Bài tập nghiên cứu thiên nhiên hoa lá cách điệu
Thế gới xung quanh ta là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng. Sự đa dạng của muôn hình, muôn vẻ từ hình dáng, cấu trúc , màu sắc, nhịp điệu .... đều mang một sắc thái riêng biệt. Đương nhiên ở góc độ nội tâm cảu mỗi vật ( thực vật hay động vật , côn trùng ) nó đều có linh hồn riêng, những linh hồn riêng đó hòa hợp và kết lại thành một tổng thể tự nhiên tuyệt đẹp. Do vậy chúng ta cần được bảo vệ, giữ gìn khai thác và nghiên cứu thiên nhiên.Từ xa xưa khi chưa có chữ viết và ngôn ngữ chính, con người phải dùng hình vẽ hay ký hiệu riêng biệt để thông bông cho nhau những điều cần biết trên các vách đá, thân cây ..... Qua những hình vẽ và ký hiệu đó chúng ta thấy tổ tiên của loài người đã khái quát rất cô đọng qua các hình vẽ thành ngôn ngữ hình tượng thật sinh động. Từ ngôn ngữ đó mà từng cá nhân cho đến các bộ tộc hiểu được nhau để rồi cùng thống nhất hành động.Trong quá trình phát triển tiến hóa của loài người, từ cổ xưa cho đến nay, trong phạm vi toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng, thiên nhiên vẫn tồn tại theo quy luật tự nhiên và nó là một nguồn khai thác vô tận không chỉ riêng cho các nghành khoa học mà cong là đối tượng nghiên cứu, là nguồn tư liệu phong phú và quý giá làm tiền đề sáng tạo cho các tác phẩm nghệ thuật của các họa sỹ nói chung và họa sỹ MTCN nói riêng. Điển hình như là danh họa Leeona đờ Vanhxi ( TK XV ) ngoài nghiên cứu rất kỹ về cấu trúc cơ thể học con người ( Anatomia ), ông còn nghiên cứu rất sâu từng đặc điểm chi tiết rất nhiều loại hoa lá và động vật ( đặc biệt là ngựa ).... còn danh họa Van gốc với sự quan sát tinh tế, cảm xúc mạnh mẽ bút pháp phong phú, khỏe khoắn và mầu sắc rất sống động đã để lại cho nhân loại những tác phẩm tuyệt tác về đề tài các loại hoa và phong cảnh như : hoa hướng dương, hoa diên vĩ ,.... Đó là những họa sĩ Châu Âu, còn các họa sỹ Châu Á lại có những cách nhìn và biểu hiện khác biệt, song không kém phần ấn tượng và sống động làm cho cả thế giới phải ngưỡng mộ, tiêu biểu khác biệt, song không kém phần ấn tượng và sống động làm cho cả thế giới phải ngưỡng mộ, tiêu biểu là các họa sĩ Trung Hoa , Nhật Bản như Từ Bi Hồng, Tề Bạch Thạch ( Trung Hoa )và khu ku sai ( Nhật Bản ). Khác với các họa sĩ Châu Âu các họa sĩ Châu Á cũng vẽ hoa lá, động vật, phong cảnh.... nhưng họ biểu hiện sâu và rất rung cảm trên chất liệu riêng của Châu Á bằng mực nho, thuốc nước trên giấy, trên lụa.... Với những bút pháp bay bổng điêu luyện, phóng khoáng và đầy dung cảm như các bức vẽ : tre, sen lựu, hoa đào, tôm, cá , cua, chim của Tề Bạch Thạch và các tác phẩm ngựa ,trâu.... của Từ Bi Hồng. Còn các họa sĩ Nhật Bản họ lại khai thác sâu hơn về nét và cách điệu, mô phỏng rất cao. Ngay cả những vật vô tri vô giác như nước, mây, gió, mưa.... đã được các họa sĩ Nhật Bản cách điệu rất cô đọng và đầy ấn tuwognj mang tính trang trí cao. Đối với nền tạo hình nói chung và mỹ thuật trang trí nói riêng của Việt Nam , tuy coa chịu ảnh hưởng một phần của nghệ thuật một số nước trong châu lục và Châu ÂU . Xong vẫn mang đậm màu sắc dân tộc riêng biệt. Trong tranh dân gian Đông Hồ , điêu khắc cổ, phù điêu, hoa văn gỗ, đá, nghệ thuật gốm, sành, .... thuộc các niên đại khác nhau nên mang sắc thái riêng của Việt Nam. Hoa lá động vật vẫn được các nghệ nhân tài ba của các thời kỳ cách điệu và đưa vào trang trí ở các đình , chùa, bia đá và các đồ gia dụng rất tinh tế. Điều đó muốn chứng tỏ từ xưa ông cha ta đã rất chú ý đến phần trang trí mỹ thuật ứng dụng phục vụ đời sống xã hội . Điển hình như bài trang trí nội thất điêu khắc cổ kiến trúc, hoa văn, rồng, gốm thời Lý ( TK 11 ). Những tác phẩm trên được chắt lọc cách điệu rất chau chuốt hoặc mô phỏng theo các tích truyện khác nhau . Tuy thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau xong đều rất cô đọng , nhịp điệu hài hòa và sống động. Sự tinh tế khéo léo ấy cho đến ngày nay chúng ta vẫn trân trọng , giữ gìn , nghiên cứu và kế thừa.Những tác phẩm mỹ thuật hay hay tác phẩm trang trí ứng dụng quý giá cho cho dù ở Châu Âu , Châu Á hay của Việt Nam nói riêng. Trong quá trình đào tạo từ trang trí cơ bản cho đến trang trí chuyên nghành có sự quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Kết quả đào tạo là những sản phẩm bài học của sinh viên được gắn liền với đồ dùng, vật dụng mang tính phổ cập phục vụ đời sống sinh hoạt của xã hội... Các sản phẩm đó có voc dáng , trang trí đa dạng , phong phú, có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao để có được những kiểu dáng , họa tiết trang trí trên các tác phẩm ứng dụng là cả quá trình nghiên cứu thiên nhiên từ thâm diễn đến tìm tòi, cách điệu , chắt lọc . Qua từng bước nghiên cứu thiên nhiên bắt đầu từ gi chép thực đến khi có được những tác phẩm là cả quá trình lao động vất vả và sáng tạo , rất công phu của người họa sĩ. Qúa trình đó đi từ quan sát , chọn lọc,ghi chép, nghiên cứu cấu trúc , tìm điểm riêng biệt , chọn phương pháp biểu đạt cho phù hợp với tổng thể, sau đó khái quát tính điển hình theo mô típ khác nhau . Trong quá tình sáng tạo phải tuân thủ đi theo từng bước hết sức cơ bản, nhất quán và khoa học . Từ ghi chép trực quan ( chép thực ) đến khai thác giá trị của đường nét , giá trị của mảng, đến mô đum hóa ( biểu trưng hóa ), các bước tiến hành trên ta phải loại bỏ dần những cái gọi là tự nhiên chủ nghĩa của các vật thể, chọn lọc những chi tiết có nhiều yếu tố trng trí và điển hình, tiêu biểu khái quát cô đọng. Ngoài ra không được bỏ qua cấu tạo đa dạng của bề mặt, đó là sắc thái riêng biệt của từng vật thể và làm giàu thêm sự đa dạng của bề mặt , đó là sắc thái riêng biệt của từng vật thể và làm giàu thêm sự đa dạng về mache trong trang trí. Toàn bộ quy trình ghi chép nghiên cứu thiên nhiên cho đến khi có được một tác phẩm nghệ thuật nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng là quá tình phấn đấu khổ luyện kiên trì đi từ cái đúng đến cái đẹp là quá trình tư duy lo gic chặt chẽ khoa học sáng tạo gắn liền từ thực tế đến sáng tác. Điều không thể thiếu được trong bất kỳ ai muốn và khao khát làm nghệ thuật nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng. Thiên nhiên là bản trường ca hoành tráng đẹp vô tận trong đó có cả hình ảnh của mỗi người.
Và còn nhiều bài khác, tải về tại đây