Dạy vẽ thiếu nhi
Dạy vẽ thiếu nhi trước hết là nhằm giáo dục nhằm nuôi dưỡng năng lực thẩm mỹ , nuôi dưỡng tình yêu và niềm say mê nghệ thuật cho các em giúp các em cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ thuật, trong đời sống và thiên nhiên xung quanh, giúp cho tình cảm, tâm hồn các em thêm đẹp thêm phong phú và tinh tế góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. giúp các em thêm tự tin biết tìm tòi khám phá, biết bộc lộ bản thân đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Những năng lực này không chỉ dành riêng cho mỹ thuật mà còn là cơ sở của mọi ngành khoa học. Giúp các em nắm được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ tạo hình như : mầu sắc , đường nét, bố cục , hình mảng. Bồi dưỡng kiến thức mỹ thuật làm quen và biết sử lý chất liệu như : chì, sáp màu ,bột màu, thuốc nước ... biết biểu đạt lên tranh nhận thức và tình cảm của mình với hình thức đẹp cũng như có thể vận dụng phần nào vào cuộc sống của các em. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu hội họa cho các em.Giáo dục các em ý thức xã hội và phát triển kiến thức. Góp phần xây dựng phẩm chất nhân bản và giữ gìn cá tính cho các em. Tất cả những năng lực kể trên sẽ là cơ sở vững chắc để tài năng nghệ thuật của các em phát triển.Trẻ em Việt Nam chúng ta hầu hết là thông minh, khéo tay và thích vẽ nhưng thật đáng tiếc là hiện đang có nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến các em như những ấn phẩm, tranh chuyện nước ngoài có chất lượng mỹ thuật thấp. Những sách dạy vẽ có nội dung sai lệch, đặc biệt là các em thường phải tiếp cận với những chương trình cà phương pháp dạy vẽ có nội dung không khoa học nên dẫn đến thực trạng là thị hiếu thẩm mỹ thấp, các em vẽ hình khôn, nhưng ham chi tiết, tủn mủn,nghèo trí tưởng tưởng, kém sáng tạo và ít cảm xúc. Theo J.Piaget nhà tâm lý học, nhà báo học về trẻ em thì trí tuệ có bản chất thao tác và xây dựng nên bằng chính hành động của mình. Trí tuệ không có sẵn trong đầu đứa trẻ, cũng không nằm ở dối tượng khách quan mà nằm ngay trong mối qua lại giữa chủ thể và đồi tượng thông qua hành động. Trí tuệ có sự phát triển qua từng giai đoạn và có sự kế tiếp. Bởi vậy năng lực thẩm mĩ cũng như năng khiếu nghệ thuật của các em không thể giáo dục bằng lý thuyết. Sự phát triển của năng khiếu hay tài năng là một quá trình ( và thường khi đã trở thành, đã hình thành một phẩm chất nghệ sỹ nhất định, một năng lực sáng tạo nhất định thì - quả thực - anh ta sẽ là người thầy của chính mình, chẳng ai làm cho anh ta tài hơn được.Nhưng để có được cái ngưỡng của vô hình của cái phẩm chất và năng lực ấy thì dứt khoát, con người ấy cần phải được giáo dục nhiều , được học nhiều tùy theo hoàn cảnh).Qua thực nghiệm và nghiên cứu, tâm lý học hiện đại đã phủ nhận quan điểm : " Tài năng do bẩm sinh là chủ yếu " của thuyết duy lý cổ điển. Cũng không tán thành quan điểm coi mỗi người mang sẵn trong mình một năng lực đặc biệt. Mà thực ra năng lực đó chỉ có thể hình thành dần dần trong quá trình hoạt động của trẻ. Được xây dựng trên nhu cầu và hứng thú cá nhân, phát triển qua những giai đoạn khác nhau. Năng lực đó là giáo dục xã hội, giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường tạo nên ở từng người. Bởi vậy thầy cô giáo phải hiểu đầy đủ các quy luật của sự phát triển trí tuệ của trẻ em làm cơ sở để tìm ra các phương pháp tiếp cận và giảng dạy thích hợp. Cũng như trong giáo dục trí tuệ , phương pháp giáo dục là dẫn dắt , khơi gợi để các em tự thay đổi từ bên trong thông qua học tập. Với cùng đối tượng bắt đầu học vẽ thì năng lực nhận thức của các lứa tuổi sẽ khác nhau. Mà ngay trong cùng một lớp, cùng nhóm tuổi thì khả năng nhận xét, tư duy và biểu hiện của các em cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bởi vô vàn yếu tố như thể chất, gia đình, môi trường , xã hội ....... tác động và tạo thành. Do đó nếu chú ý các thầy cô sẽ nhận thấy ngoài sự khác nhau về tính cách thì trong việc vẽ, các em cũng có những năng lực ban đầu khác nhau .