Lịch sử trường Đại học MTCN

 

Từ điển về:

Mỹ thuật công nghiệp (A industri-al art; P. art industriel)
 Vẻ đẹp thẩm mỹ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nó liên quan đến nhiều quan niệm chính xác, có thể phân tích dựa vào mấy ý sau:

 a) Từ mỹ thuật công nghiệp xuất hiện chưa lâu, nó gắn liền với nền sản xuất công nghiệp mới phát triẻn mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX. Các nhà sản xuất công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ từ  đầu thế kyX. Các nhà sản xuất nhận thấy rằng hàng hoá muốn cạnh tranh và bán chạy thì phải đẹp. Châm ngôn của họ là "hàng xấu" thì khó bán", nên mỹ thuật đã được huy động tham gia tối đa vào sản xuất công nghiệp. Từ đó, các trường đào tạo về mỹ thuật công nghiệp và các hiệp hội mỹ thuật công nghiệp được hình thành;

b) Trước kia, người ta nghĩ rằng chỉ có đồ vật sản xuất thủ công có sự tham gia trực tiếp của bàn tay con người mới là sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Các nhà lý luận thẩm mỹ đã chỉ ra rằng máy móc dùng để sản xuất  cũng chỉ là công cụ, chỉ có thể hoạt động tốt được theo ý định của con người, và một đồ vật đẹp cũng không hề xấu đi nếu nó được sản xuất hàng loạt đẹp giống chính xác như nguyên mẫu để phục vụ cho đời sống con người. Lý do này khiến người ta áp dụng việc sản xuất bằng máy móc thay cho sản xuất thủ công. Từ đây, vai trò của mỹ thuật công nghiệp mặc nhiên được thừa nhận;

 c) Lý thuyết thẩm mỹ còn đề ra một tiêu chuẩn nữa là cái đẹp của mỹ thuật công nghiệp phải thích hợp hoàn toàn với chứuc năng sử dụng của sản phẩm. Trên thực tế, mỹ thuật công nghiệp đã làm được như vậy. Trên thế giới, nhiều thế hệ hoạ sĩ mỹ thuật công nghiệp đã được đào tạo, đã hình thành nên một ngành mỹ thuật công nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng trong xã hội loài người.

Lịch sử trường:

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia.

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp có quá trình xây dựng và phát triển từ Sơ cấp - Trung cấp - Cao đẳng và Đại học trải qua nhiều mốc lịch sử:

- Giai đoạn 1949 - 1954 Trường Quốc gia Mỹ nghệ.

- Giai đoạn 1954 - 1958 Trường Mỹ nghệ Việt Nam.

- Giai đoạn 1958 - 1965 Trường Trung cấp Mỹ nghệ.

- Giai đoạn 1965 - 1984 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp.

- Giai đoạn từ 1984 đến nay Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã từng bước khẳng định được thương hiệu và đạt được nhiều thành tựu rất tự hào. Nhiều công trình mỹ thuật lớn của nước nhà mang dấu ấn của Mỹ thuật Công nghiệp. Đây là thành quả, công sức của nhiều thế hệ họa sỹ, giảng viên, sinh viên… nhà trường đã và đang kế tiếp nhau chung tay xây dựng.

Hiện trường có 8 Khoa, 1 Trung tâm, 1 Xưởng, 8 Phòng chức năng.

- Các Khoa:

1. Khoa Mỹ thuật Cơ sở.

2. Khoa Khoa học Cơ bản.

3. Khoa Đồ họa.

4. Khoa Mỹ thuật Truyền thống.

5. Khoa Trang trí Nội Ngoại thất.

6. Khoa Tạo dáng Công nghiệp

7. Khoa Thời trang.

8. Khoa Tại chức

Các Khoa trên đào tạo các chuyên ngành: Gốm, Sơn mài, Trang sức, Trang trí kim loại, Trang trí nội ngoại thất, Hoành tráng, Điêu khắc, Thủy tinh, Tạo dáng công nghiệp, Đồ chơi, Đồ họa, Thảm, Thời trang.

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển Mỹ thuật ứng dụng.

- Xưởng nghiên cứu thực nghiệm.

- Các Phòng chức năng phục vụ đào tạo:

1. Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp.

2. Phòng Đào tạo.

3. Phòng Kế hoạch - Tài vụ.

4. Phòng Thiết bị.

5. Phòng Chính trị và Công tác sinh viên.

6. Phòng Quản trị.

7. Phòng Quản lý Khoa học (phụ trách đào tạo thạc sỹ).

8. Phòng Giáo dục Quốc phòng, An ninh và Ký túc xá.

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp là địa chỉ uy tín trong cả nước đào tạo Họa sỹ mỹ thuật công nghiệp và cũng là cơ sở uy tín sáng tác các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp ứng dụng vào đời sống xã hội.

0976984729