Nguyên tắc vẽ đẹp

ve 1

Vẽ đẹp không chỉ đến từ đôi tay tài hoa hay siêng năng rèn luyện mà còn đến từ khả năng quan sát đối tượng. Thực tế, một trong những điều mà chúng tôi yêu thích nhất ở mỹ thuật chính là việc được nhìn thấy cách mỗi họa sỹ thể hiện từng đối tượng cụ thể nào đó. Vậy điều gì giúp một người có khả năng vẽ đẹp? Đó chính là nỗ lực học hỏi những nguyên tắc căn bản, vận dụng chúng thường xuyên và tập cho đôi mắt biết quan sát. Quan sát đòi hỏi bạn phải chú ý đến hình dạng cơ bản, tỷ lệ và độ sáng tối của đối tượng,  thay vì chỉ nghĩ đến chúng như những "tòa nhà", "ngọn cây" hay "con người". Sau khi hiểu rõ những nguyên tắc này và tự tập cho mình kỹ năng quan sát, bạn chỉ cần tìm cách hướng dẫn bàn tay vẽ theo những gì đôi mắt nhìn thấy, không phải những gì mà tâm trí nghĩ về đối tượng.

1. Sử dụng những hình dạng cơ bản:

Trước khi cầm bút lên vẽ, bạn hãy dành thời gian để quan sát đối tượng của mình. Hãy tìm những hình dạng cơ bản, sau đó phác họa lên giấy vẽ, tính toán tỷ lệ chính xác cho những hình dạng này và xác định vị trí của từng thành phần. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về bố cục thì hãy vẽ vài bức phác họa cấu trúc đơn giản trong giai đoạn này. Sau khi xác định vị trí của từng thành phần chính trong bố cục, hãy chuyển sang bước tiếp theo: thêm những đường nét chi tiết vào cấu trúc đã được định dạng. Cuối cùng, bạn hãy thêm vào độ sáng tối. Phương pháp này giúp đảm bảo kết quả thu được sẽ có tỷ lệ chính xác.

a. Tìm những hình dạng cơ bản: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình bầu dục và hình chữ nhật ở đối tượng của bạn trước khi phác họa.

ve 1

b. Phác họa cấu trúc cơ bản: Hãy bắt đầu với những hình dạng cơ bản và sử dụng chúng để tính toán tỷ lệ cũng như bố cục.

ve 3

c. Thêm chi tiết vào bức họa theo cấu trúc: Thêm các chi tiết gồm cả cột trụ và mái vòm, xác định hình dạng tán cây lẫn các bụi cây phía trước.

ve 4

d. Thêm độ sáng tối: Thêm độ sáng tối để tạo độ nét và chiều sâu cho khung cảnh, đồng thời giúp bức tranh cho thật hơn.

ve 5

2. Đo tỷ lệ: Đo tỷ lệ đơn giản là bạn phải đảm bảo rằng chiều rộng và chiều cao của hình ảnh trên bức tranh có tỷ lệ tương xứng với chiều  rộng và chiều cao của đối tượng tham chiếu thật. Một tác phẩm đáng tin sẽ bắt đầu bằng những tỷ lệ chính xác,  do đó việc học cách đo tỷ lệ là điều vô cùng thiết yếu. Tuy nhiên bạn không cần phải đo đúng từng inch hay từng cm; thay vào đó, bạn chỉ cần đo kích thước tương đối của các thành phần để có được một hình ảnh đại diện hợp lý cho đối tượng được vẽ. Có rất nhiều dụng cụ giúp bạn đo tỷ lệ, từ đơn giản như một cây bút chì đến phức tạp như những dụng cụ được thiết kế riêng cho mục đích đo, chẳng hạn như thước đánh dấu hay compa. Các loại compa, cả tiêu chuẩn lẫn đối xứng, đều được dùng để đo tỷ lệ của hình ảnh trong không gian hai chiều,  như trong ảnh chụp, tranh vẽ, thay vì các đối tượng trong không gian ba chiều, chẳng hạn như những bố cục tĩnh vật.

Compa đối xứng giúp bạn phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh nhưng vẫn giữ đúng tỷ lệ bằng cách đo đối tượng tham chiếu bằng một đầu của dụng cụ, sau đó sử dụng đầu còn lại để xác định kích thước mà bạn muốn thể hiện trong bức tranh của mình.

Bạn có thể đo tỷ lệ một cách qua loa khi phác họa hoặc tính toán tỉ mỉ, chính xác khi muốn vẽ một bức tranh hoàn chỉnh. Đối tượng vẽ cũng ảnh hưởng đến độ chính xác. Khi vẽ một cái cây, bạn có thể không cần phải tính toán chính xác tỷ lệ của từng chi tiết như khi vẽ một chiếc ô tô.

a. Đo tỷ lệ bằng bút chì: Việc đo tỷ lệ có thể được thực hiện bằng cách "đo" từng phần của đối tượng bằng bút chì. Sử dụng đầu ngón cái để tạo một khoảng cách nhất định so với đuôi bút chì. Bây giờ hãy so sánh kích thước này với kích thước của những bộ phận khác nhau trên đối tượng. Trong ví dụ này, chiều cao của ấm trà bằng chiều rộng của nó.

ve 6

b. Giữ cố định tỷ lệ chính xác: Để đo tỷ lệ chính xác bằng cách này, bạn phải duỗi thẳng cánh tay trước mặt, bàn tay giúp cho cây bút chì thẳng đứng. Nhìn cây bút và đối tượng mà bạn đang đo tỷ lệ bằng một mắt. Cánh tay cong có thể dẫn đến kết quả đo lường thiếu chính xác vì bạn có thể đo ra nhiều kết quả khác nhau ở mỗi lần đo tùy theo góc và độ cong của cánh tay.

ve 7

c. Sử dụng compa tiêu chuẩn (compa hai đầu nhọn): Đo đối tượng tham chiếu của bạn bằng compa và giữ nguyên kích thước đó lên giấy vẽ. Bạn chỉ có thể đo theo tỷ lệ 1:1 băngg compa tiêu chuẩn. Nếu muốn phóng to gấp đôi kích thước cửa sổ này thì bạn buộc phải nhân đôi kết quả đo được bằng compa.

ve 8

d. Sử dụng compa đối xứng: Compa đối xứng không chỉ được dùng để so sánh tỷ lệ mà còn được dùng để phóng to hoặc thu nhỏ. Đo đối tượng tham chiếu của bạn bằng một đầu của compa, sau đó dùng đầu còn lại để xác định kích thước mong muốn cho bản vẽ của bạn. Các rãnh nằm giữa compa giúp bạn tùy chỉnh tỷ lệ phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh gốc.

ve 9

e. Sử dụng thước đánh dấu: Áp một cạnh của đối tượng với một đầu của thước, sau đó di chuyển thanh trượt lên hoặc xuống để đánh dấu cạnh còn lại. Giữ nguyên kết quả đo lên bức tranh của bạn.

ve 11

3. Đo góc: Đo góc nghe có vẻ rất phức tạp và cần nhiều kỹ thuật, nhưng thật ra chỉ yêu cầu kỹ năng quan sát. Nếu bạn không muốn phải phỏng đoán khi vẽ góc thì hãy sử dụng thước đo góc. Đo góc chính xác sẽ giúp bản vẽ của bạn thành công hơn.

a. Sao chép góc: Trước hết, hãy sao chép góc của đối tượng bằng cách áp cạnh bút chì theo cạnh nghiêng của góc cần đo.

ve 11

b. Chuyển góc sang bức tranh của bạn: Giữ nguyên độ nghiêng của bút chì, chuyển bút sang giấy vẽ và điều chỉnh nét phác họa nếu cần.

ve 12

c. Sử dụng thước kẻ góc: Bạn có thể sao chép góc dễ dàng hơn với thước kẻ góc. Cân chỉnh thước kẻ góc với đối tượng cần đo, giữ nguyên góc và dịch chuyển sang bức tranh, đặt thước kẻ góc lên khu vực tương ứng của bức tranh và đánh dấu dọc theo thước.

ve 13

4. Vẽ với các tài liệu tham chiếu:

Hình ảnh từ sách báo, tạp chí,  thiệp mừng hoặc Internet giúp bạn quan sát một đối tượng cụ thể nào đó được gọi là tài liệu tham chiếu. Việc quan sát những đối tượng có thật chẳng hạn như lũ chim ở sân sau là điều rất tốt. Quan sát trực tiếp giúp bạn nắm bắt cốt lõi và bản chất của đối tượng. Nhưng vấn đề trong việc quan sát trực tiếp, đặc biệt khi đối tượng là động vật, chính là chúng có thể không ngồi yên một chỗ. Hơn nữa, điều kiện ánh sáng và màu sắc cũng thường xuyên thay đổi. Trái lại, khi vẽ tĩnh vật, bạn toàn quyền thiết lập vị trí, bố cục của đối tượng cũng như nguồn ánh sang cố định. Bạn có thể dành thời gian ngồi xuống để quan sát đối tượng khi rảnh  - hãy nhớ thông báo cho gia đình rằng đĩa trái cây trên bàn là dùng để nghiên cứu, nếu không thì "tĩnh vật" của bạn có thể bị ai đó vô tình ăn mất!

a. Các tài liệu tham chiếu: Việc quan sát đối tượng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng tài liệu tham chiếu. Hãy bắt đầu tổng hợp các tài liệu tham chiếu bằng cách phân loại các bức ảnh và tranh ảnh tạp chí đặt trong tập hồ sơ nhiều ngăn.

ve 14

b. Lần theo các dạng hình cơ bản: Đặt một tờ giấy can lên trên tài liệu tham chiếu và lần theo các hình dạng cơ bản của ảnh.

ve 58

c. Sử dụng hình đã vẽ trên giấy can làm tham chiếu: Sử dụng hình trên giấy can như một tài liệu tham chiếu khác để xác định vị trí, bố cục và tỷ lệ của những hình dạng cơ bản.

ve 19

5. Phối cảnh tuyến tính:

Phối cảnh giúp mang lại ảo giác về chiều sâu cho một bức ảnh. Nó ảnh hưởng đến hầu như tất cả những gì chúng ta nhìn thấy theo cách vô cùng tinh tế. Đó là lý do khiến bạn phải hiểu rõ cách phối cảnh. Các họa sỹ thường sử dụng hai kiểu phối cảnh: tuyến tính và không gian. Phối cảnh tuyến tính sử dụng những đường thẳng hội tụ cũng như điều chỉnh kích thước và vị trí của các thành phần trong bố cục để tạo ra ảo giác về chiều sâu lẫn khoảng cách. Trái lại, phối cảnh không gian không dựa vào đường nét mà là vào sự biến đổi của độ sáng tối và chi tiết khác nhau để đạt được hiệu quả tương tự.

a. Đường chân trời (Đường tầm mắt): Bước đầu tiên khi sử dụng phối cảnh tuyến tính là vẽ đường chân trời, nơi đất hoặc nước giao nhau với bầu trời. Vị trí của đường chân trời sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về khung cảnh của người xem và giúp xác định những đường ngắm sẽ hội tụ về đâu. Ngay cả khi đường chân trời không thể nhìn thấy thì vị trí của nó vẫn phải rõ rang, nếu không thì phối cảnh của toàn bộ bức tranh có thể sẽ không chính xác.

b. Điểm tụ: Là điểm mà ở đó những đường thẳng song song trông có vẻ như đang hội tụ, thường là ở cuối đường chân trời. Ví dụ, khi bạn nhìn dọc theo đường ray xe lửa thì hai thanh ray trông có vẻ như sẽ hội tụ với nhau ở phía đằng xa. Vị trí hai thanh ray hội tụ với nhau chính là điểm tụ - hoặc không có điểm nào – tùy thuộc vào vị trí của các thành phần trong khung cảnh và điểm nhìn của người xem.

c. Điểm nhìn: Là điểm mà bắt đầu từ đó người xem quan sát khung cảnh. Trong một bức tranh, mối quan hệ giữa vị trí của các thành phần (chẳng hạn như cây cối, các tòa nhà) và đường chân trời sẽ xác định đường tầm mắt của điểm nhìn. Ngoài ra, điểm nhìn còn có thể ảnh hưởng đến thần thái của khung cảnh.

ve 15

* Điểm tụ: Là điểm mà ở đó các đường thẳng song song trông có vẻ như đang hội tụ ở phía xa. Ví dụ, khi bạn nhìn dọc theo đường ray xe lửa thì hai thanh ray song song với nhau trông như hội tụ ở một điểm nào đó cuối đường chân trời.

ve 16

* Tầm mắt của chó: Vẽ đường chân trời ở tầm thấp khiến cho điểm nhìn trông có vẻ thấp. Trong ví dụ này, điểm nhìn nằm ở tầm mắt của chó. Chú ý rằng đường chân trời đi ngang qua tầm măt của con chó.

ve 17

* Tầm mắt của người: Đường chân trời ngang tầm mắt người trong bức tranh sẽ khiến điểm nhìn cũng nằm ở tầm mắt người. Trong ví dụ này, đường chân trời đi ngang qua tầm mắt của người.

ve 18

* Tầm mắt nhìn vượt quá đầu: Với đường chân trời nằm cao hơn đầu người, điểm nhìn cũng sẽ ở vị trí rất cao. Cách vẽ này tạo ra cảm giác rằng người xem đang nhìn xuống cả hai đối tượng này.

ve 18

* Đường chân trời thấp, điểm nhìn thấp: Với đường chân trời nằm ở tầm thấp thì đối tượng trông có vẻ cao hơn bình thường.

ve 19

* Đường chân trời cao, điểm nhìn cao: Đường chân trời cao có thể tạo ra cảm giác thiếu tự nhiên cho một đối tượng vốn thường được quan sát ở ngang tầm mắt. Thay vào đó, hãy vẽ đường chân trời thấp hơn để mang đến một điểm nhìn tự nhiên hơn.

ve 20

6. Phối cảnh một điểm tụ:

Phối cảnh một điểm tụ là dạng đơn giản của phối cảnh tuyến tính với chỉ một điểm tuk tụ duy nhất. Hãy nhớ phải luôn vẽ đường chân trời trước, sau đó xác định vị trí của điểm tụ trên đường chân trời, đảm bảo rằng nó không nằm quá xa so với trung tâm của khung cảnh. Trước tiên, hãy vẽ đường chân trời, sau đó xác định vị trí điểm tụ trên đường chân trời. Khi bắt đầu vẽ phối cảnh trong các thành phần trong khung cảnh, bạn hãy kéo dài các đường kẻ song song hoặc lên trên, hoặc xuống dưới hướng về điểm tụ, tùy vào điểm nhìn mà bạn muốn tạo ra cho người xem.

ve 21

Tầm mắt của chó, phối cảnh một điểm tụ

Trong hình vẽ này, cả đường chân trời và điểm tụ đều ở ngang tầm mắt của chó. Tất cả đường kẻ song song bên dưới tầm mắt chó đều hướng lên điểm tụ và tất cả đường kẻ song song nằm bên trên tầm mắt chó đều hướng xuống điểm tụ.

ve 22

Tầm mắt người,  phối cảnh một điểm tụ

Trong hình vẽ này,  đường chân trời nằm ngang tầm mắt người, cho thấy điểm nhìn có cùng chiều cao với mắt người. Tất cả đường kẻ song song bên dưới tầm mắt người đều hướng lên điểm tụ và tất cả đường kẻ song song bên trên hướng xuống điểm tụ.

ve 23

Tầm nhìn vượt quá đầu, phối cảnh một điểm tụ:

ve 24

Với tầm nhìn này, đường chân trời nằm trên tầm mắt chó lẫn tầm mắt người. Điểm nhìn nằm đâu đó trên đầu nguời và đầu chó, tạo cảm giác rằng người xem đang nhìn xuống khung cảnh. Tất cả đường kẻ song song đều hướng lên vị trí hội tụ là điểm tụ.

* Áp dụng kỹ thuật: Hãy sử dụng thước chữ T hoặc thước tam giác. Những dụng cụ này sẽ giúp bức tranh phối cảnh hoặc kỹ thuật dễ thực hiện hơn và chính xác hơn.

* Những nguyên tắc vẽ phối cảnh:

Có ba nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi vẽ phối cảnh tuyến tính:

- Chiều sâu được thể hiện bằng kích thước. Các đối tượng cùng kích thước sẽ trông lớn hơn nếu như chúng nằm gần mắt nhìn của người xem.

- Chiều sâu được thể hiện bằng độ nét / độ mờ. Các đối tượng nằm gần người xem hơn có thể che khuất, cản trở các đối tượng nằm xa người xem hơn.

- Chiều sâu được thể hiện bằng sự hội tụ. Các thành phần nằm song song với nhau sẽ trông như sắp hội tụ vào một điểm ở xa. Điểm hội tụ được gọi là điểm tụ. Một khung cảnh với phối cảnh tuyến tính có thể chứa vô số điểm tụ hoặc không có điểm nào.

7. Phối cảnh hai điểm tụ:

Phối cảnh hai điểm tụ cũng có những nguyên tắc giống như phối cảnh một điểm tụ nhưng có thêm sự xuất hiện của điểm tụ thứ hai. Phối cảnh hai điểm tụ có thể mang lại chiều sâu cho hình ảnh nhiều hơn so với phối cảnh một điểm tụ. Đối tượng đầu tiên được vẽ sẽ giúp bạn xác định kích thước tương đối của mọi đối tượng khác trong bố cục.

ve 26

Tầm mắt chó, phối cảnh hai điểm tụ

Trong hình này, đường chân trời nằm ngang tầm mắt chó. Điểm nhìn cũng ở ngang tầm mắt chó. Giống như trong phối cảnh một điểm tụ, tất cả đường kẻ phía trên tầm mắt cho đều sẽ hướng xuống các điểm tụ trong khi tất cả các đường kẻ phía dưới tầm mắt chó đều sẽ hướng lên các điểm tụ.

ve 25

Tầm mắt người, phối cảnh hai điểm tụ

Trong hình này, đường chân trời nằm ngang tầm mắt người; điểm nhìn cũng nằm ngang tầm mắt người. Tất cả đường kẻ song song phía trên tầm mắt người đều hướng xuống các điểm tụ và tất cả đường kẻ song song bên dưới tầm mắt người đều hướng lên các điểm tụ.

ve 26

Tầm nhìn vượt quá đầu, phối cảnh hai điểm tụ

Trong hình này, đường chân trời nằm trên đầu người và đầu chó, tạo ra ấn tượng rằng người xem đang nhìn xuống cả hai. Điểm nhìn nằm bên trên cả người lẫn chó. Trong trường hợp này, tất cả đường kẻ song song đều hướng lên hai điểm tụ.

ve 27

Phối cảnh hai điểm tụ - chỉ có hai điểm tụ

Những cuốn sách này được đặt chồng lên nhau khá gọn gang và thẳng hàng, do đó chúng có chung hai điểm tụ.

ve 28

Phối cảnh hai điểm tụ - có nhiều điểm tụ

Một chồng sách có thể có nhiều điểm tụ. Mỗi một cuốn sách trong đó có hai điểm tụ riêng.

8. Phối cảnh ba điểm tụ:

Phối cảnh tuyến tính có thể chứa nhiều điểm tụ như trong ví dụ về hình vẽ những cuốn sách chồng lên nhau. Khi bạn vẽ them nhiều điểm tụ cho một khung cảnh thì bạn cũng tang thêm độ phức tạp cho bố cục của mình. Nếu vẽ thêm một điểm tụ ở trên hoặc dưới đường chân trời thì bạn sẽ tạo ra phối cảnh ba điểm tụ.

ve 29

Phối cảnh ba điểm tụ - hướng nhìn xuống

Bức tranh các tòa nhà cao tầng này có ba điểm tụ và một đường chân trời nằm phía trên cao. Cách phối cảnh này tạo nên kết quả vô cùng độc đáo.

ve 30

Phối cảnh ba điểm tụ - hướng nhìn lên

Đảo ngược vị trí các điểm tụ và đường chân trời sẽ khiến người xem có ấn tượng rằng họ đang nhìn lên các tòa nhà. Một lần nữa, mọi đường kẻ đều hướng đến một trong ba điểm tụ.

9. Các điểm tụ và đường chân trời ẩn:

Việc áp dụng các nguyên tắc vẽ phối cảnh cho mọi đối tượng trong một khung cảnh nào đó là điều rất quan trọng, cho dù các điểm tụ và đường chân trời không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Chúng có thể ẩn đằng sau những thành phần khác của bố cục, nhưng việc hiểu rõ vị trí của chúng sẽ giúp bạn duy trì độ chính xác cho phối cảnh của mình. Nếu cần hãy phác họa đường chân trời và các điểm tụ một cách đơn giản bằng bút chì để đảm bảo phối cảnh được áp dụng cho mọi chi tiết tỏng bức tranh. Sau khi xây dựng xong phối cảnh, bạn hãy tẩy những nét bút chì này và hoàn tất tác phẩm của mình.

ve 31

Trò chơi trốn tìm

Ngay cả khi đường chân trời hay điểm tụ trong khung cảnh được che giấu thì chúng vẫn ảnh hưởng đến bức tranh của bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đường chân trời và các điểm tụ. Nếu bạn vẽ các đường kẻ song song từ tất cả thành phần trong căn phòng này thì chúng sẽ hội tụ ở điểm tụ. Sau khi tìm thấy điểm tụ, bạn sẽ biết đường chân trời luôn đi ngang qua điểm đó trong khung cảnh.

ve 32

Vượt khỏi đường chân trời

Cho dù đối tượng không gắn liền với đường chân trời nhưng khung cảnh này vẫn sử dụng những nguyên tắc của phối cảnh tuyến tính.

10. Xác định vị trí các điểm tụ:

Vị trí các điểm tụ có ảnh hưởng rất lớn đến điểm nhìn của bức tranh. Các điểm tụ càng nằm gần nhau bao nhiêu thì đối tượng lại càng xuất hiện gần với người xem bấy nhiêu. Chúng càng nằm xa nhau bao nhiêu thì đối tượng lại càng xuất hiện xa người xem bấy nhiêu.

ve 33

Các điểm tụ gần nhau, điểm nhìn gần

Các điểm tụ gần nhau khiến cho chiếc hộp xuất hiện gần hơn với người xem. Các góc nhọn khiến phối cảnh trông sắc nét hơn.

ve 34

Các điểm tụ xa nhau, điểm nhìn xa

ve 34

Các điểm tụ xa nhau khiến cho các góc trông ít nhọn hơn

ve 34

Các điểm tụ rất xa nhau, điểm nhìn rất xa

Với các điểm tụ rất xa nhau thì chiếc hộp trông phẳng hơn, gần như không có phối cảnh. Điều này khiến người xem có ấn tượng rằng chiếc hộp đang ở rất xa.

11. Phối cảnh không gian:

Phối cảnh không gian sử dụng độ sang tối, độ tương phản, màu sắc đậm nhạt, khác nhau để tạo ra ảo giác về chiều sâu và khoảng cách. Phối cảnh không gian dựa vào ý tưởng cho rằng đối tượng càng xuất hiện gần với người xem bao nhiêu và màu sắc của nó cũng sẽ tương phản bấy nhiêu. Ví dụ, cây cối ở gần người xem sẽ cho thấy rõ nhiều chi tiết hơn và nhiều sắc thái hơn so với cây cối ở xa người xem.

ve 36

Sử dụng độ sáng tối để tạo chiều sâu

Trong các cây này, độ sáng tối của những cây nằm gần tương phản với hậu cảnh nhiều hơn so với những cây nằm xa.

ve 37

Chỉ sử dụng phối cảnh tuyến tính

Chiều sâu trong khung cảnh này dựa vào sự khác biệt về kích thước được tạo nên bởi sự phối cảnh tuyến tính. Cối xay gió lớn trông gần với người xem hơn cối xay gió nhỏ.

ve 37

Chỉ sử dụng phối cảnh không gian

Cả ba cối xay gió đều có cùng kích thước. Sự khác biệt duy nhất chính là cường độ của độ sáng tối, khiến cho các cối xay gió trông như thể đang ngày một xa hơn, bắt đầu từ trái sang phải.

ve 38

Kết hợp phối cảnh tuyến tính và phối cảnh không gian

Bằng cách kết hợp phối cảnh tuyến tính và phối cảnh không gian, chiều sâu của khung cảnh được thể hiện thông qua kích thước và độ sáng tối.

12. Hình elip:

Trong phối cảnh, hình tròn sẽ trở thành hình elip vì nó cũng tuân theo những quy tắc áp dụng cho các hình dạng khác theo phối cảnh tuyến tính. Hình elip có thể được vẽ bằng cách phác họa một hình chữ nhật trong phối cảnh. Các đường kẻ của hình chữ nhật sẽ dược dùng làm biên giới cho hình elip, bởi hình elip và hình chữ nhật có chiều rộng và chiều cao bằng nhau.

ve 40

Phác họa hình chữ nhật trong phối cảnh

Phác họa đường chân trời, sau đó chọn các điểm tụ nằm trên đường chân trời. Phác họa một hình chữ nhật trong phối cảnh bằng cách sử dụng những điểm tụ.

ve 41

Kết nối các góc đối diện

Phác họa hai đường chéo nối liền những góc đối diện của hình chữ nhật. Mỗi đường chéo sẽ giúp xác định vùng rộng nhất và hẹp nhất của hình elip. Điểm giao nhau của hai đường chéo này chính là tầm của hình elip.

ve 42

Phác họa hình elip

Phác họa hình dạng của hình elip. Lưu ý, đường cong dài nhất tương ứng với đường chéo dài nhất.

* Hình elip trong thực tiễn: Hình elip có thể được vẽ theo chiều ngang hay dọc, nhưng vẫn áp dụng đúng các nguyên tắc phối cảnh. Hãy nhớ bước đầu tiên trong việc vẽ hình elip là phải phác họa hình chữ nhật trong phối cảnh tuyến tính.

ve 43

Vẽ khối trụ sử dụng hình elip

Hai đầu khối trụ trong phối cảnh là hình elip. Trước tiên, hãy xác định đường chân trời và các điểm tụ, sau đó phác họa các khối hộp. Hai đầu trên dưới của khối hôp sẽ là đường cong hình elip. Vẽ hai hình elip hai dầu để tạo ra hình khối trụ.

ve 44

Hình elip xuất hiện xung quanh chúng ta

Hình elip thẳng đứng đúng có thể được vẽ theo cách tương tự. Hãy để ý các đường chéo giúp định hình cho mỗi hình elip như thế nào.

ve 45

13. Hình vòng cung và hình vòm:

Hình tròn không phải là đường cong duy nhất trong phối cảnh. Có thể rất nhiều đối tượng có các chi tiết hình vòng cung và bạn nên tuân theo quy tắc phối cảnh để vẽ chính xác hơn. Để vẽ mái vòm trong một phối cảnh phù hợp, bạn cần biết cách tìm ra tâm điểm của nó. Đo bằng thước cũng sẽ không giúp bạn biết được tâm điểm chính xác khi vẽ phối cảnh. Hãy thử bài tập nhỏ sau đây để biết cách tìm tâm điểm của một mái vòm.

ve 46

Phác họa hình hộp chữ nhật trong phối cảnh

Vẽ đường chân trời, sau đó xác định các điểm tụ (nằm ở hai dầu xa nhau bên trái và phải). Phác họa một hình hộp chữ nhật trong phối cảnh. Hình này sẽ trở thành bức tường bên dưới mái vòm.

ve 47

Kết nối các góc đối diện của hình chữ nhật

Phác họa các đường chéo nối các góc đối diện ở hai mặt bên của hình hộp chữ nhật, tạo ra hai chữ X. Điểm giao nhau của những đường chéo này là tủng điểm của hai mặt chữ nhật hai bên.

ve 48

Thêm vào các đường kẻ dọc

Phác họa hai đường kẻ dọc đi xuyên qua trung điểm của hai chữ X. Những đường kẻ này giúp chỉ rõ đường trung tâm của bức tường.

ve 49

Phác họa phần đỉnh của mái vòm

Phác họa một đường kẻ cho phần đỉnh của mái vòm. Nếu vẽ hoàn chỉnh thì đường kẻ này sẽ hội tụ với các đường kẻ khác ở mặt bên phải của hình hộp, ngay điểm tụ nằm ở phía xa bên phải.

ve 50

Nối các điểm để hoàn tất mái vòm

Nối các điểm từ đỉnh đến bên hông mái vòm. Những đường kẻ này sẽ tạo thành cạnh của mái vòm.

ve 51

Vẽ hình vòng cung

Vẽ hình vòng cung của một ô cửa hoặc một đoạn võng của cầu treo cũng tương tự như vẽ mái vòm của một tòa nhà. Đối với ô cửa, tìm trung điểm của hình chữ nhật bằng cách vẽ hai đường chéo. Hãy vẽ một đường thẳng song song với hai cạnh hai bên đi xuyên qua trung điểm để xác định đỉnh của hình vòng cung. Đoạn võng của cầu treo có thể được xem như một hình vòng cung nằm ở dưới thay vì ở trên. Do đó, bạn có thể áp dụng nguyên tắc tương tự.

ve 52

14. Hình phản chiếu:

Hình phản chiếu là một thành phần rất thú vị vì chúng giúp nhân đôi vẻ đẹp của một khung cảnh. Hình phản chiếu cũng sử dụng đường chân trời và các điểm tụ tương tự như đối tượng mà chúng đang phản chiếu.

ve 53

Hình phản chiếu vuông góc với bề mặt phản chiếu

Hình ảnh được phản chiếu vuông góc với bề mặt phản chiếu. Các đường kẻ dọc cho thấy cây cối và hình ảnh phản chếu của chúng vuông góc với mặt nước. Điều này dễ nhận thấy khi bề mặt phản chiếu bằng phẳng.

ve 54

Hình phản chiếu cũng sử dụng kỹ thuật phối cảnh tương tự như đối tượng mà chúng phản chiếu

Trong khung cảnh hồ nước này, đường chân trời và các điểm tụ được sử dụng chung cho cả chiếc cầu lẫn hình ảnh phản chiếu của nó. Đây không phải là hình ảnh lặp lại hay đảo ngược của chiếc cầu mà là một sự phản chiếu liền mạch.

ve 55

Hình phản chiếu trên bề mặt không bằng phẳng

Khi bề mặt phản chiếu không bằng phẳng, chẳng hạn như khi mặt nước có gợn sóng, thì hình ảnh được phản chiếu sẽ không còn rõ nét. Điều này xảy ra vì một số gợn sóng không vuông góc với đối tượng, gây ra sự biến dạng của hình phản chiếu.

ve 56

Các đối tượng ở xa vẫn có thể được phản chiếu

Đối tượng được phản chiếu không cần phải ở gần hoặc nằm ngay bên trên bề mặt phản chiếu. Những ngọn núi nằm rất xa mặt nước, nhưng hình ảnh của chúng vẫn phản chiếu trên mặt nước.

 

>>> Nguyên tắc tổ hợp (Phần 1)

>>> Phác thảo và gợi ý về chiều sâu

>>> Các khái niệm cơ bản trong vẽ chì

Tags:

0976984729