Bố cục trong vẽ tranh chì
Bố cục liên quan đến sự sắp xếp các thành phần trong một tác phẩm mỹ thuật. Dù bố cục là yếu tố buộc phải có trong mọi công trình mỹ thuật nhưng một bố cục tốt sẽ đòi hỏi kỹ năng lập kế hoạch và suy nghĩ thấu đáo. Một bố cục hợp lý sẽ làm mãn nhãn người xem, trong khi một bố cục tồi tệ sẽ khiến người xem có cảm giác thờ ơ đối với tác phẩm. Một bố cục tốt cần được lập kế hoạch kỹ lưỡng để dẫn dắt người xem đến với khung cảnh được vẽ.
Những khía cạnh của bố cục bao gồm tính đối xứng, số lượng và vị trí các thành phần trong khung cảnh và cách thức bài trí. Khi lập kế hoạch cho bố cục của mình, bạn phải xác định cấu trúc, vẽ những đường dẫn dắt ánh nhìn của người xem đến những điểm sinh động.
Máy kéo cổ xưa (The Old Tractor)
Vẽ bằng bút chì graphite trên giấy khổ 11” x 14” (28 cm x 36 cm)
SẮP XẾP CÁC THÀNH PHẦN
Bố cục đối xứng có thể hữu ích nếu bạn muốn đối tượng của mình trông ngăn nắp và có cấu trúc, nhưng bức tranh như thế lại thường bị xem là cứng nhắc, nhạt nhẽo. Bố cục bất đối xứng được yêu thích vì kỹ thuật này giúp các đối tượng trong bức tranh trông thật hơn.
Bố cục đối xứng
Dù khung cảnh này trông rất cân đối nhưng vẫn còn hai điểm gây phản cảm: đường kẻ ngang chia đôi khung hình và cái cây được đặt chính giữa khiến bức tranh trông giả tạo.
Bố cục bất đối xứng
Chuyển vị trí cây lệch tâm giúp cho khung cảnh trở nên bất đối xứng. Người xem sẽ thấy khung cảnh này thú vị và thực tế hơn.
Áp dụng quy tắc 1/3 cho bố cục bất đối xứng
Một phương phấp để đạt được sự cân đối trong bố cục bất đối xứng chính là chia bức tranh thành 9 hình chữ nhật bằng nhau. Sử dụng điểm giao nhau của những ô này để xác định vị trí của các thành phần trong khung cảnh.
Sử Dụng Các Bức Phác Họa Đơn Giản
Các bức phác họa đơn giản giúp bạn lập kế hoạch cho bức tranh sau cùng. Hãy phân tích những vị trí khác nhau của các vùng sáng và tối trong ví dụ này.
SỐ LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN:
Số lượng và vị trí các thành phần có thể ảnh hưởng đến sự cân đối của bố cục và khả năng dẫn dắt người xem đến với khung cảnh được vẽ. Số lẻ thường thú vị hơn số chẵn. Chẵn và lẻ cũng được áp dụng cho số lượng các thành phần ở gần đường viền của tác phẩm mĩ thuật, ảnh hưởng đến cách đôi mắt người xem di chuyển trên bố cục
Số lượng các thành phần là số chẵn
Số chẵn mang lại cảm giác đơn điệu. Người xem không cảm thấy có gì thú vị để quan sát ngoài việc nhìn hết con cá này đến con cá kia.
Số lượng thành phần là số lẻ
Số lẻ thường trông thú vị hơn số chẵn. Khung cảnh này có số lượng các thành phần là số lẻ, với một con cá lớn và hai con cá nhỏ hơn. Người xem lúc ban đầu sẽ bị thu hút bởi con cá lớn, sau đó đến con cá nhỏ hơn, rồi lại quay về con cá lớn.
Số lượng các thành phần ở viền là số chẵn
Quy tắc chẵn lẻ cũng được áp dụng cho thành phần số lượng các thành phần ở viền của tác phẩm. Trong ví dụ này, các tòa nhà chỉ chạm vào viền bên trái và bên phải, tức là số chẵn.
Số lượng các thành phần ở viền là số lẻ
Một sự thay đổi đơn giản giúp các tòa nhà chạm vào phần viền bên trái, bên phải và bên trên khung ảnh (tức là số lẻ), tạo ra một bố cục trông thú vị hơn.
CẮT ẢNH VÀ ĐỊNH DẠNG:
Một số ảnh có quá nhiều chi tiết để có thể bao gồm hết trong bố cục và việc xác định điểm nhấn sẽ trở nên khó khăn. Bằng cách nhìn qua khung ngắm, bạn có thể cắt bớt bố cục trước khi cầm bút chì lên. Sau khi đã xác định khu vực mình muốn vẽ thì bạn sẽ dễ kiểm soát bức tranh hơn.
Sử dụng khung ngắm
Một phương pháp để lập kế hoạch cho bố cục là cắt ảnh bằng khung ngắm, một tấm bìa cứng được đục lỗ ở giữa trông như một khung cửa sổ. Dụng cụ này đặc biệt hữu ích khi bạn vẽ ngoài trời, khi đối tượng vẽ có thể quá rộng lớn và bạn không biết nên tập trung sự chú ý vào đâu.
Sử dụng các ngón tay
Sử dụng các ngón tay của bạn để tạo khung ngắm hình chữ nhật là một cách khác để cắt ảnh mà không cần đến một thiết bị chuyên dụng.
Cách định dạng ảnh hưởng đến cái hồn của tranh
Cái hồn của một bức tranh có thể được nhấn nhấn mạnh bằng định dạng tổng thể của nó. Định dạng nằm ngang thường mang đến cảm giác ổn định, bình yên hơn trong khi định dạng nằm dọc lại mang đến cảm giác ấn tượng hay mạnh mẽ hơn.
Thêm đường chéo cho đối tượng
Đường chéo hay những thành phần có góc độ tạo ra cảm giác sinh động cho bức tranh.
ĐƯỜNG NÉT, TIẾP TUYẾN VÀ HÌNH DẠNG:
Đường nét dẫn dắt hướng dẫn người xem quan sát bố cục. Những đường nét dẫn dắt này có thể được tạo nên thông qua cấu trúc của các thành phần, giống như những viên đá lót đường giúp người xem đến với một vị trí khác trong bố cục. Những đường nét dẫn dắt cũng có thể hướng người xem đến với trọng điểm, tức là trung tâm thu hút sự chú ý của bố cục.
Sử dụng đúng đường nét dẫn dắt
Trong ví dụ này, chúng ta như được dẫn dắt đến với dãy núi phía xa.
Sử dụng sai đường nét, nét dẫn dắt
Không phải tất cả đường nét đều dẫn dắt một cách hợp lý. Chúng có thể dẫn dắt người xem ra khỏi khung cảnh.
Tiếp tuyến gây rối loạn
Tiếp tuyến có thể khiến người xem bối rối. Bức phác họa này có một tiếp tuyến, đó là cái cây đứng thẳng hàng với vách nhà, mang lại cảm giác như thể cái cây là một phần của ngôi nhà.
Điều chỉnh tiếp tuyến
Một phương pháp đơn giản để điều chỉnh tiếp tuyến là di chuyển cái cây ra khỏi vách của ngôi nhà.
Trong mỹ thuật, tiếp tuyến là điểm giao nhaukhoong mong muốn của hai hoặc nhiều thành phần hay đường nét tương tự nhau. Các họa sĩ thường tránh các tiếp tuyến vì chúng ta có thể gây nên cảm giác rối loạn cho khung cảnh.
Với hình dạng này, đây rõ ràng là một con chó.
Nhưng với hình dạng này, người xem không rõ đây là gì.
Hình dạng của đối tượng rất quan trọng
Hãy đơn giản hóa trải nghiệm vẽ tranh của bạn bằng cách tìm những đối tượng có hình dạng bên ngoài dễ xác định. Hình dạng của một con chó đang nằm thì quá trình phác họa và tô bóng cho con chó có thể sẽ phức tạp hơn.
>>> Độ sáng tối trong vẽ tranh chì
>>> Thực hành kỹ thuật vẽ tranh chì