Trang trí đường diềm
Đường diềm (A.frieze; P.frise. Vai trò và tác dụng của đường diềm trong trang trí và phục vụ đời sống. Trước hết cần tìm hiểu khái niệm về đường diềm. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những họa tiết trang trí xung quanh ấm chén, bát đĩa, lọ, khay, xung quanh những nẹp váy áo, ống tay áo của người dân tộc ..v...v.v.. đến các bia mộ, cổng đình làng, đền, miếu, đình, chùa, đều có các bộ phận kiến trúc được trang trí xung quanh hay kéo dài liên tục liên tục tạo thành một dải trang trí có thể nhắc lại , xen kẽ với nhau một cách sinh động , đẹp mắt, hấp dẫn mà không nhàm chán. Mục đích của dải trang trí kéo dài đó là làm đẹp và tôn lên sự trang trọng, nổi rõ những vật dụng chính trong cuộc sống con người như đã nói ở trên. Những giải họa tiết được kéo dài liên tục đó được gọi là đường diềm.
Trang trí đường diềm là sự sắp xếp các mảng họa tiết vận dụng các nguyên tắc trang trí cơ bản để tạo thành một dải trang trí kéo dài, liên tục, hài hòa hấp dẫn và đẹp mắt về đường nét, mảng hình,màu sắc, đậm nhạt...Do nhu cầu về trang trí rất rộng rãi nên đường diềm cũng có nhiều thể loại và hình thức phong phú, hấp dẫn và đẹp mắt về đường nét, mảng hình, màu sắc, đậm nhạt...Do nhu cầu về trang trí rất rộng rãi nên đường diềm cũng có nhiều thể loại và hình thức phong phú, hấp dẫn từ đơn giản đến phúc tạp, phù hợp với hình thức tạo nên cái đẹp của vật dụng.Đường diềm được ấn định giới hạn ở phần trên và dưới bằng những nẹp kéo dài. Nẹp có thể chỉ là những dải băng dài, cũng có thể là họa tiết trang trí đơn giản và nhỏ hơn so với đường diềm chính.Phần nẹp có tác dụng làm tôn đường diềm lên thêm trang trọng, đẹp mắt và chặt chẽ về bố cục.
Một hình thức trang trí có đặc trưng được kéo dài như một dải băng liên tục, trên đó các hoạ tiết trang trí hoặc các bố cục trang trí được nhắc lại đều đặn theo chiều dài đến vô tận. Hình thức đường diềm được dùng khá phổ biến trong đời sống: đường diềm trên vải vóc (thảm, khăn, quần áo của các dân tộc thiểu số...), trên đồ dùng bằng sành, sứ (ấm chén, bát đĩa, lọ,...) trong trang trí kiến trúc (những đường gờ trang trí tường nhà, mặt nhà), trên gỗ (mặt bàn thờ), trên đá (bia đá), trên ấn phẩm (sách, báo, giấy khen...). Đường diềm có thể được đặt theo hướng thẳng đứng, nằm ngang, cong hoặc tròn tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Trong môn học trang trí cơ bản, đường diềm là một bài tập để tập trang trí một dải băng dài có bố cục gồm một hoạ tiết hay nhóm hoạ tiết được trang trí cách điệu và nhắc đi nhắc lại liên tục.