Học vẽ - Bột màu
Với nhiều phong cách thể hiện và gam màu khác biệt, các bức tranh bột màu về tĩnh vật như được thổi hồn trong đó, chúng như không còn là những vật thể vô chi vô giác. Tranh bột màu thường mang tính tổng thể với những mảng màu lớn, không quá lột tả chi tiết, nhưng hài hòa về màu sắc.
Theo một số tài liệu thì : Màu bột là loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, từ quặng kim loại hoặc từ hợp chất hoá học. Thường sử dụng hai loại: bột khô, khi vẽ phải pha với keo và nước; bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuyp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước. Lịch sử dùng màu bột để vẽ tranh đã có từ lâu đời: một số bích hoạ ở Ai Cập cổ đại, lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... đều có dùng nguyên liệu màu bột. Ở Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột. Vẽ màu bột có thể phủ màu này lên màu khác, màu có sức bám tốt, đồng thời lại có thể rửa màu khi cần thiết. Vì vậy, phạm vi sử dụng của màu bột khá rộng rãi: tranh giá vẽ, tranh tường, thiết kế trang trí, quảng cáo... đều dùng màu bột. Kĩ thuật vẽ màu bột khá đa dạng, nhưng có thể chia thành hai cách. Cách vẽ ướt dùng tương đối nhiều nước, vẽ liên tục khi màu còn đang ướt, tạo cho tranh cảm giác mềm mại, hàm súc. Cách vẽ khô ít dùng nước, có thể phủ màu này lên màu khác hình khối và chiều sâu không gian. Đặc trưng chủ yếu của TMB thường dùng cách di bút, trát, quệt, chải... làm cho bức hoạ có đặc tính chắc khoẻ, khoáng đạt.
Trước đây đỏ và đen là hai màu duy nhất vì người ta chỉ có thể tìm thấy màu chì. Màu sáp cũng vậy, màu sắc rất hạn chế và cũng khá vất vả để tạo ra: trộn sắc tố màu với đá phấn, đất, thạch cao và chất kết dính. Nhưng để bảo quản những bức tranh được sáng tạo bằng những chất liệu tự nhiên ấy, họa sĩ còn phải phun thêm một ít thuốc định hình. Công việc chăm sóc tác phẩm tinh thần thật là khó khăn.Tuy nhiên không phải là không có cách lựa chọn khác: màu nước và màu dầu. Vào đầu thế kỉ 19, Turner và Constable, hai họa sĩ nổi tiếng là những thầy phù thủy của chất liệu này. Nghiền sắc tố màu với nước và chất nhầy, với chất liệu này thì có nhiều màu sắc hơn và cũng dễ thực hiện hơn. Nếu thêm một ít nhựa từ cây gôm Ả Rập hay đơn giản hơn là mật ong, màu sẽ đục mờ và trở thành màu bột. Tranh màu bột rất thịnh từ cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19. Phương pháp vẽ màu bột không thể học được trong một ngày, một lúc mà phải trải qua thực tế trải nghiệm lâu dài trong một quá trình học tập. Người vẽ trước hết phải biết phối hợp màu , phải luyện tập làm công việc đó tới mức chính xác nhất trong đó, việc pha trộn các màu cũng phải sao cho đúng độ để tô điểm bức tranh mà không xa rời tự nhiên rồi sau đó nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy mà dần dần phát huy khả năng nghệ thuật.Trong các bài học cơ bản và các bài vẽ khác, thông thường ta sử dụng màu bột để thể hiện các bài vẽ. Vì vậy chúng ta cần nắm được đặc thù của chất liệu này , màu bột là một dạng được pha chế bởi các công thức hóa học để tạo ra trên cơ sở chiết xuất từ các dạng thảo mộc đất đá..v...v.v..pha trộn và điều chế với các chất súc tác của hóa chất cần thiết để tạo ra nhiều dạng bột có các màu khác nhau. Ở xã hội khoa học tiên tiến như ngày nay, màu bột có rất nhiều và rất phong phú, về trọng lượng có màu nặng, màu nhẹ, có màu hơn kém nhau về chất, nên khi dùng rất ít nhưng lại lấn át các màu khác, do vậy lúc vẽ màu bột cần phải chú ý :
- Đối với những màu nặng thì dễ tan trong nước, ta có thể vẽ bình thường. Đối với những màu nhẹ nổi bồng bềnh trên mặt nước cần pha thêm chút rượu hoặc nước xà phòng loãng, màu sẽ tan ngay.
- Những màu pha chế từ phẩm thì màu rất mạnh, những màu đó chỉ cần pha một chút là loang rất rộng và tươi, dễ át đi các màu khác nhưng đồng thời cũng dễ bị bay màu theo thời gian nên khi vẽ cần vẽ kèm với các màu khác và trừ hao độ no của màu để khi màu bay bớt đi là sẽ vừa độ.
- Đối với laoij màu bột đã được nghiền sẵn bán trong lọ để vẽ ngay thì màu mịn và trong , nên nhiều khi dùng để vẽ tả chất sẽ khó, trong việc pha trộn màu cũng bị hạn chế. Loại màu đã được nghiền sẵn này nếu vẽ dầy và đậm đặc quá cũng dễ bị bẩn nên người ta thường vẽ kèm với màu bột chưa tinh chế.
- Màu bột thông dụng để vẽ nhưng cần được pha chế cùng một chất keo dính, pha chế sao cho vừa độ. Nếu vẽ nhiều keo màu sẽ bị bẩn và xỉn, nếu quá ít keo, màu sẽ bị bung ra khỏi mặt giấy sau khi vẽ màu vừa khô, nên khi vẽ cần chú ý độ keo dính vừa phải sao cho khi vẽ song ta miết tay lên mặt tranh, màu không bị bong mà chỉ thôi ra tay rất ít. Màu bột vẽ dễ đẹp, dễ diễn tả sáng tối ,không gian xa gần. Khi vẽ màu bột cần lên những mảng lớn toàn bộ trước, vẽ nhanh và nắm bắt tương quan nóng lạnh chung của toàn bộ bức tranh, sau đó đi sâu diễn tả chi tiết và nhấn những điểm trọng tâm cho đúng. Không nên vẽ những mảng màu thật khô mới đẩy sâu chi tiết mà cần phải vẽ vào lúc hơi ẩm , mặt giấy chưa khô hẳn.Màu bột tơi xốp dễ tạo được chất và hiệu quả bất ngờ nên khi vẽ cần quán xuyến toàn bộ bức tranh, nhận thấy cái gì đẹp và hiệu quả diễn đạt đã tốt thì để lại và điều chỉnh những mảng mầu xung quanh cho phù hợp. Vẽ màu bột dễ dập xóa, sửa chữa, hình, mảng nhiều khi do dập xóa nhiều cũng tạo được hiệu quả bất ngờ.
Những bài bột màu được sưu tầm từ nhiều nguồn dành cho các bạn sinh viên và các bạn yêu thích tranh bột màu tìm hiểu thêm!