Độ sáng tối trong vẽ tranh chì

Độ sáng tối là mức độ sáng và tối trong bức tranh. Chúng tạo ra những hình dạng bổ sung và chiều sâu cho một cấu trúc cơ bản. Việc quan sát độ sáng tối trên đối tượng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ánh sáng tạo ra điểm nhấn cũng như bóng đổ cho hình dạng của đối tượng.

sang toi 1

Bài tập quan sát độ sáng tối: Mua vài miếng mút xốp rồi tạo thành các dạng hình khối cơ bản, sắp đặt chúng ở một nơi có nguồn sáng tốt, sau đó quan sát hình dạng, điểm nhấn và cách bóng đổ. Bạn nên dùng mút xốp màu trắng để tạo ra bề mặt giúp phản xạ ánh sáng chính xác và dễ dàng hơn.

1. Tương phản:

Độ sáng tối khác nhau tạo ra hình ảnh tương phản và có thể ảnh hưởng đến bố cục của một bức tranh. Độ sáng tối càng khác biệt thì độ tương phản càng cao. Một cách để đạt được độ tương phản cao trong bức tranh chính là đặt các vùng tối và sáng ở cạnh nhau.

sang toi 2

* Tất cả đều tương đối: Sự tương phản trong độ sáng tối mang tính chất tương đối. Chúng có thể khác nhau tùy vào môi trường. Hình vuông nhỏ ở bên trái trông có vẻ tối hơn so với hình vuông nhỏ ở bên phải, nhưng cả hai thực chất đều có cùng độ sáng tối. Hình vuông ở bên trái trông tối hơn vì được đặt trên nền màu trắng, từ đó khiến độ tương phản cao hơn.

sang toi 3

* Độ tương phản tạo ra ấn tượng: Một bản vẽ không có nhiều điểm tương phản sẽ không mang lại nhiều ấn tượng và trông rất đơn điệu, nhàm chán. Lớp khói trắng của tên lửa ở bức tranh bên phải trông sáng hơn trên nền màu tối. Bức tranh bên phải có độ sáng tối khác biệt nhiều hơn, tạo ra độ tương phản cao hơn.

2. Tạo thước đo độ sáng tối: Bạn có thể sử dụng thước đo độ sáng tối để so sánh độ sáng tối của một khung cảnh với độ sáng tối trong bức tranh. Đặt thước đo độ sáng tối trên đối tượng và nhìn xuyên qua các lỗ nhỏ được đục ở một bên thước. Độ sáng tối của đối tượng nằm ở mức nào trên thước đo? Khi bắt đầu vẽ, hãy định sẵn những điểm nhấn và các vùng sáng. Hãy phác họa những vùng đó, sau đó tìm vị trí cho những chi tiết có độ sáng tối khác nhau của đối tượng. Để đưa vào những cho tiết có độ sáng tối khác nhau, bạn có thể lần lượt tô bóng từ phần có màu sáng nhất đến phần có màu tối nhất. Một cách khác để đối chiếu độ sáng tối chính là thêm vào các vùng tối xung quanh vùng sáng, sau đó mới tập trung vẽ vùng trung gian ở giữa. Hãy thử từng phương pháp để xem đâu là phương pháp phù hợp nhất với bạn.

sang toi 4

* Vẽ một hình chữ nhật: Vẽ một hình chữ nhật có kích thước 2” x 6” (5cm x 15cm) trên một tờ giấy vẽ khổ 4” x 8” (10cm x 20cm). Kẻ một đường thẳng ở giữa hình chữ nhật làm đường chỉ dẫn cho những lỗ mà bạn sẽ đục trong bước cuối cùng.

* Tạo ra vùng sáng: Để trắng phần trên cùng, sau đó lấy bút chì 4H nhẹ nhàng tô các nét ngang qua lại.

* Thêm vào vùng trung gian: Dùng bút chì HB tô đè lên phần chì 4H

* Thêm vào cùng tối: Sử dụng bút chì 4H tô đè lên lần nữa để tạo ra những vùng tối hơn. Dùng kéo cắt theo hình chữ nhật bạn đã vẽ và đục 7 lỗ dọc theo một bên hình chữ nhật bằng dụng cụ đục lỗ.

* Đối chiếu độ sáng tối khác nhau với hình ảnh tham chiếu của bạn: Giờ thì bạn có thể đặt thước đo độ sáng tối trên một bức ảnh hoặc một khung cảnh để xác định những độ sáng tối cần thiết khi vẽ.

sang toi 5

3. Tạo độ sáng tối: Khi tô bóng, bạn sử dụng những nét bút khác nhau để tạo nên độ sáng tối khác nhau. Tất cả những yếu tố như loại bút chì, độ nhọn của đầu bút chì, góc tiếp giáp giữa đầu bút và mặt giấy, lực tay đặt lên đầu bút, cũng như cấu tạo bề mặt giấy đều ảnh hưởng đến độ sáng tối.

Tùy vào đối tượng vẽ mà sẽ có loại nét vẽ và hướng cẽ phù hợp. Khi vẽ thanh gỡ, nét bút phải phù hợp với thớ gỗ. Khi vẽ con mèo, nét bút phải phù hợp những đường nét quanh thân con mèo.

sang toi

Đây là một số nét cơ bản được tạo ra những loại bút chì khác nhau cũng như hướng bút khác nhau. Bút chì cứng phù hợp với những nét mảnh, riêng biệt và chúng luôn giữ được đầu nhọn lâu hơn so với bút chì mềm. Bút chì mềm có thể tạo ra những vùng có sắc độ tối hơn.

Tay thuận khác nhau sẽ có nét bút khác nhau: Nếu bạn thuận tay phải thì việc vẽ những nét từ trên cao bên phải xuống dưới thấp bên trái là điều bình thường. Nhưng nét bút có thể đi theo bất kỳ chiều nào, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả mong muốn.

4. Hiệu ứng ánh sáng: Độ sáng tối được sử dụng để tạo ra hiệu ứng ánh sáng trong một bức tranh. Để giúp bức tranh trông thật hơn, bạn cần vận dụng những hiệu ứng ánh sáng khác nhau này.

* Nguồn sáng: Về bản chất thì đây là nguồn chiếu của ánh sáng. Để xác định vùng cần tô bóng và bóng đổ bạn phải xác định vị trí của nguồn sáng, từ đó bạn sẽ biết ánh sáng chiếu đến từ hướng nào. Nguồn sáng thường là mặt trời hay ngọn đèn, do đó ánh sáng thường chiếu từ trên cao xuống. Nguồn sáng đặt ở trên cao bên trái hoặc bên phải sẽ mang lại chiều sâu lớn hơn so với nguồn sáng đặt thẳng đứng ngay bên trên đối tượng.

* Điểm nhấn: Điểm nhấn xuất hiện khi ánh sáng phản xạ trên một vật thể. Trong bức tranh thì điểm nhấn là một điểm sáng.

* Bóng đổ theo hình dạng vật thể: Bóng đổ theo hình dạng một vật thể giúp mang lại cảm giác về chiều sâu và kích thước cho vật thể đó.

* Bóng đổ lên bề mặt: Bóng đổ của vật thể trên một bề mặt khác.

* Phản quang: Ánh sáng phản xạ trên bề mặt, làm tăng độ sáng cho một vùng của vật thể mà đáng ra sẽ trông tối hơn do thiếu sáng.

sang toi 7

Sử dụng hiệu ứng ánh sáng chính xác sẽ gia tăng độ chân thật và chiều sâu cho bức tranh của bạn

* Nguồn sáng không tự nhiên: Frankenstein trông đáng sợ hơn không chỉ do mái tóc được cắt tỉa kỳ lạ mà còn do nguồn sáng được đặt bên dưới khuôn mặt ông ta.

sang toi 8

* Nguồn sáng tự nhiên: Khi chuyển nguồn sáng lên trên, Frankenstein trông bớt đáng sợ hơn hẳn.

sang toi 9

5. Vẽ bóng đổ: Khái niệm bóng đổ hay tô bóng có thể khiến bạn lo lắng nhưng nắm vững kiến thức cơ bản về bóng đổ sẽ giúp bạn vẽ tranh trông thật hơn. Có hai phương pháp chính để vẽ bóng đổ. Một là khi nguồn sáng đặt ở hậu cảnh và có thể được hiển thị trong bức tranh; hai là nguồn sáng đặt ở tiền cảnh và do đó không thể nhìn thấy trực tiếp. Cả hai phương pháp này đều áp dụng các nguyên tắc của phối cảnh tuyến tính. Bạn cũng phải vẽ đường chân trời và các điểm tụ để có được phối cảnh phù hợp cho vùng bóng đổ của vật thể.

* Nguồn sáng ở hậu cảnh: Trong ví dụ, nguồn sáng được đặt ở hậu cảnh. Hãy để ý đường thẳng vuông góc bắt đầu từ nguồn sáng cho đến đường chân trời. Điểm giao nhau trên đường chân trời sẽ là điểm tụ của bóng đổ. Từ điểm tụ này, vẽ các đường thẳng đi xuyên qua các góc bên dưới khối lập phương.Tiếp theo, vẽ các đường thẳng từ nguồn sáng xuyên qua các góc nằm bên trên khối lập phương. Vùng giao nhau giữa các đường đi qua điểm tụ của bóng đổ và các đường đi qua nguồn sáng sẽ tạo hình dạng của bóng đổ lên bề mặt.

sang toi 10

* Nguồn sáng ở tiền cảnh (không nhìn thấy): Dù vẫn có thể xác định hướng sáng nhưng nguồn sáng lại nằm quá xa đến mức không thể hiển thị trong bức tranh. Dựa vào hướng sang, chọn điểm tụ của ánh sáng bên dưới đường chân trời. Khoảng cách của điểm này với đường chân trời sẽ quyết định chiều dài của bóng đổ. Từ này, vẽ những đường thẳng đi xuyên qua các góc bên trên của khối lập phương. Gióng một đường thẳng đứng, từ điểm tụ của ánh sang, hướng lên vuông góc với đường chân trời, điểm giao nhau sẽ là điểm tụ của bóng đổ. Từ điểm tụ của bóng đổ, vẽ những đường thẳng đi xuyên qua các góc bên dưới của khối lập phương. Vùng giao nhau giữa các đường đi qua điểm tụ của bóng đổ và các đường đi qua điểm tụ của ánh sáng sẽ tạo nên hình dạng bóng đổ của khối lập phương.

sang toi 11

>>> Nguyên tắc vẽ đẹp

>>> Nguyên vật liệu và dụng cụ vẽ chì

>>> Phác thảo và gợi ý về chiều sâu

0976984729