rất nhiều cho việc nhớ và dựng tranh sau này.

      Nên trọn cả mẫu trẻ và mẫu già, cả nam và nữ. Nếu có thể nên chọn thêm những mẫu có những vóc dáng của một vài thành phần nghề nghiệp trong xã hội như dân chài, công nhân , nông dân, hoặc nghệ sĩ ba lê…v…v.v. ở nước ta quan điểm phong kiến còn rất nặng nề, người làm mẫu chưa được coi trọng và chưa có quyền lợi xứng đáng, do đó chưa có được mẫu đẹp đúng tiêu chuẩn để vẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả đào tạo rất nhiều.

    d) Kiến trúc bên trong :  vẽ kiến trúc bên trong cùng với đồ đạc và trang trí trong nhà để tạp miêu tả không gian trong nhà. Vì vậy nó cũng là một đối tượng để học tập. Nên chọn những kiến thức bên trong tiêu biểu và đẹp có thể là một góc nhà ở với bàn ghế, tủ, máy thu hình….. hoặc một cảnh bên trong nhà nông thôn, bảo tàng, phòng thí nghiệm, nhà máy đều là những đối tượng để tập vẽ không gian bên trong nhà.

   e) Phong cảnh và kiến trúc : vẽ kiến trúc và phong cảnh ngoài nhà duwois ánh sáng tự nhiên. Những kiến trúc tiêu  biểu như đình chùa hoặc dinh thự, lăng tẩm hoặc một góc phố một ngõ hẹp …. Đều được coi là những đối tượng để vẽ phong cảnh.

    g) Phong cảnh sinh hoạt : Vào những năm cuối có thể đưa học sinh đi về những cảnh như bến tàu, bến sông , đường phố, bao gồm cả cảnh sinh hoạt của con người, tàu xe, hoặc cảnh đạp lúa quạt thóc trên sân kho ….. đều là những phong cảnh sinh hoạt như vậy được tốt là người học sinh đã bước sang cách làm việc của người họa sĩ với sự sáng tạo độc lập của mình, về những búc vẽ tốt với những chủ đề như vậy có thể coi là những tác phẩm nhỏ.

0976984729