Từ điển Mỹ Thuật Công Nghiệp
Mỹ thuật công nghiệp (A industri-al art; P. art industriel)
Vẻ đẹp thẩm mỹ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nó liên quan đến nhiều quan niệm chính xác, có thể phân tích dựa vào mấy ý sau:
a) Từ mỹ thuật công nghiệp xuất hiện chưa lâu, nó gắn liền với nền sản xuất công nghiệp mới phát triẻn mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX. Các nhà sản xuất công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kyX. Các nhà sản xuất nhận thấy rằng hàng hoá muốn cạnh tranh và bán chạy thì phải đẹp. Châm ngôn của họ là "hàng xấu" thì khó bán", nên mỹ thuật đã được huy động tham gia tối đa vào sản xuất công nghiệp. Từ đó, các trường đào tạo về mỹ thuật công nghiệp và các hiệp hội mỹ thuật công nghiệp được hình thành;
b) Trước kia, người ta nghĩ rằng chỉ có đồ vật sản xuất thủ công có sự tham gia trực tiếp của bàn tay con người mới là sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Các nhà lý luận thẩm mỹ đã chỉ ra rằng máy móc dùng để sản xuất cũng chỉ là công cụ, chỉ có thể hoạt động tốt được theo ý định của con người, và một đồ vật đẹp cũng không hề xấu đi nếu nó được sản xuất hàng loạt đẹp giống chính xác như nguyên mẫu để phục vụ cho đời sống con người. Lý do này khiến người ta áp dụng việc sản xuất bằng máy móc thay cho sản xuất thủ công. Từ đây, vai trò của mỹ thuật công nghiệp mặc nhiên được thừa nhận;
c) Lý thuyết thẩm mỹ còn đề ra một tiêu chuẩn nữa là cái đẹp của mỹ thuật công nghiệp phải thích hợp hoàn toàn với chứuc năng sử dụng của sản phẩm. Trên thực tế, mỹ thuật công nghiệp đã làm được như vậy. Trên thế giới, nhiều thế hệ hoạ sĩ mỹ thuật công nghiệp đã được đào tạo, đã hình thành nên một ngành mỹ thuật công nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng trong xã hội loài người.
Mỹ thuật ứng dụng (A applied art: P. art applique).
Từ "mĩ thuật ứng dụng" được biểu đạt không cụ thể nên có lẽ chưa đầy đủ và còn mơ hồ. Mỹ thuật ứng dụng là cách viết tắt cho khái niệm: các nghệ thuật ứng dụng vào sản xuất công nghiệp :
a) Phân biệt mỹ thuật ứng dụng với nghệ thuật trang trí: Mỹ thuật ứng dụng tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất. Ví dụ nó quyết định hình thù của cái lọ trước khi cái lọ được đưa vào sản xuất, trong khi nghệ thuật trang trí là thêm phần trang trí cho một đồ vật đã làm xong để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đồ vật đó. Vậy mỹ thuật ứng dụng là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất một đồ vật;
b) Mỹ thuật ứng dụng còn có một nghĩa hơi khác và ít được dùng hơn, một tấm tranh vẽ trên kính, một tấm thảm đẹp bản thân chúng vốn đã là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng khi chúng được dùng để trang trí cho một công trình kiến trúc thì giá trị của chúng lại lệ thuộc vào kết quả tổng thể của toàn bộ công trình kiến trúc đó. Trường hợp này cũng được gọi là mỹ thuật ứng dụng. Có lúc thuật ngữ mỹ thuật ứng dụng còn được gọi bằng một tên khác là nghệ thuật thứ yếu (art mineur). Trường Mỹ thuật công nghiệp là trường đào tạo nhiều chuyên ngành, trong đó mỹ thuật ứng dụng là một chuyên ngành lớn.
Cơ bản (A.elementary; P.élémen-taire)
Những yếu tố gốc góp phần tạo nên một cái chung. Ví dụ: nội dung cơ bản trong chương trình dạy vẽ ở nhà trường phổ thông là vẽ theo mẫu, vẽ tranh và vẽ trang trí. Từ cơ bản còn được dùng để chỉ những cái chính đã được giản lược đưa đến sự tập trung cốt lõi của công việc. Ví dụ: bắt đầu một bài vẽ theo mẫu, học sinh nên quan sát kĩ mẫu để nắm bắt được những đường nét cơ bản của mẫu.
Que đo :
Que dài khoảng 35 cm, rộng chừng 3 mm dùng để đo và kiểm tra lại tỉ lệ hình thể đã được vẽ trên tranh so với tỉ lệ hình thể của các đồ vật thựuc. Việc sử dụng que đo phải dùng quy cách ngồi yên tại chỗ, tay trái (hoặc phải) cầm que đo đưa thẳng ra phía trước mắt, que đo phỉa vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que đo làm cừ, nheo mắt lại để đo các chiều ngang, dọc… của mẫu, đồng thời so sánh các tỉ lệ giữa chúng. Việc so sánh như thế là nhằm để kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác hay không. Muốn kiểm tra hình trong tranh, người ta còn dùng dây dọi để kiểm tra những độ nghiêng của các cạnh góc, điểm song song của hình và kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ so với mẫu.
Khối cơ bản
Khối cơ bản là những khối như: Hộp , cầu, trụ, chóp…Đối với những người mới học vẽ, muốn vẽ giỏi, trước tiên ta phảI vẽ, chép và vẽ lại theo trí nhớ thật nhuần nhuyễn những khối cơ bản, vì khi vẽ những hình khối phức tạp trước tiên ta phảI qui những khối phức tạp đó thành những khối cơ bản rồi mới vẽ chi tiết.
Khối (A.volume; P.volume)
Một vật thể chiếm một thể tích nhất định trong không gian. Khối hình học chính là những khoảng không gian được giới hạn bởi các mặt phẳng hoặc cong. Khối mang bản chất không gian ba chiều, được xác định bởi kích thước cơ bản: chiều cao, chiều rộng, chiều sâu. Như vậy, khối của một vật thể được nhận biết theo cách vật thể ấy được đặt trong một không gian có giới hạn và xác định (kể cả không gian trong tranh). Khối do hoạ sĩ, nhà điêu khắc hay kiến trúc sư sáng tạo nên, nhằm thể hiện một trong những nhận thức mà con người có thể nắm bắt được môi trường của mình. Trong quá trình phát triển hệ thống các khái niệm tạo hình của thị giác, khối bao gồm: khối đặc, khối rỗng, khối nổi, khối chìm (khối âm, khối dương), khối tĩnh, khối động, khối thật, khối ảo... Vì vậy, phải phân biệt được các khái niệm khối khác nhau, ví dụ: khối "âm", khối "ảo" là những không gian có giới hạn và chỉ có một thể tích xác định nhưng không có trọng lượng. Khối là một trong những yếu tố của cấu trúc tạo hình, cũng như đường nét, màu sắc, chất cảm... để tạo nên hình tượng hay vật thể nhất định. ở thời kì Phục Hưng, người ta đã khám phá ra quy luật của phối cảnh đường nét để tạo ra chiều thứ ba, mở ra khả năng vô hạn trong việc vận dụng sự xê dịch các diện phẳng để tạo ra ảo giác về khối.
Khối cứng, khối mềm
Khối cứng là những khối được tạo nên bởi những hình có cạnh là những đoạn thẳng. Trong thiên nhiên có những khối của các tinh thể hoặc tảng đá... Trong hình học, đó là khối hộp, khối tháp, khối đa diện... Về phương diện tạo dáng, khối cứng gợi cho ta cảm giác yên tĩnh hoặc sắc, lạnh. Khối mềm là khối có các mặt lồi hoặc lõm do các hình không có góc cạnh tạo thành. Trong môi trường tự nhiên, khối mềm chiếm một số lượng tạo hình vô cùng lớn. Từ bông hoa, trái cây, cơ thể con người, súc vật, cho tới đám mây, dòng nước chảy... tất cả đều là khối mềm. ở khu vực khối nhân tạo, khối mềm cũng hay được dùng để tạo nên những vật dụng có đường nét, hình dáng cong mềm mại như khối cầu, khối bầu dục, khối có những đường cong "pa-ra-bôn" xoay quanh trục thẳng đứng và các đường cong khác. Khối kết hợp cứng và mềm là những khối được tạo nên bởi sự kết hợp giữa khối cứng và khối mềm trong một tổng thể các hình khối gắn liền với nhau. Các khối kết hợp này được sử dụng rất rộng rãi và linh hoạt. Ví dụ như dáng một chiếc ô tô, nhìn đại thể là một khối hộp cứng, nhưng đã được làm mềm đi bởi một số đường nét, mảng cong ở các cạnh, các đường gờ, đường rập. Khối kỉ hà là những khối ống, khối nón và các khối cứng có sự biến dạng lồi hoặc lõm tạo nên. Trong thiên nhiên, khối kết hợp khối cứng và khối mềm là dạng khối phổ biến nhất. Bởi vì các hình thể của mọi sự vật đều có thể quy vào dạng khối kỉ hà(hình học), nhằm xác định để tạo ra sự hài hoà giữa khối cứng và khối mềm.
Cấu trúc (A.struture; P.structure)
Những bộ phận từ nhỏ nhất đến lớn nhất của vật thể, được hình thành hoặc sắp xếp theo một trật tự lô - gích để tạo ra chính vật thể đó. Ví dụ: cấu trúc một ngôi nhà, cấu trúc một thân cây gỗ, cấu trúc cơ thể con người... Khi vẽ, hoạ sĩ cần nắm vững cấu trúc của mẫu để dựng hình chắc chắn và diễn tả được sự khác nhau giữa các bộ phận trên mẫu.
Chép lại (A.to copy; P.copier)
Sao chép lại một tác phẩm nghệ thuật, khuôn khổ to bằng hoặc nhỏ hơn tác phẩm mẫu, có yêu cầu cao là phải giống tối đa tác phẩm chính về mọi phương diện: bố cục, hoà sắc, hình vẽ, bút pháp, khối hình... giống đến từng chi tiết nhỏ nhất. Chép lại có nhiều mục đích: a. Có được phiên bản của một kiệt tác nghệ thuật dùng để trưng bày ở một bảo tàng nghệ thuật khi không có điều kiện sở hữu bản gốc; b. Có phiên bản tác phẩm đẹp phục vụ ý nguyện người chơi nghệ thuật; c. Để học tập, nghiên cứu cách dùng màu, cách diễn tả chất, phương pháp bố cục... Nhiều hoạ sĩ có tài lúc mới học vẽ cũng bắt đầu bằng cách tập chép các tác phẩm đẹp để nghiên cứu, học tập. Người chép tranh cũng phải được đào tạo để có tay nghề cao và trở thành những hoạ sĩ chuyên chép tranh. Trong điêu khắc, khi cần chép lại một bức tượng hay phù điêu, người ta dùng phương pháp đổ khuôn. Trong môn học trang trí có thuật ngữ chép hoa lá; từ chép ở đây có nghĩa là chép lại cho giống và đẹp những đặc điểm riêng của một loại hoa lá nào đó.
Vẽ theo trí nhớ (A memory drawing: P desin de mémeire)
Vẽ lại những hình ảnh tiếp thu được bằng óc quan sát và ghi lại được trong trí nhớ để vẽ ra trên giấy). Vẽ theo trí nhớ là cách vẽ rất tốt, gíup họa sĩ tìm thấy thói quen sáng tạo những hình ảnh bằng cách nhớ lại hay theo trí tưởng tượng mà không cần đến mẫu hoặc cảnh thật trước mặt. Một số trường mỹ thuật trên thế giới có giờ học vẽ theo trí nhớ. Các bài học này giúp học sinh có thể khắc sâu vào đầu óc hình ảnh các sự vật đã nhìn thấy và luyện cho người học biết nhận xét những đặc điểm đặc trưng của từng vật mình vẽ.
Vẽ phác (A to sketch out: P. ébauchet)
Những nét vẽ đầu tiên trên một bức tranh. Để bắt đầu vẽ tranh, người vẽ thường dùng bút chì, than vẽ hoặc một màu nào đó (sơn dầu, màu nước hay màu bột…) để phác những nét hình từ mờ đến tỏ, từ nhạt đến đậm. Khi các dáng hình hiện dần lên mặt tranh, người vẽ sửa sang, gọt giũa lại các hình, sau đó mới đi dâu vào thể hiện tranh tùy theo ý đồ sáng tác của tác giả. Khi vẽ màu lên tranh, những mảng màu và những nét màu đầu tiên đặt lên tranh cũng được gọi là vẽ phác (xt. dựng hình).
Dáng chung (A.general posture; P.posture génerale)
Hình tổng thể của người, vật trong không gian hoặc trên mặt phẳng. Trong mĩ thuật, cách nhìn toàn bộ hình mẫu trong cái chung để tim thấy một hình tổng thể được gọi là cách tìm dáng chung của mẫu. Dáng chung là hình thù chung nhất của vật thể. Nắm bắt dáng chung càng chính xác thì đặc điểm của nhân vật càng dễ được mô tả đúng. Trong một bài vẽ theo mẫu, đầu tiên phải tìm được dáng chung của mẫu thông qua sự quan sát với những đường nét cơ bản.
Dựng hình (A.to build shape; P.con-struire la forme)
Phác hình các vật thể theo các bước lên giấy sau khi quan sát mẫu. Trong môn vẽ, dựng hình là công việc đầu tiên của người vẽ khi muốn thể hiện những gì trên mặt tranh. Để dựng được hình có tỉ lệ chung không bị sai lệch nhiều, sát với mẫu và vững chắc, người vẽ phải dùng que đo, dây dọi và những đường nét thẳng, ngang để phân chia, kiểm tra các bộ phận của vật mà mình định vẽ. Có nhiều phương pháp dựng hình. Các sách dạy vẽ sơ cấp, phổ thông thường dạy học sinh dựng hình bằng cách: quan sát mẫu, phác khung hình trước rồi phác các nét thẳng, nhẹ, ghép lại để tạo thành hình chu vi của đồ vật định vẽ trong khung hình đó (khung hình này đã được ước lượng theo tỉ lệ của đồ vật định vẽ). Có một phương pháp nữa là phác ngay các hình thể sơ bộ lên giấy sau khi đã quan sát thật kĩ mẫu rồi sửa dần, dựa trên cơ sở đo và so sánh các tỉ lệ v.v... Người ta có thể chọn và áp dụng phương pháp dựng hình nào thích hợp với từng trình độ.
Đường trục (A.axis; P.ligne axiale)
Đường có thực hoặc giả định đóng vai trò làm trục cho các yếu tố vận động xung quanh. Đường trục của một yếu tố nào đó là đường chia yếu tố đó ra làm hai phần với nguyên tắc đối xứng. Đặc biệt, đường trục luôn là trục đối xứng của các yếu tố. Ví dụ: đối với môn vẽ hình hoạ, người vẽ có thể dùng đường trục để vẽ nhiều bộ phận phức tạp khác nhau trên cơ thể người, dù các bộ phận này được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian xa gần. Riêng đường trục trong các bài hình hoạ, vẽ theo mẫu, nặn tượng sẽ giúp cho việc dựng hình đúng hơn, vững chắc hơn. Trong trang trí luôn sử dụng đường trục để dễ dàng xây dựng các hoạ tiết.
Đường nét (A.line; P.ligne)
Đường hiện lên ở trong tranh rõ ràng, đứt đoạn hoặc liên tục, dùng để phác hình, viền hình, xác định hình... Trong hội hoạ, hình tượng được thể hiện bằng những mảng màu và đường nét. ở nghệ thuật cổ đại, những hình săn bắn, hội hè, thú vật, chim muông... đều được khắc lên gỗ, đá bằng đường nét. Người ta dùng đường nét để phác hình, để ghi chép, hoặc để nhấn rõ một vài chỗ. Có những tranh chỉ có nét; có những tranh vẽ nét phối hợp với mảng màu, với các độ đậm nhạt. Đường nét có khi rõ, khi mờ. Đường nét tạo thêm sự uyển chuyển, nhịp nhàng, khoẻ mạnh của bức tranh. Trong tranh dân gian Việt Nam, các hình đều được viền nét. Các hoạ sĩ cổ điển trên thế giới dùng hình và màu sắc đậm nhạt để diễn tả khối và ánh sáng, nhưng nhiều khi cũng sử dụng đường nét để diễn tả. Ví dụ các hoạ sĩ Anh-gơ-rơ (Ingres), Ma-tít-xơ, Pi - cát - xô... đã sử dụng đường nét rất tài tình và mang lại thành công lớn cho nhiều tác phẩm. Các hoạ sĩ phái ấn tượng thì dùng hoà sắc, chấm phá để diễn tả ánh sáng và không gian chứ không chú trọng nhiều tới chu vi, nhưng thỉnh thoảng họ phối màu với nét rất hài hoà và đúng chỗ. Trong tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, đường nét đóng một vài trò vô cùng quan trọng. Trong tranh kí hoạ, đường nét quyết định hiệu quả của công việc. Đối với tranh đồ hoạ như: khắc gỗ, khắc kim loại, in lưới, khắc cao su... đường nét được kết hợp với hình và mảng màu một cách uyển chuyển, nhịp nhàng. Thuật ngữ đường nét cũng có khi được dùng để chỉ sự vận động của nhịp điệu, phương hướng của các hình, mảng hoặc đậm nhạt phối hợp với nhau một cách liên tục, uyển chuyển cũng tạo nên những đường lượn đẹp mắt. Do đó, người ta có thể nói rằng trên những bức tượng, phù điêu, những công trình kiến trúc và trên cơ thể con người cũng có những đường nét đẹp, mặc dù người ta không thấy một nét bút nào ở đó cả. Hoạ sĩ lãng mạn Pháp Đờ-la-cờ-roa (Delacroix, thế kỉ XIX) đã nói rằng: "đường nét không phải chỉ là nét đơn thuần". Tuy nhiên, nếu ta tách riêng nét thì ý nghĩa của nó hẹp hơn, cụ thể hơn: nét (trait) là vết đứt đoạn hoặc liên tục, để viền hình, phân mảng, nhấn mạnh hoặc diễn tả đậm nhạt
Đường viền (A.outline; P.contour)
Nét chạy xung quanh một hình, tách hình đó ra khỏi diện tích xung quanh và định rõ chu vi của hình đó. Đường viền thường đậm hơn hoặc nhạt hơn hẳn màu ở trong. Đường viền có thể liên tục, có thể ngắt quãng, đứt đoạn. Tranh dân gian, tranh phổ biến, tranh truyện, tranh khắc gỗ màu thường có đường viền rõ. Trong tranh nghiên cứu người, tĩnh vật, trong phác thảo bố cục, có khi người ta vẽ đường viền trước, rồi diễn tả đậm nhạt sau, đồng thời điều chỉnh lại đường viền. Có khi người ta chỉ dùng mảng đậm nhạt phối hợp với đường viền ở một vài chỗ. Nói chung, đường viền trong tranh nghiên cứu hoặc trong hình hoạ, nếu quá rõ hoặc đều nhau quá thì tranh sẽ bị cứng, khô, không thuận mắt. Trong tranh màu, nếu lạm dụng đường viền nhiều mà giảm việc vẽ các tương quan đẹp, đúng của các màu sắc thì sẽ rơi vào tình trạng "hình vẽ tô màu" (dessin colorié), thiếu sự mềm mại, sinh động, thiếu ánh sáng, không gian; nói cách khác là thiếu thẩm mĩ
Luật xa gần (A.perspective; P.perspective)
Tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều bằng các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ... nhằm giải thích và trình bày diễn biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt nhìn. Luật xa gần còn được dùng với nhiều tên gọi khác như: luật viễn cận, luật phối cảnh, phép thấu thị. Trong quá trình sáng tạo, người ta đã tạo ra nhiều cách diễn tả xa gần, nhiều phương pháp linh hoạt sinh động như xa gần đường nét (per-spective linéeire) dùng đậm nhạt và màu sắc để diễn tả xa gần.Không dùng các phương pháp khoa học mà dùng cách ước lệ gây cảm giác xa gần, thuận mắt mà vẫn có cái đẹp thẩm mĩ.
Điểm tụ (A.vanishing point; P.point de fuite)
Trong luật xa gần, điểm tụ nằm ở đường tầm mắt, là điểm đồng quy của những đường thẳng cùng hướng trong phối cảnh. Người ta dùng điểm tụ để xác định hướng của các đường thẳng song song khi đi vào chiều sâu của tranh. Trên bản vẽ phối cảnh có nhiều điểm tụ: điểm tụ chính và các điểm tụ ngẫu nhiên. Tất cả các điểm tụ chính đều nằm trên đường tầm mắt.
Đánh bóng (A. to make shadow; P.ombrer)
Vẽ những bóng tối khác nhau và chừa lại những chỗ sáng ở trong tranh dựa theo bóng của đồ vật tạo ra do ánh sáng chiếu vào nó. Đánh bóng tạo ra không gian trong tranh, tạo khối và bề dày của vật thể. Muốn đánh bóng tốt phải nheo mắt lại để tìm những bóng lớn trên mẫu rồi phân chia thành hai bên sáng tối theo mắt quan sát, sau đó, phải tìm trong mảng tối những chỗ sáng hơn để làm cho bức tranh có chiều sâu hơn. Người ta đánh bóng bằng cách gạch nhiều nét sẫm nối tiếp nhau hoặc chồng lên nhau (các độ đậm này khác nhau). Đánh bóng khéo là biết kết hợp đúng độ sáng tối của mẫu, như vậy vật thể sẽ như nổi khối, có bề sâu, bề dày - tạo ra một không gian cho đồ vật trong tranh.
.Bóng chính (A.poper shading; P.ombre propre)
Phần khuất không được chiếu sáng của một vật trong không gian. Mọi vật trong không gian, khi có ánh sáng chiếu vào đều có những phần sáng và những phần tối. Phần sáng là phần trực tiếp nhận ánh sáng. Phần tối là phần khuất ánh sáng, được gọi là bóng chính của vật. Khi một vật gồm những diện phẳng liền nhau (ví dụ: một cái hộp vuông, một viên gạch…) thì bóng chính rất rõ và dứt khoát. Khi đồ vật là một khối hình cầu như quả bóng, thì bóng chính không dứt khoát, phần tối chuyển mờ dần sang phần sáng. Bóng chính trên một vật có độ đậm nhạt khác nhau, có vị trí và hình thù khác nhau tuỳ theo cấu trúc của vật đó, đồng thời, tuỳ theo cường độ và vị trí của nguồn sáng chiếu vào mẫu. Khi vẽ người, bóng chính phải ăn khớp với giải phẫu, cấu trúc của con người. Để diễn tả bóng chính trên một bài hình hoạ, trước tiên, ta phải nhìn toàn bộ, nhận định những mảng bóng lớn, liên tục; dim mắt lại để giản lược bớt những mảng bóng vụn vặt, phức tạp, rồi sau đó mới đi vào từng phần, phân biệt vị trí, hình thức, độ đậm nhạt của từng bộ phận, làm thế nào cho các bộ phận, các chi tiết hài hoà, nhuần nhuyễn với nhau trong toàn bộ bức tranh.
Bóng đổ (A.projected shadow; P.ombre portée)
Bóng của một vật được hiện lên xung quanh vật đó khi có một nguồn sáng rọi vào đó. Ví dụ như bóng của một người đổ xuống sân khi đi ngoài nắng; bóng hàng cây đổ xuống đường dưới ánh trăng; bóng một thiếu phụ hiện lên tường khi tay cầm ngọn đèn v.v… Bóng đổ có hình thù to nhỏ, dài ngắn khác nhau, có độ đậm nhạt thay đổi tuỳ hình dáng của vật đó, tuỳ vị trí và cường độ của nguồn ánh sáng. Nguồn ánh sáng càng mạnh thì bóng đổ càng đậm. Nguồn ánh sáng yếu thì bóng đổ chỉ mờ mờ. Buổi sáng, khi mặt trời còn ở thấp thì bóng đổ của cây cối rất dài, càng về trưa bóng đổ càng ngắn lại, rồi càng về chiều lại càng dài ra. Đó là do sự di chuyển của Trái Đất so với Mặt trời. Khi vẽ một vật, một con người hay một nhóm tĩnh vật nào đó, ta cần chú ý diễn tả đúng cả bóng chính và bóng đổ thì khối và không gian mới được lột tả chính xác và gợi cảm (cần phân biệt được bóng của bản thân mỗi bộ phận với bóng tối của bộ phận khác ngả xuống). Bóng đổ còn được gọi là bóng ngả.
Phản quang (A. reflection; P. reflet)
Anh sáng chiếu gián tiếp từ vật này qua vật kia. Ví dụ: ánh sáng mặt trời chiếu vào một mảng tường trắng, rồi từ mảng tường đó có một loạt ánh sáng khác hắt vào một người mẫu đứng sát bức tường, vậy người mẫu đã nhận được ánh sáng ánh sáng phản quang. ánh sáng phản quang bao giờ cũng yếu hơn ánh sáng gốc, trừ ánh sáng phản quang của những tấm gương. Khi quan sát mẫu vẽ, người ta phải chú ý đến sự phản quang để diễn đạt trên tranh những điểm hoặc các mảng màu tinh tế.
Đậm nhạt (A.chiarescuro; P.clair - obscur)
Độ sáng tối trong tranh. Hoạ sĩ sử dụng đậm nhạt để gợi tả được sự nổi khối và chiều sâu của không gian trong tranh. Muốn so sánh độ đậm nhạt trong một bức tranh, ta có thể ví độ chuyển từ sáng sang tối theo những chỉ số lớn dần từ 0,1,2,3..., chỗ nào trong tranh có chỉ số càng cao thì càng đậm. Phương pháp tìm đậm nhạt tốt nhất là dùng ba sắc độ chính: trắng, đen, và ghi để phác thảo trước (xt.độ). Độ đậm nhạt tốt nhất mà ta tìm ra được sẽ dùng làm cơ sở cho giai đoạn đặt màu và hoạ tiết trên tranh sau đó.
Điểm nhấn (A.accent; P.accent)
Những chỗ trong tranh mà tác giả muốn làm nổi bật hơn để thu hút sự chú ý của người xem, góp phàn nêu rõ trọng tâm của bức tranh hoặc đặc điểm của một bộ phận. Điểm nhất làm cho bức tranh tăng thêm giá trị, bớt đơn điệu, tẻ nhạt, làm cho nhịp điệu bức tranh sinh động hơn, khoẻ khoắn hơn. Người ta có thể nhấn bằng cách làm cho đậm hơn, diễn tả chi tiết hơn hoặc cho màu sắc tươi hơn, tương phản mạnh hơn. Điểm nhấn phải đúng chỗ, vừa phải, không nên nhấn nhiều nơi quá hoặc nổi bật quá làm mất sự nhất quán, hài hoà chung của bức tranh
Độ đậm nhất (A.the darkest value; P.valeur la plus sombre)
Màu thẫm nhất trong một bức tranh. Có thể đó là màu đen nguyên chất, màu xanh chàm, nâu đậm, đỏ thắm, cũng có thể là hỗn hợp của những màu thẫm với nhau. Để biết độ đậm nhất trong một bức tranh, phải có sự so sánh tương quan giữa các độ đậm nhạt của các màu, bởi vậy màu đậm nhất trong một bức tranh có thể là màu không thẫm lắm. Trong một hoà sắc mờ, nhạt, thì màu nào tương đối thẫm nhất là màu đậm nhất. Trong một bài hình hoạ hoặc một bài nghiên cứu, người ta thường lấy độ đậm nhất để nhấn và dựa vào đó mà xác định các độ đậm khác.
Tương quan (A correlation, P correlation)
Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối liên quan giữa những yếu tố trong tác phẩm, nếu một trong những yếu tố đó thayd dổi sẽ kéo theo sự biến đổi của những yếu tố khác. Như vậy, tương quan giữa các yếu tố trong tranh sẽ quyết định hiệu quả của bức tranh. Ví dụ, trong một bức tranh có nhiều yếu tố như đậm nhạt, hình thể, màu sắc, đường nét: Người vẽ phải biết cân nhắc tương quan giữa các mảng màu, giữa độ to nhỏ của các hình thể, tìm xem chỗ nào nên vẽ mờ đi, chỗ nào phản nhấn đậm nét hơn, chỗ nào phải cần thêm chi tiết, chỗ nào nên thêm hoặc giảm bớt màu… Tất cả những yếu tố này tạo nên sự hài hoà, thuận mắt cho bức tranh. Vì vậy, khi sáng tác một bức tranh hay tượng, họa sĩ hay nhà điêu khắc phải biết cách nhìn, so sánh, cân nhắc để tìm ra tương quan tốt và thể hiện được nó trên tác phẩm
Chi tiết (A. detail; P.détail)
Những cái nhỏ nằm trong cái toàn bộ; những hình nhỏ, mảng nhỏ, nét nhỏ, điểm nhỏ nằm trong một mảng lớn. Những cái nhỏ đó là yếu tố cấu tạo nên cái toàn bộ, cũng có khi là những thuộc tính, những đặc điểm của cái toàn bộ đó. Ví dụ: khóm tre là toàn bộ, từng lá tre là chi tiết; thân hình con người là toàn bộ, ngón tay, ngón chân, nốt ruồi là chi tiết. Trong sáng tác nghệ thuật, người ta luôn chú ý đến chi tiết mà trước tiên là các chi tiết nổi bật, điển hình nhất. Ví dụ: trên khuôn mặt người mẫu, miệng rất rộng thì nên chú ý diễn tả những điểm chính ấy còn những chi tiết vụn vặt thì lược bớt hoặc làm cho mờ nhạt (kể cả trong ghi chép, nghiên cứu cũng như sáng tác). Nên chú ý rằng, cái đẹp trong nghệ thuật là sự hài hoà của toàn bộ.
Hình hoạ nghiên cứu (A.study drawing; P.dessin d'étude)
Môn hình hoạ vẽ rất kĩ các cấu trúc, tỉ lệ, hình dáng... thật sát với mẫu. Bài hình hoạ nghiên cứu phải diễn tả rất cả các chi tiết, trước hết là những chi tiết lớn, quan trọng, đồng thời thể hiện chính xác được các độ sáng tối, đậm nhạt. Có thể diễn tả đầy đủ các bộ phận, các chi tiết, nhưng luôn phải nằm trong cái toàn bộ, không được bật ra ngoài, không gây cảm giác vụn vặt, lủng củng, xấu xí. Người vẽ hình hoạ nghiên cứu phải luôn luôn có cách nhìn toàn bộ, nắm vững những đường hướng lớn, những tương quan lớn về tỉ lệ cũng như về đậm nhạt, diễn tả được tinh thần, đặc điểm của mẫu. Chất liệu thường dùng trong hình hoạ nghiên cứu là than, chì, màu bột, phấn màu, màu nước, mực nho, sơn dầu... Cần phân biệt "hình hoạ nghiên cứu" với "hình" trong tranh sáng tác. Khi nghiên cứu hình tuy phải sát với mẫu về tỉ lệ, hình dáng, khối, ánh sáng, đậm nhạt, chi tiết... nhưng khi thể hiện trên tranh, người ta không đưa nguyên xi hình nghiên cứu nào, mà cần có sự cân nhắc, thêm bớt, cách điệu sao cho ăn khớp với ý đồ bố cục; các hình mảng, đường nét hài hoà với nhau, tạo nên một bố cục chặt chẽ, nhịp nhàng
Chiều sâu trong tranh (A.depth; P.profondeur)
1. Khả năng diễn tả được không gian, diễn tả được từ gần đến xa, diễn tả được các lớp cảnh: cảnh phía trước, trung cảnh hoặc cảnh xa nhất; tạo được cảm giác về không gian và mang đến cho người xem những cảm xúc phong phú về nghệ thuật qua bức tranh. Chiều sâu trong tranh được tạo bằng nhiều cách: diễn tả đậm nhạt theo luật xa gần không gian; dùng màu sắc, đường nét (luật xa gần đường nét); thông qua các hình thể có tỉ lệ lớn, nhỏ đặt cạnh nhau; 2. Tính tư tưởng sâu sắc, có khả năng diễn đạt, gây được xúc động và làm người xem suy nghĩ, liên tưởng đến nhiều ý tưởng sâu sắc mà tranh có thể gợi ra. Ví dụ: hình ảnh trong tranh Ghé thăm nhà của Trọng Kiệm chỉ diễn tả anh bộ đội thời chống Pháp trên đường hành quân tranh thủ ghé thăm nhà, nhưng lại gây cho người xem sự liên tưởng đến cuộc chiến tranh, đến đức tính hi sinh của nhân dân ta, sẵn sàng xa gia đình êm ấm đi chiến đấu và chịu gian khổ để giành lại độc lập cho dân tộc.
Đường chân trời (A.horizon line; P.ligne d'horizon)
Đường hình học dùng cho phối cảnh đường nét. Khi dùng trong phối cảnh thì đường chân trời cũng là đường tầm mắt. Trên tranh vẽ, đường chân trời là đường nằm ở vị trí mà dường như trời đất, biển trùng nhau. Đường chân trời là một yếu tố quan trọng, nó chứa đựng các điểm tụ của mặt phẳng, góp phần chủ yếu để định chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều. Đối với người vẽ tranh, đường chân trời (hay đường tầm mắt) luôn luôn ở ngang tầm mắt của người vẽ, nó cao lên hay thấp xuống là do vị trí của người vẽ đứng lên hay ngồi xuống. Còn ở trong tranh, người vẽ có thể quyết định đường tầm mắt tuỳ theo ý định bố cục của tranh
Giải phẫu tạo hình
Môn giải phẫu tạo hình giúp hoạ sĩ, nhà điêu khắc hiểu rõ và nắm được tỉ lệ, đặc điểm, cấu trúc, hình khối toàn bộ và mọi bộ phận của cơ thể con người đẻ có thể hình dung được vị trí của từng bộ phận khi có những chuyển biến về hình thái bên ngoài do động tác, cử động tạo nên, từ đó giúp người sáng tác nghệ thuật diễn tả được sâu sắc, sinh động và sáng tạo, tránh được những nhược điểm trong việc dựng và tạo hình con người.
.Kí hoạ (A.to sketch; P.faire des croquis)
Vẽ nhanh một hình mẫu trước mắt bằng cách ghi chép nhanh những đường nét, đặc điểm, hình hài, hoạt động chính của cảnh vật diễn ra trong thực tế. Đối với các hoạ sĩ từ trước tới nay, kí hoạ là phương pháp lấy tài liệu hay nhất, vì kí hoạ không chỉ giúp hoạ sĩ ghi chép được cuộc sống thực và thuộc hình hơn mà còn làm cho đôi tay nghệ sĩ khéo léo, vẽ hoạt bát hơn. Bên cạnh đó, kí hoạ còn giúp hoạ sĩ có tình cảm với cảnh quan hoặc con người mình đã ghi chép, mang tới cảm hứng cho hoạ sĩ khi sáng tác tranh. Nói tới kí hoạ là vẽ nhanh, nhưng trong khi học vẽ, người ta còn phải tập cả kí hoạ sâu. Dạng kí hoạ sâu đòi hỏi phải vẽ kĩ hơn, mất nhiều thời gian hơn. Đối với giáo viên dạy vẽ, nên tuỳ theo yêu cầu của từng bài kí hoạ mà định thời gian cho các học sinh, sinh viên làm việc. Ngoài kí hoạ nhanh, sâu còn có dạng kí hoạ tĩnh, kí hoạ động.
Kí hoạ động
Vẽ nhanh những vật, những người đang di chuyển hoặc dang cử động; ví dụ: một người đang cuốc đất, một con trâu đang kéo dày... Kí hoạ nhiều khi đơn giản nhưng rất sinh động. Kí hoạ là một mặt của các hoạ sĩ Việt Nam. Trong những năm chiến tranh, các sinh viên mĩ thuật và các hoạ sĩ đã bám sát thực tế, vẽ được nhiều kí hoạ phản ánh, động viên kịp thời việc chiến đấu và sản xuất của nhân dân. Nhiều bức kí hoạ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như các tập kí hoạ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Huỳnh Phương Đông... Trong các trường mĩ thuật, hằng năm, sinh viên luôn có đợt đi thực tế để kí hoạ lấy tài liệu, họ phải làm các dạng kí hoạ nhanh, sâu, tĩnh, động để phục vụ cho các bài tập
Kí hoạ tĩnh
Ghi chép nhanh bằng hình vẽ những người hoặc đồ vật đứng im, không cử động; ví dụ kí hoạ một người ngồi im, một chiếc xe không chạy... Đối với những người mới học vẽ, cần tập kí hoạ tĩnh trước, khi đã quen và khéo tay hơn mới chuyển sang vẽ kí hoạ động.
Siêu thực (A.surrealist. P.surréel)
Điều vượt quá sự hiện thực mang lại sự lạ lùng, thậm chí kì dị. Người ta có thể tìm thấy tính chất siêu thực trong nhiều tác phẩm văn học, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh…
Thiết kế (A.design; P.design)
Sáng tạo ra mẫu đồ vật theo ý tưởng của các nhà mỹ học bằng bản vẽ, phác thảo, phác hoạ, mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện để áp dụng vào sản xuất công nghiệp. Thiết kế được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như : thiết kế các công trình kiến trúc, thiết kế các mô hình máy móc đồ vật, sản phẩm tiêu dùng công nghiệp, thời trang v.v… Thiết kế tiếng Anh là đi-dai (design) nhưng từ nay đã được quốc tế hoá, bởi vậy ở Việt Nam, đôi khi người ta cũng nó: "đi-dai bìa sách", "đi-dai mốt"… Nội dung và khái niệm của thiết kế ngày càng được mở rộng, bao hàm sự sáng tạo ra mẫu sản phẩm từ khởi thảo cho đến lúc hình thành và kết thúc sản phẩm. Thiết kế phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật và hợp lý. Sản phẩm được làm từ mẫu thiết kế phải hợp với tầm vóc, thể lực, tâm sinh lý của người sử dụng. Thiết kế tạo ra hình mẫu sản phẩm để ứng dụng vào các vào sản xuất hay cuộc sống hàng ngày, trong đó cái đẹp của sản phẩm luôn gắn liền với công năng sử dụng của nó. Thiết kế là một ngành mới ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, vì vậy trên thế giới xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau: đi-dai thị giác, đi-dai môi trường, tạo dáng công nghiệp (design industriel), mỹ thuật ứng dụng, mĩ thuật đời sống, mỹ thuật công nghiệp v.v… Do phạm vi hoạt động của thiết kế rộng lớn như vậy, nên chưa có từ điển nào giải thích hết ý nghĩa từ này.
Khiếu thẩm mỹ (A.aptitude for fine arts; P.aptitude pour les beaux arts)
Đặc tính của một người nhạy cảm với cái đẹp, thích cái đẹp hoặc có khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Khiếu thẩm mĩ do bẩm sinh, do di truyền, hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường xã hội tạo ra. Khiếu thẩm mĩ có phát triển được hay không một phần quan trọng là do sự trau dồi, rèn luyện tốt hay không tốt, môi trường thuận lợi hay không thuận lợi. Định hướng và phương pháp giảng dạy mĩ thuật đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển năng khiếu thẩm mĩ của học sinh trong nhà trường.
Trang trí: (A decoration: P. déceration)
Nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhớ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao được giá trị sử dụng vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng (arts appliqués). Đời sống con người bao gồm nhiều lĩnh vực : ăn mặc, ở, lao động, học tập, nghỉ ngơi giải trí… nên nghệ thuật trang trí có nhiều chuyên ngành khác nhau để đáp ứng các nhu cầu ấy. Trang trí nội thất: làm đẹp mọi thứ đồ vật trongnàh, nơi ăn ở, cơ quan làm việc, nơi tiếp khác, chỗ giải trí, nơi hội họp, làm cho nội thất vừa đẹp vừa tiện sử dụng; Trang trí ngoại thất: làm đẹp tất cả không gian bên ngoài nhà như vườn cây, thảm cỏ, đường đi, hàng rào, hồ nước, ánh sáng… Trang trí phục trang: chăm lo việc mặc làm đẹp vải vóc, sáng tạo các kiểu quần áo, mũ nón, giày dép phù hợp và đẹp cho mọi lứa tuổi dùng trong mọi điều kiện làm việc, nghỉ ngơi. Trang trí mỹ nghệ: làm đẹp mọi mặt hàngmỹ nghệ gốm, sứ, mây, tre, cói, thủy tinh, đồ trang sức, đồ vàng bạc… Trang trí ấn loát: nghệ thuật trình bày, in ấn sách báo và các ấn phẩm khác; trang trí sân khấu điện ảnh: phục vụ các yêu cầu về mặt mỹ thuật của sân khấu, đạo cụ, phông màn, trang phục, hoá trang… Trang trí công nghiệp, vẽ thiết kế trang trí cho tất cả các sản phẩm công nghiệp như máy bay, ô tô, máy móc… Giống như mỹ thuật nói chung, nghệ thuật trang trí gắn bó chặt chẽ với đớiongs nhân dân từng dân tộc nên nó cũng phải mang đầy đủ những đặc điểm văn hoá có tính dân tộc và phù hợp với thời đại.
Bố cục (A. composition; P.composition)
Sự sắp xếp kích thước và tương quan của những đường nét, hình dáng, màu sắc các vật thể trong một tác phẩm. Nói cách khác, bố cục chính là sự sắp xếp tất cả các yếu tố ngôn ngữ tạo hình để xây dựng nên một tác phẩm, làm nổi rõ ý đồ sáng tác của nghệ sĩ. Ví dụ như trong tác phẩm hội hoạ, những yếu tố xây dựng nên một bức tranh là sự hài hoà của màu sắc, đường nét, sự phân phối đậm nhạt, ánh sáng, bóng tối, sự cân đối hình thể và vị trí các nhân vật đặt trong tranh… Hoạ sĩ là người quyết định sự sắp xếp vị trí và mối liên quan giữa các yếu tố trên vào tranh để tạo được những bố cục đẹp, độc đáo dựa trên ý tưởng sáng tác của mình. Trong giờ học mĩ thuật, thuật ngữ bố cục luôn được đề cập tới nhằm hướng cho học sinh, sinh viên học cách sắp xếp các yếu tố tạo hình vào trong một khổ giấy, một trang vở, một khung vải. Từ bố cục được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ trong kiến trúc, trong nhiếp ảnh, trong thiết kế sân khấu v.v
Bố cục mầu : là sự phân bổ, sắp xếp một hay nhiều nhân vật trong một diện tích nhất định, rồi được thể hiện ý tưởng bằng mầu
Màu bột (A. pigment: P. pigment hoặc couleur en poudre)
Màu khô ở dạng bột, pha với keo hoặc hồ để vẽ. Màu bột thường dùng là bột hoá chất, lấy từ các khoáng chất, ví dụ: tráng kẽm, lam cô-ban (cobalt), chỗ khô gây khó khăn cho việc diễn tả tương quan đậm nhạt và màu sắc (màu bột khi ướt thì đậm và thắm, khi khô lại bạc đi nhiều so với lúc ướt). Màu bột có thể hoà loãng và rửa sạch trong nước. Người ta dùng nước để pha màu rửa tranh hoặc rửa bút. Keo pha màu bột phải vừa độ vì nếu đặc quá thì màu sẽ đanh lại, làm mất đi sự trong trẻo, cón nếu loãng quá thì màu không bám vào giấy. Kỹ thuật vẽ màu bột gần giống vẽ goát, có thể vẽ mỏng, vẽ dày nhưng nếu đắp quá dầy thì màu dễ bị vỡ và bong ra. Màu bột thường được vẽ lên giấy, bìa, vải, gỗ. Nếu vẽ lên giấy mỏng như giấy báo trước khi vẽ phải bồi giấy lên trên mặt bảng vẽ cho phẳng. Màu bột và goát tuy có tính chất hoá học gần giống nhau nhưng vẫn có kỹ thuật sử dụng và những đặc thù riêng .
Màu cơ bản (A primary colour; P. couleur primaire hoặc couleur originale)
Theo lý thuyết của Niutơn, khi phân giải quang phổ ánh sáng mặt trời, ta có 7 sắc cầu vồng: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ, trong đó người ta rút ra 3 màu cơ bản: lam, vàng, đỏ. Màu lam có khi còn được gọi là màu côban, xanh lơ, xanh da trời. Thuật ngữ chỉ màu sắc chỉ là tương đối (xt. màu sắc). Màu cơ bản có thể pha ra vô số các màu khác
Hoà sắc (A.harmony of colour; P.harmonie de couleur)
Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hoà về màu sắc. Sự thẩm định của con người đối với tương quan màu sắc rất đa dạng. Mỗi người, mỗi dân tộc có thể quan điểm thẩm mĩ khác nhau về màu bởi sự phân bố địa lí hoặc các nền văn hoá khác nhau. Tuy vậy, những nguyên lí cơ bản về hoà sắc vẫn có thể được định hình trên cơ sở những đặc trưng và tính chất của màu sắc. Ví dụ: nếu đặt một hàng chữ màu da cam tươi trên nền màu xanh lục tươi có cùng độ đậm nhạt, ta thấy khó đọc và nhức mắt, vì tương quan cả màu và sắc dộ của chúng gây tác động kích thích thị giác rất mạnh, làm cho người đọc khó tiếp thụ. Nhưng nếu ta điều chỉnh hai màu đó, làm cho chúng có sự tương quan chênh lệch về sắc độ đậm nhạt, độ rực của màu vừa phải, thì sự căng nhức ấy sẽ chuyển thành trang thái tương phản dễ chấp nhận. Không có một công thức máy móc nào cho việc hoà sắc. Muốn cho hoà sắc có kết quả, người vẽ phải hiểu những đặc tính của màu sắc, từ đó biết cách tổng hoà các đặc trưng của màu để đạt được một tương quan như ý đồ sáng tác. Người ta ví bảng màu như các nốt nhạc cơ bản, các nốt nhạc hoà hợp vào nhau tạo ra một hoà âm, màu sắc hoà hợp với nhau tạo ra hoà sắc. Bức tranh có hoà sắc đẹp tức là vị trí, sắc độ các màu trong tranh đặt đúng chỗ, hoà hợp với nhau.
Độ (A.value; P.valeur)
Sự thay đổi đậm nhạt của một hay nhiều màu sắc. Sắc và độ là hai yếu tố quan trọng nhất của màu trong một bức tranh. Sắc là chính màu mà nó thể hiện, ví dụ: sắc xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, da cam. Còn độ là sự khác nhau về đậm, nhạt, ví dụ: độ màu này sáng hơn độ màu kia hoặc cùng một sắc đỏ nhưng có nhiều độ, chuyển từ đỏ sẫm đến đỏ hồng... Trong một bức tranh, một mẫu trang trí, khi sắp xếp các màu bên cạnh nhau phải chú ý đến độ đậm nhạt. Màu sắc khác nhau đặt cạnh nhau, nhưng độ đậm nhạt không khác nhau, thì hoà sắc sẽ nhờ nhờ, đơn điệu, tẻ nhạt và bố cục không thể chặt chẽ, nhịp nhàng được. Chính sự sắp xếp các độ đậm nhạt hài hoà trong bức tranh, người ta tìm phác thảo đen trắng kĩ trước (bằng chì, than, mực nho, màu bột) để dễ chọn ra các phác thảo có độ đậm nhạt cũng như bố cục đẹp. Sau khi đã tìm được bố cục đen trắng chặt chẽ, nhịp nhàng (độ đậm nhạt đã ổn), người ta mới tìm màu. Sự khác nhau về đậm nhạt trong phác thảo đen trắng sẽ được thể hiện trong phác thảo màu. Trong một bức hình hoạ, các độ đậm nhạt (trắng, đen và các độ trung gian) có tác dụng diễn tả khối, không gian, ánh sáng và chất của mẫu. Các độ đậm nhạt phải hoà quyện với nhau, các mảng màu nhỏ phải nằm trong một mảng màu lớn, chi tiết không được bật ra khỏi toàn bộ, như vậy mới dễ đạt đến sự hài hoà về độ đậm nhạt trong tranh.
Độ trung gian (A.halftone; P.demi-teinte)
Độ nằm ở giữa đậm và nhạt, giữa sáng và tối. Các màu khác nhau có độ trung gian khác nhau. Màu trung gian là màu chuyển tiếp giữa hai màu. Màu trung gian hoặc độ trung gian giúp cho các màu và các độ đậm nhạt ở xung quanh chúng được hoà hợp với nhau
Cách điệu (A. stylization; P.styli-sation)
Sự chắt lọc từ những đường nét, hình thể đặc trưng nhất của một vật thể có thật được người hoạ sĩ, nghệ nhân, nhà điêu khắc sắp xếp lại và cường điệu hoá những đường cong, thêm hoặc bớt những chi tiết, màu sắc... có thể đạt đến mức tượng trưng trong các hình vẽ. Có rất nhiều kiểu cách điệu thể hiện trong các hoạ tiết trang trí cổ Việt Nam như các hình chạm khắc trên bia đá, trên vì kèo, trên cổng, trên các đồ thờ, trên trống đồng cổ... ở đình, chùa hoặc trên trang phục của các dân tộc thiểu số. Có những hoạ tiết khó thể hiện như nước, lửa, mây... nhờ tài khéo léo cách điệu của các nghệ nhân xưa đã được thể hiện rõ ràng và mang tính thẩm mĩ cao.
Hoạ tiết trang trí
Hình vẽ trong trang trí. Mỗi tác phẩm trang trí (ví dụ: một tấm thảm Ba Tư, một hình vuông trang trí ở Đôn Hoàng - Trung Quốc, một hình trang trí trên quần áo váy của người Dao - Việt Nam) là một bố cục phong phú kết hợp rất nhiều lớp hoạ tiết to - nhỏ, đơn giản - phức tạp, có nội dung, vị trí khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng trong tổng thể. Những hoạ tiết hoa, lá, người, động vật, hình thể..., còn mang cả phong cách nghệ thuật trang trí riêng dễ nhận thấy của từng dân tộc. Hoạ tiết trang trí phải có hình thể rõ (đường nét cụ thể, dứt khoát, có hình thể độc đáo) được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng của trang trí: vẽ đơn giản hoá, vẽ cách điệu hoá, được lặp lại theo phương pháp vẽ đối xứng qua đường trục, xen kẽ nhắc lại theo phương pháp vẽ trang trí đường diềm.
Màu lạnh (A cold colour: P. couleur froide)
Màu gây ra cảm giác lạnh cho con người là những màu mang sắc xanh (xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm, xanh lam, xanh chàm tím…). Muốn biết màu nóng hay lạnh phải có hai màu trở lên để so sánh. Giữa các màu lạnh với nhau cũng có độ nóng lạnh khác nhau. Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc).Trong bài bố cục nếu mầu lạnh chiếm khoảng 70%, mầu nóng 30% thì được gọi là hoà sắc lạnh
Màu nóng (A warm colour; P. couleur chaude).
Màu gây ra cảm giác nóng cho con người là những màu mang sắc đỏ (vàng, vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ…). Muốn biết màu lạnh hay nóng phải có từ hai màu trở lên để so sánh. Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn (màu nào càng nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn). Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc cũng thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc). Trong bài bố cục nếu mầu nóng chiếm khoảng 70%, mầu lạnh 30% thì được gọi là hoà sắc nóng
Màu bổ túc (A.complementory colous; P couleurs complémen-teires)
Đỏ, vàng, lam là 3 mầu cơ bản. Đỏ+Vàng = Cam. Đỏ+Lam = Tím. Vàng+Lam=Lục. Trong bảng vòng mầu cơ bản, các mầu đối diện nhau qua tâm hình tròn là mầu bổ túc cho nhau. ví dụ: màu tím đối diện với màu vàng là màu bổ túc của màu vàng. Màu da cam đối diện với màu xanh lam là màu bổ túc của xanh lam; Màu lục đối diện với màu đỏ là mầu bổ túc cho màu đỏ hoặc ngược lại. Màu cơ bản và màu bổ túc hoà hợp với nhau và khi đặt cạnh nhau thì chúng tôn nhau lên, đồng thời làm tăng cường độ màu sắc của chúng.
Màu trung tính (A neutral colour. P. couleur neutre)
Màu đen và màu trắng (còn được gọi là màu vô sắc). Đen là sắc độ đậm nhất, trắng là sắc độ sáng nhất trong bảng màu. Nếu lấy màu đen pha vào một màu khác sẽ cho màu đậm hơn (tỉ lệ màu đen nhiều hay ít quyết định độ đậm của màu). Nếu lấy trắng pha vào một màu khác sẽ cho màu nhạt hơn (tỉ lệ màu trắng nhiều hay ít quyết định độ sáng của màu). Khi pha trộn các màu chính với nhau theo các tỉ lệ khác nhau, ta sẽ có thêm rất nhiều sắc màu. Các họa sĩ hay dùng đen và trắng để làm phác thảo trước khi dùng màu, vì khi dùng đen trắng họa sĩ dễ nhận ra tương quan độ đậm nhạt trong tranh và không bị loạn bởi các màu sắc chi phối.
Màu tương phản (A contrasting colour: P. couleur cỏntostée)
Hai màu đặt cạnh nhau mang ý nghĩa khác nhau rõ rệt (đến mức đối chọi) về màu sắc nhưng lại tôn nhau, làm màu nổi bật lên. Trong thế giới của màu sắc, có những hiệu quả tương phản sau: tương phản sắc là sự tương phản của chính bản thân những màu cơ bản, những màu nguyên chất và những màu bổ túc; tương phản của màu nóng và lạnh, tương phản của độ đậm nhất và độ nhạt nhất, tương phản của hai chất khác hẳn nhau. Ví dụ, chất màu rất mịn đặt cạnh chất màu rất xù xì; tương phản về lượng là mảng màu to bên cạnh mảng màu rất nhỏ. Để gây ấn tượng cho người xem, các họa sĩ hay dùng hiệu quả tương phản mạnh, bởi chúng thu hút ngay sự chú ý của người xem, ví dụ: đỏ đặt cạnh đen hoặc vàng bên cạnh đỏ, xanh cô-ban cạnh đen hoặc trắng… Màu tương phản thường được gặp trong tranh áp phích, quảng cáo vẽ quốc kỳ.
Màu sắc rực rỡ (A.brilliant colour ; P. couleur vive).
Màu tươi tắn và nguyên chất. Những màu rực rỡ được dùng để thu hút sự chú ý của người xem mang lại hiệu quả đẹp, sống động. Đặc biệt màu sắc rực rỡ có thể cho ta ấn tượng về một sự hoàn hảo nào đó. Những màu sắc rực rỡ mang lại mối quan hệ biệt lập, tươi và rực hơn trong tương quan các màu sắc với nhau. Nếu có quá nhiều màu rực rỡ đứng cạnh nhau thì sẽ mất đi tính rực rỡ, vì cùng một lúc, mắt phải thu nhận quá nhiều màu với cường độ mạnh sẽ làm loá mắt, rối rắm. Sự mãnh liệt, hài hoà của màu sắc rực rỡ phù hợp với một số đặc điểm mỹ học mặn mà, ý nhị, huy hoàng, lộng lẫy.
Mầu sượng, mầu rợ, mầu chua
Những thuật ngữ dùng để chỉ sự nhận xét hoặc cảm giác về mầu sắc trong thực tế cuộc sống hoặc trong tranh. Các mầu rợ, sượng, chua chỉ sự phối hợp các mầu không hài hoà, gây cảm giác chối, tức mắt, đôI khi còn gây cảm giác có vị ủng chua.
Mầu trầm, Mầu dịu.
Mầu trầm, dịu thường sử dung những mầu lạnh và mầu trung tính, chúng không có sự thay đổi nhiều về mầu sắc và sự thay đổi đó thường rất ý nhị. Các mầu gây cảm giác êm dịu là những màu nhẹ nhàng, có các độ chuyển về mầu sắc khéo léo, tinh tế. Trong thực tế, các nhà bình luận còn dùng rất nhiều các thuật ngữ khác để diễn tả những cảm nhận về mầu sắc
Sắc độ:
Mức độ đậm nhạt, sáng tối hay nóng lạnh của màu sắc. Mỗi loại màu đều bao hàm những sắc độ khác nhau (xt.độ). Trong thiên nhiên, màu sắc của vật thể thay đổi khi cường độ nguồn sáng chiếu vào chúng thay đổi. Ví dụ: có một nguồn sáng trắng chiếu vào quả bưởi vàng. Khi càng tăng cường độ nguồn sáng thì ta thấy quả bưởi vàng ngày càng sáng ra. Khi nguồn sáng cực mạnh, màu vàng sáng gần như màu trắng, như vậy sắc độ của quả bưởi được thay đổi bởi nguồn sáng trắng đó. Trong hộp màu dùng để vẽ, nếu màu nào được pha thêm trắng hoặc đen sẽ có sự thay đổi về sắc độ. Cùng một loại màu sắc nhưng ở độ đậm nhạt khác nhau đựơc gọi là đậm nhạt cùng sắc (ton sur ton). Ta có thể lấy đen pha với một lượng màu trắng ngày càng gia tăng, sẽ được một dải màu ghi sáng dần, dải màu này có thể dùng làm thang sắc độ để đo độ đậm nhạt của các hiện tượng màu.
Sắc thái (A.nuance; P. nuance)
1. Sự chuyển biến tinh tế của một sắc, một màu về đậm nhạt hoặc nóng lạnh. Ví dụ: Trong một mảng màu nào đó, ta thấy có chỗ vàng đậm, có chỗ vàng nhạt, có chỗ hơi ngả sang màu xanh lá cây, có chỗ màu vàng hơi nóng, ngả sang màu da cam một chút… Tất cả chuyển biến đó gọi là sắc thái của màu vàng ấy
2. Những màu hoặc sắc độ mang tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa hai màu.
3. Sự thay đổi của một màu được đặt trong những ánh sáng khác nhau. Ví dụ: một bảng màu vàng đặt dưới ánh nắng trưa sẽ có sắc thái da cam, nếu đặt dưới ánh sáng lúc 5 giờ chiều lại có sắc thái lạnh đi, nghiêng về màu nõn chuối.
Sắc trung tính.
Màu không gắt quá, không mờ nhạt quá, thường là các màu xám để đệm và làm tôn thêm những màu hoặc các sắc độ đậm nhạt. Ví dụ: Khi hai màu đứng cạnh nhau mà đối chọi nhau quá mạnh về nóng lạnh, người ta sẽ dùng sắc trung tính để làm dịu bớt sự căng gay gắt giữa hai màu này và giúp chúng hoà hợp với nhau. ở Việt Nam, chúng