Học vẽ - Lịch sử và những nguyên lý cơ bản của Design
Trong cuộc sống chúng ta gặp phải và chịu ảnh hưởng của rất nhiều điều luật.
Luật lệ là do con người chúng ta đặt ra nhằm mục đích tạo 1 xã hội công bằng và văn minh.Trong thiết kế cũng vậy, cũng có những điều luật cơ bản chi phối diện mạo của 1 Layout.Chúng có thể không tương tác qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong 1 số trường hợp.
Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của design, để mà chúng ta sẽ áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình.
The law of design bao gồm:
- Balance (cân bằng)
- Rhythm (nhịp điệu)
- Emphasis (nhấn mạnh)
- Unity (đồng nhất)
- Simplicity (đơn giản)
- Proportion(cân xứng)
The law of balance: luật cân bằng
Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu design.Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng … được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang.Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục.Cân bằng đối xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng xuyên tâm…
Cân bằng bất đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng.Khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau , cân bằng bất đối xứng được thiết lập.
Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế logo
The law of rhythm: luật nhịp điệu
Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn.Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại.Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn.Nhịp điệu được dùng như 1 đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của 1 thông tin.Nó còn được gọi là 1 mẫu thức của nghệ thuật.Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta.Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.
Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục.Người nghệ sĩ, thông thường sủ dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong 1 bố cục.Họ phát triển thành 1 sự liên kết của nhịp điệu trong xây dựng, vẽ, các sản phẩm thủ công… 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo để tạo nên 1 tổng thể tuyệt vời.
The law of emphasis: luật nhấn mạnh
Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh.Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặ các yếu tố 1 cách hợp lý.Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.Sự nhấn mạnh or tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu design.Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẵng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì …Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc.Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể.Thí dụ như 1 đóa hoa được đặt trước 1 bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu được hiệu quả nhiều hơn trong 1 môi trường ồn ào náo nhiệt.
The law of unity: luật đồng nhất
Sự đồng nhất or hài hào tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo.Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng thể dễ chịu.Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa.Sự đồng nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 layout, nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất.Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và sự hài hòa.
The law of simplicity: luật đơn giản
Sự đơn giản trong design dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng hơn.Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong layout, để tạo nên sự rõ ràng, sáng sủa.
The law of proportion: luật cân xứng
Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước.Nó giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 layout.Để có được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh.Sự điều chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoan hảo tạo nên 1 mẫu design tốt.Đó chính là sự liên quan giữa kích thước của các yếu tố với nhau, và với sự cân xứng tổng thể.Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.
Khỏang không gian mở chung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỉ lệ.Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta.Chúng ta đi vào siêu thị để mua 1 cái đèn ngủ trang trí cho căn phòng của chúng ta.Và chúng ta tìm được 1 cái ngỡ là phù hợp trong con mắt chúng ta lúc đó.Nhưng khi về nhà thì mới nhận thấy rằng nó quá to so với căn phòng.Chúng ta không thay đổi gì ở cái đèn, nhưng đối với không gian chung quanh đã có sự thay đổi về tỉ lệ.Đối với thiết kế cũng vậy.Bạn cứ ngỡ rằng nó rất phù hợp trên màn hình vi tính, nhưng khi in ra thì đó là cả 1 khỏang cách không thể không xem xét.Vì vậy tại sao người ta phải in những market đen trắng( ở những công ty nước ngoài người ta in đến hàng chục market như vậy) để tìm ra 1 layout phù hợp nhất.
Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong design, mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của design (các yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối).
Tóm lại, những nguyên lý của design là những nguyên tắc cơ bản được ghi nhớ và áp dụng đi kèm với suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ or designer.Những nguyên lý đó được soạn thành luật lệ cho những phương pháp làm việc, mà nguời nghệ sĩ đã rút ra qua bao nhiêu thế kỉ trải nghiệm, thực hành cũng như có những sai sót thực tế.Vì vậy tất cả những gì của ngày nay chúng ta được học tập là những tinh hoa của hàng trăm năm lịch sử design nói chung và graphic design nói riêng.Cùng với sự sáng tạo của mình kết hợp với những law of design nói trên, chắc chắn các bạn sẽ đưa graphic design của VN phát triển lên tầm quốc tế )
Những gì thu nhặt được trên đây chắc chắn sẽ có thiếu sót, mong các bạn bỏ qua và góp ý để cùng tiến lên.
Mỹ thuật công nghiệp là một ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho các sản phẩm công nghiệp như bao bì, trang trí nội thất, thời trang...
Mục lục
• 1 Định nghĩa
• 2 Lịch sử
• 3 Các lĩnh vực thiết kế chính
• 4 Các trường đào tạo mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam
Định nghĩa
Theo cuốn Lịch sử design của họa sĩ Lê Huy Văn và Trần Văn Bình, "mỹ thuật công nghiệp", còn được gọi là design (phát âm như "đi-zai"), là ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, tạo mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật.
Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng Latinh, có từ thời Phục hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng v.v. và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn (full-time professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ, nhà điêu khắc hay các nghệ nhân.
Lịch sử
Tại Anh, vào thế kỉ 16, khái niệm này đã mở rộng hơn như là "lập trình một cái gì đó để thực hiện", "thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật" hoặc "phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ". Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp. Với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19.
Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp", "thiết kế tạo dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng". Thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật công nghiệp" (MTCN). Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc.
Các lĩnh vực thiết kế chính
• Thiết kế đồ họa (Graphics design)
• Thiết kế thời trang (Fashion design)
• Tạo dáng công nghiệp (Industrial design)
• Trang trí nội thất (Interrior design)
Các trường đào tạo mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam
• Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
• Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
• Đại học Công nghệ Sài Gòn
• Đại học Dân lập Văn Lang
• Đại học Dân lập Hồng Bàng
• Đại học Mở Hà Nội
• Đại học Nghệ thuật Huế
• Đại học Bán công Tôn Đức Thắng
• Đại học Kiến trúc Hà Nội
• Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai
• Cao đẳng Văn Hóa & Nghệ Thuật
Lich sử Design. (phần I)
THAM LUẬN DỰ HNKH TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP.HCM 2006
Design
Một khái niệm & một mô hình
ThS. TRẦN VĂN BÌNH
NÓI ĐẦU
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (MS B2002-25-05) “Xây dựng chiến lược đào tạo ngành Mỹ thuật công nghiệp thời kì đầu công nghiệp hóa tại Việt Nam” mới được nghiệm thu đã “Tìm hiểu sự phát triển của mỹ thuật công nghiệp (MTCN) thế giới và các mô hình đào tạo MTCN để rút ra bài học kinh nghiệm ứng dụng vào sự nghiệp đào tạo MTCN tại Việt Nam (VN); Phân tích, đánh giá thực trạng ngành MTCN và những tác động từ môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để thấy những điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và những thách thức đối với sự phát triển đào tạo MTCN VN; Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo ngành MTCN giai đoạn 2005–2020 tại VN và Các kế hoạch triển khai và đề xuất một số kiến nghị với các cấp.”
Vấn đề phát triển đào tạo MTCN được đặt ra một cách chính thức trong bối cảnh hàng loạt các cơ sở đào tạo ngành MTCN cấp khoa được mở ra ở các trường ngoài công lập trong khoảng 1 thập niên gần đây và về mặt khái niệm Design – Mỹ thuật công nghiệp (MTCN) hay Mỹ thuật ứng dụng (MTƯD) vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất, vì vậy chúng tôi trong tham luận Hội nghị khoa học Trường Đại học Kiến trúc 2006 này điểm qua một vài nội dung từ đề tài nghiên cứu khoa học nói trên với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lí luận vẫn còn những ngộ nhận ngay trong giới chuyên môn.
DESIGN – KHÁI NIỆM MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VÀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) = Design công nghiệp (Industrial Design)
Mỹ thuật Ứng dụng (MTƯD) = Design ứng dụng (Applied Design)
Công thức : 2D ->2F = P+W
“Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2F thông qua P và W”.
Trong đó:
2D - Designer & Decor ( Thiết kế và Trang trí)
2F - Function & Form (Công năng và Hình dáng)
P - Product (Sản phẩm)
W - Work (Tác phẩm)
Một số định nghĩa Design
1. Designlà nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp, nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuật ngữ Designer tại VN thường hiểu là Mỹ thuật công nghiệp (MTCN). [1]
2. Design = disegno = Phác thảo, thuật vẽ (drawing), thiết kế, bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. [Thuật ngữ Latinh thời Phục hưng][1]
3. Design = “Lập trình một cái gì đó để thực hiện”; “Thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật”; “Phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ”. [Quan niệm từ thế kỉ XVI ở Anh quốc] [1]
4. Design = Mỹ thuật công nghiệp, Thiết kế công nghiệp hay Mỹ thuật ứng dụng. [Việt Nam 1960 từ tiếng Đức “Industrielle Formgestaltung”] [1]
5. MTCN = Hoạt động sáng tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật tạo nên bởi sản xuất công nghiệp”. [Viện nghiên cứu khoa học Thẩm mỹ Kỹ thuật toàn liên bang (Liên Xô trước đây) - Mỹ thuật Công nghiệp – Phạm Đỗ Nhật Tiến, 1986]. [1]
6. Designlà nơi gặp gỡ của mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt đầu quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dạng như thế nào. [Stephen Bayley][1]
8. Design = Tổ hợp công năng (the functional complex) gồm : tính hữu dụng (use), sự cần thiết (need), têlêsis (Telesis là thuyết phát triển xã hội được kế hoạch hóa nơi mà nhân loại sử dụng năng lực giáo dục và phương pháp khoa học hướng tới sự tiến hóa của xã hội loài người), phương cách (method), tính thẩm mĩ (aesthetics) và sự kết hợp (association). [Victor Papanek]… [2]
Chức năng của Design
Thời kỳ hình thành : - Kỹ thuật; - Thực tiễn; - Thẩm mỹ
Thời đại ngày nay: thêm chức năng Biểu tượng
Phân loại ID & AD
Dự thảo “Danh mục giáo dục – 2005 trình độ cao đẳng và đại học Nước CHXHCN Việt Nam” của Bộ GDĐT:
“5221. Nghệ thuật
522101. Mỹ thuật
52210101. Lịch sử, lí luận và phê bình mỹ thuật
52210102. Hội họa
52210103. Đồ họa
52210104. Điêu khắc
52210105. Gốm
522105. Mỹ thuật ứng dụng
52210501. Thiết kế công nghiệp
52210502. Thiết kế thời trang
52210503. Thiết kế nội thất
52210504. Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh”
Design công nghiệp và Design ứng dụng hay Design sản phẩm, Design đồ họa và Design môi trường.
Design công nghiệp : Nhu cầu ->Design ->Sản xuất ->Tiêu dùng
Mối quan hệ: Nhà thiết kế – Nhà sản xuất – Người tiêu dùng
Design Công nghiệp = Tạo dáng & Đồ họa ->Sản phẩm công nghiệp
Design ứng dụng : Khách hàng & Design ->Sử dụng
Mối quan hệ: Nhà thiết kế (Designerer) ßà Khách hàng (Customer)
Designer ứng dụng = Nội thất <->Thời trang ->Tác phẩm
Quan hệ giữa MTCN và MTƯD
MTƯD = MTCN – P hay MTCN = MTƯD + P (Nhà sản xuất -Producer)
Mỹ thuật ứng dụng có nền tảng là Mỹ thuật công nghiệp hay nói cách khác là bao hàm Mỹ thuật công nghiệp bởi vấn đề sản xuất chế tạo những sản phẩm đưa vào ứng dụng cụ thể trước hết thuộc về lĩnh vực sản xuất (thường là sản xuất công nghiệp).
Design công năng và hình thức sản phẩm
Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật tạo hình chính là ở công năng vật chất của sản phẩm. Lịch sử Design và quá trình phát triển của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của hình thức hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng (hình thức) của sản phẩm trong thế kỉ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại.
Nếu như trước đây, thời Design thủ công, vấn đề hình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của chính hình thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính hình thức bởi những người tiên phong chỉ chủ trương tìm kiếm hình thức mới của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.
Chính vì thế những motive hình dáng sản phẩm ít thay đổi. Có nghĩa là những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũng không có những thay đổi triệt để, mặc dù cũng đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos (trường phái Secession Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật hiện đại (mệnh danh hiện đại) thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí” mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.
Chỉ sau khi đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp hóa đã được khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích phương thức sản xuất công nghiệp. Trường Bauhaus ở Weimar của Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Mỹ nghệ Weimar do Henry van de Velde (kiến trúc sư, Design Bỉ, cha đẻ của Trường phái Tân Nghệ thuật Bỉ) làm Giám đốc và Viện hàn lâm nghệ thuật Weimar do Muthesius làm giám đốc đã xác định được rõ nét xu hướng tạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình thức phải tuân theo công năng.
Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dáng theo công năng” (Form follows function) trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa (Funtionalism) coi trọng công năng hơn hình thức. Đó cũng chính là phong cách Design công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển Designer công nghiệp ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như VN. Design hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mang lại hiệu quả kinh tế nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo
Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại
MMS = Mode + Modern + Style (Mốt + HIện đại + Phong cách)
Sự khác biệt giữa thẩm mỹ truyền thống có tính hàn lâm như quan niệm của nghệ thuật tạo hình đối với Design chưa đủ. Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại mang tính thực tiễn và gắn liền với sự tồn tại của cuộc sống vận động không ngừng. Cái mới, cái khác đời, cái đẹp chưa được định nghĩa của một sản phẩm vươn tới thì tương lai ngay trong quá trình tồn tại của nó, khiến cho lỗi mode, lạc hậu là sự biểu hiện của hình thể không còn hợp thời, bị phế bỏ, thay thế bởi kiểu dáng tân thời hơn ngay cả khi công năng của chúng còn hữu hiệu. Hàng second-hand tồn tại bởi giá trị biểu hiện của hình thể đó còn có ý nghĩa trong môi trường khác, phù hợp nhãn quan và mục đích sử dụng khác. Môn học Thẩm mỹ công nghiệp là hết sức cần thiết.
LƯỢC SỬ DESIGNER
Nghệ thuật thủ công có truyền thống hàng ngàn năm đã để lại di sản khổng lồ cho nhân loại. Những phong cách thời đại trong lịch sử văn minh loài người chứng tỏ tính sáng tạo, trí thông minh và bàn tay khéo léo của con người đã có từ rất sớm và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Thế giới kiến trúc và đồ vật con người tạo ra là một phần không thể tách rời của nền văn hóa mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Quá trình mỹ thuật hóa đồ vật nhằm hoàn thiện ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người cũng là cuộc đấu tranh không mệt mỏi của rất nhiều thế hệ. Văn minh phương Tây và văn hóa phương Đông được thể hiện qua nhiều lăng kính, một trong số đó là “thiên nhiên thứ hai”, là thế giới kỹ quyển con người tạo dựng và được thể hiện qua những phong cách đặc trưng riêng, rõ ràng và phân biệt. Đặc biệt phong cách phương Đông với bề dày truyền thống và sự liên tục kéo dài tạo được dấu ấn đặc sắc, được phương Tây ngày càng ngưỡng mộ.
Những hình thức biểu hiện, những dấu ấn phong cách của nghệ thuật thủ công tạo được nhờ bàn tay khéo léo, nhờ ý chí và sức lực của con người trong một môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp. Những phong cách lớn của các thời đại ngày xưa, Antique cổ đại, Gothic trung cổ, Phục hưng Renaissance, Baroque cận hiện đại ... là minh chứng của lịch sử văn minh, của khả năng sáng tạo nghệ thuật và cũng là lý tưởng thẩm mỹ thời đại đã qua. Phong cách thời đại bao trùm trên một vùng rộng lớn nhiều lãnh thổ, quốc gia, nhưng có lẽ cũng xuất phát từ những dấu ấn cá nhân, tạo dần thành trường phái, thành phong cách nhóm để dần hình thành, hưng thịnh và phát triển rộng khắp cho đến khi một phong cách khác thay thế, thịnh hành.
Design như một ngành nghề đặc biệt của thời đại công nghiệp, xuất hiện từ giữa thế kỉ XIX. Cách mạng công nghiệp gắn liền với phương thức chế tạo cơ khí, sản xuất dây chuyền hàng loạt, đã thay thế dần phương pháp thủ công đơn chiếc truyền thống, sự phân công lao động thời công nghiệp đã hình thành công việc thiết kế độc lập như một nghề nghiệp. Trên cơ sở xu hướng phong cách của form thay đổi có các phân kỳ Design như:
1850 – 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1850 – 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1950 – 1980 : Hình dáng tốt và những lựa chọn mới
1980 – nay : Chủ nghĩa Hậu hiện đại và Design đa hướng
Nhiệm vụ của ngành Design đã luôn thay đổi theo thời gian, luôn được mở rộng và trong thời gian qua đã không còn chỉ dừng ở việc tạo dáng sản phẩm. Ngay cả khi người ta bỏ qua việc sử dụng thuật ngữ một cách quá lạm dụng thì rõ ràng ý nghĩa của ngành Design trong tương lai vẫn gia tăng cùng với việc mở rộng nhiệm vụ của lĩnh vực này. Mặc dù đang có những than phiền về tình trạng các thị trường bị xé nhỏ, song sự đa dạng của sản phẩm và hình dáng sẽ tiếp tục gia tăng, bởi sự nỗ lực để đạt được tính riêng tư và để tạo ra sự phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác sẽ khuyến khích quá trình phát triển đó.
Bức tranh của tình hình Design hiện hành sẽ ngày một phức tạp hơn, các nhà lý luận, các nhà phê bình và những người trong cuộc Designerer sẽ phải hành động giống như ở các lĩnh vực nghệ thuật đã có từ trước (hội họa, kiến trúc…) và phải chọn cho mình những lĩnh vực chuyên môn và những vấn đề riêng lẻ đặc biệt.
Tương lai thật khó có thể đoán trước. Chúng ta đã từng nhận định, thế kỉ XX đã qua có thể được ghi nhớ như thế kỉ của những cao ốc (mass-building), đa truyền thông (mass-communication), đại tiêu dùng (mass-consuming) và sản xuất hàng loạt (mass-production), cũng là thế kỉ của Designer đại chúng (for mass Designer). Thế kỉ 21 hiện nay với nền văn minh đã bước sang một trang mới, nền văn minh tin học, nền kinh tế tri thức, nền sản xuất thích ứng và vì thế, Design cảm hứng, Design biểu tượng, Designnghệ thuật.
Đó là những thành phố tương lai kiểu ốc đảo, là nhà ở với những tiện ích tin học, là thông tin vô tuyến hữu hình, là sản phẩm nghe nhìn và sản phẩm đa năng max-mini (Max công năng – Mini hình dáng), là phương tiện giao thông tự hành, là sinh hoạt giải trí cộng đồng, là du lịch nghịch cảnh sinh thái, là thế giới ảo cá thể… Design kiểu CAD/CAM chuyển sang DBC/MBC (Designer by computer/ manufacturing by computer).[1]
Design PHÁP, ĐỨC, HOA KỲ, ITALIA, NGA VÀ NHẬT BẢN, NHỮNG NỀN Design TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỈ XX
Pháp – Nghệ thuật và văn hóa
Quá trình đơn giản hóa hình thức bề ngoài cũng chính là quá trình thay đổi về quan niệm thẩm mỹ trước hết ở giới nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực hoạt động nghệ thuật và sau đó là toàn xã hội. Nghệ thuật mới Art Nouveau ở Pháp là điểnhình quan niệm đề cao vẻ đẹp của sản phẩm thủ công, của những hoa văn motive thiên nhiên làm hình thức trang trí căn bản. Điều đó dẫn đến quá trình “gột rửa” hoa văn phức tạp trước đây thành những kiểu thức hoa văn tự nhiên, hữu cơ và đơn giản hơn. Mục tiêu của những phong trào nghệ thuật mới này không chỉ ở Pháp mà ở cả châu Âu khi đó là nhằm cạnh tranh với sự lớn mạnh và bành trướng của sản xuất công nghiệp đang thắng thế nhưng cho ra sản phẩm thiếu thẩm mỹ.
Những sản phẩm thủ công từ trường phái Nancy, Paris của Pháp tiêu biểu cho phong cách Nghệ thuật mới, mệnh danh phong trào nghệ thuật hiện đại khi bước sang thế kỉ XX. Đó là những sản phẩm đồ gỗ, vải dệt, đồ thuỷ tinh, gốm sứ tinh xảo và lộng lẫy như những tác phẩm nghệ thuật, vẫn gợi lại hình bóng của các phong cách cổ điển Baroque thế kỉ XVII, XVIII trước đây. Dòng nghệ thuật trang trí như vậy vẫn tiếp tục để đến thập niên 1920s, 1930s ở Pháp Paris tiếp tục trở thành kinh đô nghệ thuật và văn hóa thế giới, và Nghệ thuật trang trí Art Déco lại nảy mầm và kết trái, đạt tới đỉnh cao tại đây dù châu Âu mới trải qua cuộc Thế chiến lần thứ nhất 1914-1918 tàn khốc và chết chóc.
Nghệ thuật trang trí Art Déco, Nghệ thuật mới Art Nouveau của Pháp và châu Âu vẫn có đất sống bởi lối sống phù hoa của giới quý tộc thượng lưu, của cả tầng lớp trung lưu thị dân đua đòi. Những Hector Guimar, Majorellé, Daum, Gallé là những nghệ sĩ đã làm nổi danh nghệ thuật thủ công trang trí Pháp.
Cũng ở Paris nghề Design thông qua sự thăng hoa của ngành thời trang như bằng chứng của quá trình phục hưng kinh tế châu Âu sau thế chiến lần thứ nhất đã lần đầu tiên được nhắc đến như một lĩnh vực nghệ thuật và kinh doanh cao quý – Design là kinh doanh nghệ thuật. Những tên tuổi lớn của ngành thời trang Pháp từ thập niên 1930s luôn tỏa sáng. Đó là Coco Chanel, Pier Cardin, … và những mẫu thời trang, những buổi trình diễn thời trang như một loại hình nghệ thuật đặc sắc, vì ở đó có những bộ trang phục đẹp, và trên hết ở đó có những người mẫu tuyệt sắc, hấp dẫn và đầy mơ mộng. Design và Designerer từ đó được biết đến một cách hấp dẫn và đầy triển vọng. Kiến trúc sư và Designerer (gốc Thuỵ Sĩ) Le Corbusier, Designerer P. Stack … tiêu biểu cho trường phái kiến trúc hiện đại và nền Designer mới của Pháp.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng mang lại cơ hội để Design công nghiệp lên ngôi, bởi những tranh luận về nghệ thuật thiết kế theo phương thức thủ công hay công nghiệp đã đến hồi kết. Phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt thắng thế bởi nhu cầu số lượng cần bồi đắp sau những mất mát và tàn phá bởi cuộc đại chiến lần 1 của thế kỉ XX. Design đậm chất nghệ thuật và văn hóa Pháp nhường chỗ cho Design công năng của người Đức.
Đức – Chủ nghĩa công năng và Hình dáng tốt
Ở Đức, tại Weimar, trường Bauhaus được thành lập và trang sử mới của ngành Design công nghiệp bắt đầu.
Lịch sử Design công nghiệp thường được coi như bắt đầu từ khi có trường Bauhaus, bởi chỉ từ khi có Bauhaus, một phong cách mới của Design coi trọng tính hiệu quả của sản xuất, coi Design chính là phương tiện để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm mục tiêu phục vụ đa số con người một cách tốt nhất mới trở thành một phong cách chính thống của Design công nghiệp trong thế kỉ XX.
Những tên tuổi lừng danh như Peter Behrens từ trào lưu Phong cách trẻ, một trong những nhà sáng lập Liên đoàn lao động thủ công Đức năm 1907, cha đẻ của Design công nghiệp Đức với những đóng góp ứng dụng Design mẫu mực cho hãng điện dân dụng AEG và góp phần để có Bauhaus thành lập năm 1919, cũng là người đề cử Walter Gropius giữ trọng trách quản lý trường Bauhaus.
Chủ nghĩa công năng thắng thế Nghệ thuật mới, và Bauhaus trở thành cái nôi của phong cách quốc tế công năng chủ nghĩa. Những bậc thầy của trường phái này như W. Gropius, Ludwig Mies van der Rohe, Marcel Breuer,… cùng các tác phẩm của mình đã khẳng định ưu thế của Design công nghiệp, Design sản phẩm không hoa văn trang trí.
Mặc dù thời gian tồn tại của Bauhaus ngắn ngủi 14 năm nhưng dấu ấn nó để lại rất lớn. Trường Tạo dáng công nghiệp Ulm (1953-1968) của Đức sau này đã cố gắng noi theo Chủ nghĩa công năng và mong muốn kế tục Bauhaus, nâng Chủ nghĩa công năng thành phong cách Hình dáng tốt (Good form, Good Design) để có Chủ nghĩa tân công năng và Chủ nghĩa công năng trở thành phong cách tiêu biểu của Design công nghiệp trong suốt giữa thế kỉ XX và đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Nói đến Design Đức là nói tới chất lượng và sự hoàn hảo công năng.
Tp.HCM, 12/2006
ThS. Trần Văn Bình
Lich Sử Design (Phần II )
Hoa Kỳ – Design marketing – Thiết kế tiếp thị
Design marketing lại là một khái niệm mới nhờ đóng góp của Design Hoa Kỳ trong thế kỉ XX
Nếu trường phái công năng chủ nghĩa của Đức coi trọng đối tượng thiết kế là sản phẩm thì Design marketing của Hoa Kỳ coi đối tượng của thiết kế chính là con người, là khách hàng. Chức năng của Design ở Hoa Kỳ là tính biểu tượng. Công thức của Design Marketing là Chủ nghĩa Hình thức sản phẩm cộng với ngành Công nghiệp Quảng cáo. Thiết kế hoàn hảo sản phẩm chưa đủ mà vấn đề quảng cáo cho nó để bán được hàng còn quan trọng hơn. Vì thế lĩnh vực đồ họa sản phẩm lên ngôi cùng tạo dáng công nghiệp. Phương cách quảng cáo truyền thống những năm giữa thế kỉ XX chưa phong phú như bây giờ, chủ yếu dựa trên nền tảng tạo mẫu mới cho bao bì sản phẩm và quảng cáo bằng công nghệ đồ họa ấn loát – catalogue, brochure, poster, magazine… Ngày nay vấn đề quảng cáo là ngành công nghiệp dựa vào truyền thông đa phương tiện (multimedia communication), đồ họa chỉ là một phần nhỏ mà thôi.
Những tên tuổi đã đóng góp cho nền Design Hoa Kỳ lên ngôi chính là Raymond Loewy, G. Nelson, Teague, Drayfuss, Bertoia, C. Eames, E. Saarinenn, … không kể các bậc thầy Designer từ châu Âu di cư sang Hoa Kỳ tránh cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2, đặc biệt là R. Loewy, người được coi là cha đẻ của Styling và Design marketing của Hoa Kỳ dù ông có gốc Pháp. Hình dáng kiểu dòng chảy (Streamlining) – hình dáng khí động học phản ánh khía cạnh hiện đại, tính cách năng động của người Mỹ và nền kinh tế Hoa Kỳ được ông tạo vỏ khoác cho mọi sản phẩm và gây được niềm tin nơi khách hàng sau cuộc khủng hoảng ế thừa sản phẩm công nghiệp hàng loạt cuối thập niên 1920s ở Mỹ. Và cũng chính tại Hoa Kỳ, Nghệ thuật trang trí Art déco phát triển mạnh và Design hữu cơ (Organic Designer) thắng thế chủ nghĩa công năng của châu Âu. Hình dáng thắng thế công năng. Và Design Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã được nhập khẩu vào châu Âu làm ảnh hưởng tới Design châu Âu rõ rệt.
Ảnh hưởng dẫn đến sự cải tiến kiểu dáng của trường phái công năng chủ nghĩa ở Đức, biến thành Tân công năng (Neo-Functionalism) dựa trên nền tảng của phong cách Hình dáng tốt phát triển trên cái nền của Chủ nghĩa công năng trước đây. Trong khi đó Design Hoa Kỳ đã làm một cú hích đánh thức Design Italia để nền Design vô danh Italia nhanh chóng trở thành nổi tiếng như một trung tâm Design mới của thế giới mang đậm tính nghệ thuật, sự ngẫu hứng và đầy biểu cảm.
Italia – Nghệ thuật và kinh tế
Bel Design ở Italia tương tự Hình dáng tốt ở Đức trong giai đoạn đầu sau thời kỳ Italia khôi phục kinh tế và trở thành một trong những kỳ quan kinh tế thế giới sau đại chiến thế giới lần 2 (1939-1945) như Đức, Nhật, Tây Ban Nha…, những nước theo trục phát xít bại trận.
Nếu Design Đức được coi là nền Design duy lý và đầy tính triết lý, Design Hoa Kỳ đậm tính thương mại và tiếp thị thì Design Italia mang dáng vẻ nghệ thuật, ngẫu hứng. Các Designerer trẻ của Italia mang truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời (nếu nhắc đến lịch sử văn minh đề thấy truyền thống văn hóa nghệ thuật của người Italia từ thời La mã cổ đại, qua thời Phục hưng cận đại) thì dù “sinh sau, đẻ muộn”, Design Italia đã có nền tảng vững chắc để cất cánh.
Những trào lưu nghệ thuật dân dã (pop art), những thử nghiệm chất liệu mới nhất là plastic, sự coi trọng tác phẩm thiết kế như tác phẩm nghệ thuật, trân trọng đặt tên cho tác phẩm, thoát ra khỏi hệ thống thiết kế – sản xuất – tiêu dùng quen thuộc trước đây, lập các công ty thiết kế quảng cáo và tư vấn nghệ thuật, Design với các Designerer Italia đã trở thành một loại hình nghệ thuật hấp dẫn và sinh lợi. Nghệ thuật ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế và Designerer là những nghệ sĩ hái ra tiền. Những tác phẩm Design mang tính cực đoan không chỉ ở hình dáng mà còn ở cả triết lý nghệ thuật mới. Phong cách đó được coi là trào lưu nghệ thuật Design tân hiện đại, rất gần và tiến tới cái gọi là Design Hậu hiện đại của thập niên 1970-1980s. khởi đầu một kỷ nguyên với nền Design mới.
Những tên tuổi Designerer Italia còn rất quen thuộc đến ngày nay như Bugatti, Gio Ponti, Ferragamo, Jacomo, Bellini, Mendini, Zanuso, Sapper, Mollino, Sottsass,… đã cống hiến cho nền Design Italia và Design thế giới một cái nhìn mới về Design. Design với Italia không phụ thuộc vào phương thức sản xuất và hình thức quan trọng không kém thậm chí còn hơn công năng sản phẩm.
Japanese Design – Đơn giản và hiệu quả
Nhật Bản là một trường hợp ngoại lệ có nền Design tiên tiến và hiệu quả ở phương Đông. Trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ nhì thế giới có những đóng góp của Design Made in Japan.
Truyền thống nghệ thuật thủ công, nghệ thuật kiến trúc và đồ họa mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, bộc lộ chất Thiền Zen tĩnh lặng mà ngầm chảy… đóng góp không nhỏ cho nền nghệ thuật thế giới. Với cách nhìn đúng, Design Nhật Bản hỗ trợ cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại Nhật Bản vượt lên những khó khăn hạn chế của nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý phức tạp… để phát triển nền kinh tế đất nước một cách hiệu quả.
Japanese Design là một khái niệm đã được khẳng định trên thế giới. Những sản phẩm công nghiệp dựa trên nền tảng chất lượng công năng, phù hợp nhân trắc học và ergonomics, tiết kiện nhiên liệu và vật liệu, mang tính nhân bản, bền đẹp và không kém phần độc đáo cũng như những đột phá mang lại danh tiếng cho những tên tuổi của Design Nhật Bản.
Sony mạnh bạo thu nhỏ vật thể tạo ra một thế hệ sản phẩm mới phù hợp thời đại, những thương hiện từ Nhật Bản như Mitsubishi, Toyota, Honda, Yamaha,… và những Designer Nhật Bản không thua kém bất kỳ Design danh tiếng nào khác trên thế giới. Hàng hóa Nhật Bản xâm lăng toàn thế giới có sự tiếp tay của Good Design Nhật Bản.
Nga – Design xã hội chủ nghĩa
Những nền Design khác có một vị trí riêng biệt nhưng cũng rất có ý nghĩa như Design Liên Xô (cũ) trong suốt 70 năm từ cách mạng Tháng Mười Nga tới khi Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990s. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có VN thừa hưởng thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội với quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật vì đời sống đại đa số chứ không phục vụ cho một số ít người như quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Chính tư tưởng chủ đạo đó có từ cuộc cách mạng vô sản Tháng Mười vĩ đại năm 1917 ở Nga đã định hình Chủ nghĩa cấu trúc, một phong cách coi trọng thực tiễn sản xuất, thấy vẻ đẹp tự thân từ chất liệu và kết cấu để dần hình thành một phong cách Design công năng mà chính người Đức ở Bauhaus đã chịu ảnh hưởng, bởi quan niệm thẩm mỹ không hoa văn trang trí không dễ gì xóa bỏ được. Vẻ đẹp chân – thiện – mỹ là một khái niệm mà ngày nay Design marketing có phần lảng tránh đã là những tiêu chí căn bản của thẩm mỹ công nghiệp trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Những tên tuổi lớn như V. Tatlin, A. Rodchenko, Malevich, V. Kandinsky, El Lissisky thời kì đầu cho đến những nhãn hiệu danh tiếng của các sản phẩm Lada, Volga, GAZ, ZIL, AK47, MIG, TU, IL, MIR… đã làm rạng danh các nghệ sĩ và Design Nga.
Design Pháp sang trọng thanh lịch và đậm chất văn hóa, Design Đức công năng và duy lý, Design Hoa Kỳ hào nhoáng hình thức cho thị trường, Design Italia ngẫu hứng nghệ thuật mà kinh tế, Design Nhật Bản giản đơn mà tinh túy, Design Nga (Liên Xô cũ) chắc chắn, hoành tráng và đầy kiêu hãnh.
HAI MÔ HÌNH ĐÀO TẠO Design ĐIỂN HÌNH
Trường Staatliches Bauhaus, Đức
Tại Đức, Bauhaus trở thành trung tâm của trường phái hiện đại và ý tưởng của chủ nghĩa công năng. Tại đây đã đặt nền móng cho môn tạo dáng công nghiệp mới, điều đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngành Design công nghiệp đến tận ngày nay.
Mô hình Bauhaus : Học - Hành
Thầy giáo = Giảng viên (Lecture) + Thầy-đốc-công (Master)
Phương pháp = Học trên lớp + Thực hành dưới xưởng
Sinh viên (ở KTX trong trường)
Quá trình = 1 năm mỹ thuật cơ sở (màu sắc, hình khối và vật liệu)->Xưởng thực hành (đồ gỗ, gốm, sứ, thủy tinh, chế tác kim loại, tạo hình sân khấu, làm ảnh hoặc đồ họa quảng cáo) ->Học sáng tác (đồ án thiết kế mẫu)
Mô hình đào tạo các nhà thiết kế tương lai đã xác định một cách dứt khoát tại Bauhaus – học và hành song hành. Chú trọng hệ thống nhà xưởng để sinh viên có điều kiện làm quen với vật liệu và công nghệ sản xuất, có điều kiện tự tay chế tạo ra sản phẩm dù là mẫu thử nghiệm ý tưởng sáng tạo hay nguyên mẫu để bán cho các nhà sản xuất công nghiệp. Việc quản lý và khai thác mẫu mã do sinh viên thực hiện như những bài học đồng thời có điều kiện ứng dụng ngay khi còn đang học tập, nghiên cứu.
Mô hình đào tạo trên đã phổ biến tới khá nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có VN. Trường ĐH MTCN Hà Nội cũng đã xây dựng mô hình xưởng trường gồm các xưởng mộc, cơ khí, gốm, sơn mài, dệt, thảm… Tuy nhiên hiệu quả chưa như mong muốn và thực chất sinh viên không được trực tiếp đứng máy thực hành mà phải thông qua những người thợ đứng máy tại xưởng.
Trường Đại học Tạo dáng Công nghiệp Ulm, Đức
Trường ĐH Tạo dáng Công nghiệp Ulm (Hochschule fr Gestaltung Ulm) kế tục truyền thống Design của Bauhaus với tinh thần dân chủ sâu sắc mà cội nguồn của nó bắt đầu từ những thập kỷ 20 và 30 của Đức, đề cao vị trí quan trọng của nghệ thuật trong Design.
Trường được tổ chức thành 4 khoa: Tạo dáng sản phẩm, Giao tiếp thị giác (Đồ họa), Xây dựng và Thông tin. Có một Viện nghiên cứu phim ảnh trực thuộc trường.
Các sản phẩm qua bài tập đều nhằm mục đích phục vụ cho những nhu cầu của địa phương, từ đó thiết thực đào tạo ra những Designerer có ý thức gắn bó với xã hội và có tinh thần đổi mới.
Mô hình Ulm :
Thầy giáo = Giảng viên (Lecture) + Kỹ sư sản xuất (Master)
Phương pháp = Học trên lớp + Thực hành ở nhà máy
Quá trình = 1 năm mỹ thuật cơ sở (màu sắc, hình khối và vật liệu) ->3 năm Học sáng tác (đồ án thiết kế mẫu) kết hợp thực hành (tại nhà máy sản xuất).
Tôn chỉ = Chủ nghĩa công năng (Functionalism) + Hình dáng tốt (Good form) ->Tân công năng chủ nghĩa (Neo-Functionalism) = Designer Germany
Coi trọng môn học Ergonomics
Designerer = Kỹ sư thiết kế
Mạnh thường quân = Hãng Braun, Vitosoe, Rosenthal
Anh hưởng của phong cách Design Ulm với các hình vuông thành sắc cạnh và lý thuyết hệ thống trong cách đặt vấn đề đã bám rễ được vào quá trình sản xuất hàng loạt.
MỘT SỐ TRƯỜNG Design NGÀY NAY
Trường ĐH Designer và Mỹ thuật Halle, Đức
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle CHDC Đức trước đây là trường đã sang giúp Trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội của VN để có Trường ĐH MTCN Hà Nội như ngày nay.
Trường Halle được thành lập từ 1910 chủ yếu đào tạo thợ thủ công mỹ nghệ nhưng sau đó đã theo phương châm của Chủ nghĩa công năng Bauhaus và nghệ thuật thủ công điêu luyện truyền thống để đào tạo cả hai hướng thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật công nghiệp. Từ năm 1958, duới thời CHDC Đức, trường mới có tên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle với mục tiêu đào tạo chính là mỹ thuật công nghiệp.
Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, Trường ĐH MTCN Halle chia làm 2 khu vực chính (không phải 2 hướng đi mà là 2 khu vực), đó là Designer và Mỹ thuật. Trường đã đổi tên thành Trường ĐH Designer và Mỹ thuật Halle.
Ở Đức có nhiều trường mỹ thuật nhưng mỗi trường quan niệm về đào tạo vấn đề cơ bản khác nhau. Có trường không dạy cơ bản, có trường dạy cơ bản trong 1 năm, nhưng ở Halle sinh viên buộc phải học cơ bản trong 2 năm. Nhiều trường môn cơ bản do 1 thầy dạy, một lớp có khoảng 20-25 sinh viên, tất cả sinh viên thực hiện những bài tập cơ bản giống nhau, thỉnh thoảng có những bài luận tự do không cần qua cơ bản nữa, người ta cho rằng như thế sẽ giúp sinh viên tự do sáng tạo, thể hiện cá tính. Những môn cơ bản giống nhau ở nhiều trường là môn hình họa mỹ thuật, nghiên cứu thiên nhiên, in, kẻ chữ, màu sắc…
Buổi sáng sinh viên làm việc ở nhà, buổi chiều cùng làm việc ở trường. các phác thảo cùng được thảo luận, đánh giá, phân biệt sự khác nhau giữa các bài tập. Vấn đề không phải là đánh giá bài này tốt, bài kia xấu, sự phân tích của giáo viên kích thích sinh viên cố gắng làm bài tốt hơn ở nhà. Mặc dù thời gian học cơ bản của Halle dài nhưng cũng tập trung theo chuyên ngành (ví dụ ngành Điêu khắc không cần học màu sắc, không cần vẽ tranh, không cần học Tâm lý học…)
Halle cũng như nhiều trường khác ở Đức có ngành truyền thống thế mạnh, đó là Thủ công mỹ nghệ, như Viện Hàn lâm Stuttgat có thế mạnh về Design công nghiệp và Trang trí Nội thất, Lepzig có thế mạnh về Đồ họa sách… việc định hướng và xác định thế mạnh, ngành sở trường của các trường Design là rất quan trọng, vì sẽ quyết định tối vấn đề đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn giảng viên. Và cũng như nhiều trường ở Đức và trên thế giới, xu hướng rút ngắn thời gian đào tạo ở Halle cũng do ảnh hưởng của thời đại computer, học 4 năm đạt bằng Cử nhân, 6 năm có bằng Thạc sĩ…
Học viện Nghệ thuật và Design Birmingham, Anh (Birmingham Institute of Art & Designer - BIAD)
Học viện Nghệ thuật và Designer Birmingham (Birmingham Institute of Art and Designer – BIAD) thuộc Đại học Tổng hợp Trung ương Anh quốc (The University of Central England - UCE) nước Anh là một trong những trường dạy Design lâu đời nhất nước Anh cũng như trên thế giới và là một trong những trường lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước Anh. Trường ban đầu có tên là Trường Design Birmingham (School of Designer Birmingham) được thành lập năm 1843 và ngày nay đã phát triển thêm nhiều Khoa và ngành học tại các campus (trường cơ sở – chi nhánh) tại tp. Birmingham.
Học viện Nghệ thuật và Designer Birmingham BIAD ở bậc đại học có các ngành: Mỹ thuật (Fine Art); Lịch sử Nghệ thuật và Designer (History of Art & Designer); Quản lý, Thiết kế và truyền thông (Management, Designer & Communication); Tạo mẫu Thời trang (Fashion Design) gồm các chuyên ngành Tạo mẫu Thời trang (Fashion Design). Tạo mẫu Thời trang và phát triển sản phẩm (Fashion Design with Product Development), Tạo mẫu Thời trang và Quản lý bán lẻ (Fashion Designr with Retail Management); Tạo mẫu vải (Textile Design) gồm các chuyên ngành Trang trí vải (Constructed Textiles), Vải thêu (Embroidery Textiles), Vải in (Printed Textiles) và Quản lý bán lẻ (Retail Management); Tạo mẫu Gốm với Thuỷ tinh (Ceramics with Glass Designer); Thiết kế đồ gỗ (Furniture Design); Tạo dáng công nghiệp (Industrial Design); Trang trí Nội thất (Interior Design); Thiết kế trong kinh doanh (Design in Business); Thiết kế sân khấu (Theatre Design); Thiết kế trình diễn và Truyền thông (Perfomance Design & Communication); Kim hoàn và chạm bạc (Jewellery & Silversmithing); nhóm ngành lấy bằng Cử nhân Truyền thông thị giác (BA Visual Communication) gồm Đồ họa (Graphic Design), Minh họa (Illustration), Nghệ thuật ảnh (Photography) và Time-Based Media.
Khoa Design, Trường ĐH Công nghệ Swinburne, Australia (Swinburne University of Technology – Faculty of Designer)
Khoa Design của Đại học Công nghệ Swinburne là một trong những khoa nổi tiếng nhất nước Australia trong lĩnh vực Design. Khoa có trụ sở tại Prahran (Prahran Campus) là một khu phố sầm uất của trung tâm thành phố Melbourne. Khoa có các mối quan hệ hợp tác quốc tế mật thiết với các trường đại học và các khoa Design khác ở châu Âu và châu Á như Na Uy và Malajsia và Trung Quốc. Hiện nay có khoảng 300 sinh viên từ 20 nước đang theo học tại đây.
Trước khi thành Khoa Design (Faculty of Designer) như ngày nay, Học viện Quốc gia Design Swinburne (National Institute of Design Swinburne) thuộc Đại học Công nghệ Swinburne, Australia (Swinburne University of Technology) đã có các chuyên ngành như Truyền thông (Đồ họa) (Communication (Graphic) Design), Tạo dáng công nghiệp (Industrial Design), Thiết kế Nội thất (Interior Design), Design đa phương tiện (Multimedia Design) và Tạo dáng sản phẩm kỹ thuật (Product Design Engineering).
Cuối năm 2004 đầu năm 2005 Đại học Công nghệ Swinburne cơ cấu lại tổ chức và mở thêm 5 khoa mới trong đó có Khoa Designer tiền thân là Học viện Design Quốc gia. Khoa Designer gồm có: Học viện Designer Quốc gia (The National Institute of Design) đào tạo trình độ cử nhân các ngành như đã nêu trên, Học viện Quốc gia Nghiên cứu Designer (The National Institute of Design Research) đào tạo sau đại học và các đồ án nghiên cứu khác, Trường Điện ảnh và Truyền hình Swinburne (Swinburne School of Film and Television) và Trung tâm Designer (The Design Centre) có chức năng tư vấn thương mại và làm cầu nối cho các sinh viên danh dự và các học viên sau đại học với các ngành công nghiệp.
Ngành Thiết kế truyền thông (Communication Design) còn gọi là ngành Thiết kế đồ họa (Graphic Design) đào tạo cả 2 bậc đại học và cao học. Sinh viên được cung cấp các kiến thức sâu rộng để có thể trở thành các nhà thiết kế tài giỏi nhất thông qua các phương pháp đà tạo huấn luyện kỹ năng chuyên dụng với nhiều loại hình bài tập và nhiệm vụ thiết kế với công nghệ cao, các bài ứng dụng sử dụng hiệu ứng thông tin và truyền thông hình ảnh thông qua computer và các hình thức cao cấp khác.
Ngành Thiết kế đa phương tiện (Multimedia Design) nhấn mạnh trọng tâm về đào tạo các lập trình cho các trang Web toàn cầu và các hiệu ứng của computer qua cái gọi là những ứng dụng tương tác (Interactive applications). Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có kiến thức sâu rộng về Các biện pháp mạng (Electronic mediums), Tranh hoạt họa (Animation), 3D, và Kỹ thuật nghe nhìn (Audio and Video).
Ngành Tạo dáng sản phẩm kỹ thuật (Product Design Engineering) cung cấp các kỹ năng chuyên sâu về thiết kế sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp bao gồm cả thiết kế mẫu sản phẩm và quản lý thiết kế sản phẩm. Các sinh viên học ngành này sẽ được thực hành ở Khoa đào tạo kỹ sư của Trường ĐH Công nghệ Swinburne. Ngoài ra sinh viên có thể lựa chọn phương pháp Industry – Based Learning tức là học tập để có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp chuyên sâu nào đó và vừa đi học vừa đi làm.
Ngành Thiết kế Nội thất (Interior Design) trang bị kiến thức cho sinh viên trong các lĩnh vực thiết kế triển lãm, viện bảo tàng, nhà hát, trang trí nội thất nhà ở, cửa hàng…
Trường Điện ảnh và Truyền hình Swinburne (The School of Film and Television) trang bị các kỹ năng sáng tạo trong các lĩnh vực như đào tạo đạo diễn, sản xuất phim ảnh, quản lý dự án trong các ngành điện ảnh và truyền hình. Trọng tâm của khóa học là các môn học như : Phương tiện kỹ thuật số (Digital media) hay còn gọi là Báo hình (Broadcast), Phim (Film), Sản xuất video (Video production), Máy tính/video game (Computer/video game)