Hình họa ( Tài liệu nghiên cứu và giảng dạy )

Đây là một kiến thức căn bản mà các học viên khi đến với lớp học vẽ của trung tâm Mỹ Thuật MS được học. Trước hết hình họa không phải là một bức vẽ nói chung mà là một bài vẽ nghiên cứu cơ bản. Hình họa giúp sinh viên có cách nhìn, cách vẽ có căn cứ khoa học và có phương pháp để dần hướng tới phối hợp một cách thống nhất nhịp nhàng giữa con mắt và bàn tay, nhằm diễn tả được đối tượng lên mặt giấy một  cách chân thực và đạt giá trị thẩm mỹ.
 
Khái niệm đúng, giống, chân thực trong nghệ thuật hoàn toàn không đồng nhất với khái niệm đúng, giống, chân thực như trong một vài phạm trù khác. Các khái niệm này bao giờ cũng hàm trong đó chất lượng thẩm mỹ. Nghĩa là phản ánh không nguyên xi các sự kiện mà phải có chọn lọc được những nét đặc trưng , tiêu biểu đồng thời có tính khái quát của sự kiện.
 
  Trong lĩnh vực này chúng ta hãy lắng nghe và nên suy nghĩ một cách nghiêm túc những phát biểu của các danh nhân văn hóa: 
 
 - " Mắt người tái hiện lại và sự thỏa mãn một cách khác với loài vật, tai con người khác với tai các loài vật kém phát triển "  (Mác - Anghen về nghệ thuật )
 
 - " Trong nghệ thuật, điều quan trọng không phải là cái đúng của các sự kiện, mà là cái đúng của tâm lý sự kiện " (M.Goocki)
 
 - " Con mắt của chúng ta thấy tất cả, nhưng trí óc của chúng ta chỉ chọn lọc những cái gì mà nó cho là đẹp " ( N. Put- xanh, danh họa Pháp )
 
 - " Tranh hay ở chỗ vừa giống vừa không giống, giống là mị tục, không giống là lỗi thời " ( Tế Bạch Thạch - danh họa Trung Hoa )
 
Từ những ý kiến trên, chúng ta hãy xem những tác phẩm của các danh họa trên thế giới như: Michelangelo, Ra-pha-en, Leonardo di ser Piero da Vinci...Chúng ta đều  thấy những nét tiêu biểu nhưng hết sức chân thực, hết sức giản dị và luôn làm ta xúc động bởi chiều sâu tâm lí của các bức hình cũng như về mặt nghệ thuật. 
 
Đối với người thầy hướng dẫn cần giúp các em sinh viên không sa đà vào các chi tiết vụn vặt, không tiêu biểu mà phải có cái nhìn khái quát, biết đưa vào bài các đường nét đã được chọn lọc và biết tổ chức chúng lại thành một bức tranh có chất lượng khá về các mặt. Tránh quan niệm sai lầm học vẽ tức là trông thấy sao vẽ thế ấy. Lối vẽ sẽ làm hạn chế khả năng vươn lên của các em. Mặt khác, phải phân tích cho các em hiểu chỗ yếu kém trọng việc bịa đặt tùy tiện, cái lối làm ra vẻ sáng tạo, vẽ muốn khoe khoang nhưng lòe người xem bằng kĩ thuật. Mỗi bức vẽ cần đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
 

BA YẾU TỐ TRONG BỐ CỤC HÌNH HỌA

Khi muốn có được bố cục mặt của hình họa, trước hết cần phải tìm ra yếu tố tổ hợp thành hình họa, và phải nắm vững đặc tính cũng  như hình, không gian và thể động..vv của nó. Bố cục chủ yếu hội tụ qua 3 yếu tố: Điểm, diện và tuyến. Bởi vậy khi phân giải đặc thù không gian của điểm, tuyến và diện cần chú ý các  vấn đề sau:

Sắp xếp các điểm biểu thị vị trí thành hàng sẽ biểu thị được hướng, tập hợ các tuyến lại sẽ được diện. Bởi vậy một mặt xét đến tổng thể hình mặt khác phải đạt được sự sân bằng về hướng

ĐIỂM (spot)

Nếu lý giải theo hình họa thông thường thì điểm không chiếm diện  tích trong hình họa. Nhưng để nắm bắt được hình nếu lấy tiền đề chúng là một thành phần được biểu hiện qua thị giác thì điểm cũng nên xét là diện có hình và có diện tích. Lúc đó phải căn cứ vào mối tương quan giữa diện tích hình một cách tương đối để tìm ra diện tích điểm, bởi vậy nên định đoạt điểm lớn hay nhỏ. mặt khác phần lớn điểm có dạng tròn, cũng có thể là hình tứ giác theo hình học, hay là hình tương tự như giọt nước, nhưng nếu cho một cảm giác về không gian đối với điểm hay cho một hình hay lượng cũng có cảm giác thì nó sẽ có mạnh và yếu ( cường, yếu ). Điểm trong hình do đồng đều trong không gian giữa điểm với điểm hay sự sắp xếp sẽ cho một cảm giác về động, có tiết tấu và xa gần.

TUYẾN (line)

Liên kết các điểm lại với nhau sẽ được tuyến, có thể nói tuyến có chiều dài vô tận, nhưng cho nó là một thành phần được biểu hiện qua thị giác thì cũng cần phải xét đến điểm và tuyến cũng có một chiều dài nhất định nào đó. Lúc đó chỉ nhờ vào sự cảm giác thì diện sẽ không tháy được hết phạm vi giới hạn lowooans nhất của tuyến, lúc đó tuyến cũng vẫn được quyết định bởi mối tương quan tương đối giữa diện tích mặt bức họa .

Mặt khác tuyến có tuyến thẳng do sự kéo dài của tuyến thẳng tắp, hay là tuyến đã được ngắt đứt thành đoạn ngắn, còn có tuyến( dường) gấp, tuyến parabol, tuyến tự do, tuyến vòng cung và nững hình khác nữa. 

Tuyến cũng có nhiều tính cách như: có tuyến chếch góc nhọn, song song thẳng đứng, bình hành, mặt trước có biểu hiện đường cong  vững chắc ở thế động có quy luật. Hiệu quả như vậy là do sự nhấn mạnh sự tập trung của tuyến tạo nên. Tuyến có thể cắt chia mặt bức hình, nó còn có chức năng xử lí vj trí giới hạn giữa diện với điểm.

DIỆN (plane)

Tập hợp những tuyến mà do điểm nối tiếp thành sẽ cho ta diện. Diện có nhiều kiểu dáng hình. Diện hay gặp thường ngày có hình vuông đều, hình tam giác và các loại hình học khác như hình tròn. dùng đặc tính riêng của chúng ta có thể tổ hợp thành nhiều hình họa (mặt hình) mặt khác cũng phải xét đến diện mà do tuyến cắt ra hình thành hay những yếu tố khác như sự trùng lwpj của điểm mà dần ra điểm...vv. Từ đó nắm được sự lớn nhỏ của hình để tiến hành bố cục. 

trên sự bố cục về diện, sự chồng đè lên nhau cũng có thể tạo ra hình mới. Loại hình không gian trong suốt nhưng có cảm nhận về chất nếu chồng lên nhau cũng có thể tạo ra loại hình mới khác hẳn nhau, Sựu chồng đè lên nhau của hình cũng cho hiệu quả về không gian có chiều sâu đứng: chẳng hạn như từ hướng nghiêng, song song mặt nước và thẳng góc sẽ cho cảm giác về không gian 3 chiều.

1, BA YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐIỂM

A, Phương pháp sắp xếp thông thường:

Ta thử dùng phương pháp sắp xếp nhất định nào đó đem các điểm có thể chiếm một vị trí bất kì nào đó chiếu theo một quy luật nào đó để tạo ra được một khoảng cách trên dưới phải trái của điểm.nếu việc sắp xếp tiệm tiến giữa điểm và điểm ta tiến thêm một bước nữa làm hco điểm có sự chênh lệch về độ lớn  nhỏ khác nhau khiến cho bức họa có cảm giác động hơn. về giới hạn lớn nhỏ nhất của điển đối với thị giác nhất thiết phải xem mối tương quan giữa chúng với nội dung của mặt hình họa.

B. Sắp xếp trên vị trí đồng đều của hình họa

Bởi đặc tính của yếu tố điểm nó có chiếm một vị trí nhất định trên hình họa cho nên trước hết phải xét tới sự đồng điệu về không gian mà các điểm chiếm giữ tương quan ra sao , sau đó mới tiến hành tạo hình. Lúc này nếu điểm lớn nhỏ đều nhau hoăc là điểm có sự lớn nhỏ khác nhau thì hiệu quả cấu thành cũng không giống nhau. Đối với đối tượng sai thì phải căn cứ vào số lượng khác mà tiến hành cấu thành.

C. Sự cấu thành bởi hình thức chồng đè lên

Để vị trí của điểm nhích lạ gần nhau cho đến lúc chồng đè lên nhau. Lúc này các điểm không trong suốt chồng đè lên nhau, làm thay đổi hình dạng ban đầu vốn có của nó, tạo thành các loại hình có từng mảng, đối với những điểm có cảm giác trong suốt thì khi chồng đè lên nhau cũng vẫn tạo ra laoij hình mới khác.

D. Sắp xếp theo hướng tâm hay ly tâm

Khi vị trí của điểm trên hình họa bắt đầu có sự sắp xếp một cách di động theo hướng tâm cho người ta cảm giác về không gian là hướng tâm. Nếu các điểm đó lại có sự biến đổi theo lũy tiến thì cảm giác nói trên càng rõ theo

2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TUYẾN

A. Dùng các tuyến song song biểu hiện hướng

tuyến thẳng trong hình họa là có hướng nếu tập hợp nhiều tuyến thẳng xếp song song với nhau thì hướng đó lại càng được nhẫn rõ ràng hơn. hướng được chia làm 3 loại: thẳng đứng, nghiêng chéo, ngang bằng. Ở đây đường thẳng to nhỏ như nhau chỉ có khoảng cách giữa tuyến với nhau là có thay đổi, chẳng hạn như khaongr cách đồng đều, thay đổi một cách đều đặn sẽ cho ta một cảm giác là một tập hợp chặt chẽ. Khi tuến có cỡ to nhỏ như nhau thì trên hình họa cho ta một cảm giác là bằng phẳng.

B. Vận dụng tổng hợp hướng của tuyến

Vận dụng một cách tổng hợp tuyến đó sẽ là một yếu tố chủ yếucấu thành hình. Hướng của tuyến  thẳng . Khi tuyến thẳng (đường thẳng) hướng về chiều khác nhau thì không được để tuyến hỗn loạn. Khi tuyến thẳng song song phân biệt tập hợp lại theo hướng khác nhau và được tổ hợp lại với nhau như vậy nếu khi tuyến thẳng chỉ còn có một số hướng tự do với một hình thức thì phải xét tới sự tổ hợp của tuyến " thẳng đứng và ngay thẳng "; " tuyến nghiêng và tuyến nghiêng"; "tuyến thẳng đứng và tuyến nghiêng"; "tuyến thẳng đứng, tuyến ngang phẳng và tuyến nghiêng"

C. Giữa tuyến với nhau tạo được cảm giác có tiết tấu

sắp xếp tuyến theo cách thức nhất định sẽ cho ta một cảm giác có tiết tấu. Cần phải xét tới mọi phương pháp sắp xếp có tăng tiến hay sắp xếp theo một quy luật nhất định. khi nắm bắt một cách tổng hợp về hướng của tuyến có thể cấu thành bức họa có cảm giác không gian 3 chiều.

D. Tuyến gấp và tuyến đứt đoạn

bây giờ ta làm cho tuyến thẳng gấp hay tuyến đứt ddaonj. tuyến gấp sẽ tạo ra loại hình mới, một tuyến thẳng bị gấp khiến nó vó thể vận động trên mặt hình họa một cách linh hoạt và tự do. So sánh với đường thẳng bị gấp trên hình họa thì tuyến đứt đoạn cũng có thể vận động một cách tự do.

3. BA YẾU TỐ CẤU THÀNH DIỆN

A. Việc sắp xếp diện:

Diện là hình, nên có diện tích, khi tọa diện tích bức tranh phải suy nghĩ và tính tỉ lệ giữa các hình có liên quan tới diện tích. theo những hình tương đồng khoảng cách không gian và diện tích trên bề mặt bức tranh để sắp xếp.Từ đó làm cho hình trở nên đa dạng và phong phú hơn

B. Đan xen diện

Hiệu quả của yếu tố này sẽ đem đến một điểm đặc trưng điển hình và hình xen càng xen vào nhau, không trong suốt có thể tạo ra những hinh mới phức tạp hơn.

C. Diện trong diện

Hiệu quả của yếu tố này sẽ làm nổi bật nên yếu tố âm dương của diện, tức là trong diện có điểm nhấn và có yếu tố chính phụ cho tranh.

hinh hoa 1

 

hinh hoa 2

hinh hoa 3

 

hinh hoa 4

 

hinh hoa 5

hinh hoa 6

hinh hoa 7

hinh hoa 8

hinh hoa 9

hinh hoa 10

Mời các bạn xem thêm hình ảnh Hình Họa đầy đủ tại đây

0976984729