Sử dụng hình thể phi khách thể

hinh the 1

Hình 9-1

Có nhiều cách và nhiều nguồn mà qua đó nghệ thuật phi khách thể đã trở thành một trào lưu giàu sức sống trong thời đại của chúng ta. Nhưng dù người ta ngoảnh lại nhìn vào con đường dẫn tới khuynh hướng Lập thể do Cézanne khởi xướng; vào những nghiên cứu của Mondrian mà rốt cuộc đã tạo ra khái niệm được ông gọi là “môn toán học tạo hình”; hay vào cảm xúc trước cuộc sống mà Vincent van Gogh là thí dụ tiêu biểu, và Wassily Kandinsky đã gặt hái được kinh nghiệm – dẫn tới sự mất đi hình bóng của khách thể, chúng ta vẫn nhận thấy rằng tính chất phi khách thể đã phục vụ hai vị chủ nhân tinh thần (tư duy – cảm xúc). Thêm một lần nữa, nếu chúng ta lại đi vào phân tích đời sống nghệ thuật – ta vẫn thấy những hình ảnh trừu tượng phụng sự cho các kiểu thức khái niệm và biểu cảm thuộc ý thức mà chẳng hề thua kém so với tác phẩm biểu hình, và vì thể, chúng hoàn toàn có thể được coi ngang như – hoặc là Cổ điển hoặc là Lãng mạn.

Nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ theo logic, thì nghệ thuật phi khách thể trong thời đại của chúng ta nói chung có thể được phân loại như sau: xu hướng thuộc phạm trù Trật tự Trừu tượng tức là chủ nghĩa Biểu trưng Trừu tượng – những từ ngữ thường ít khi sử dụng – hoặc là xu hướng thuộc phạm trù mà tất cả chúng ta đều quen gọi là Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng.

hinh the 2

H.9-2 – Paul Cézanne – Quang cảnh nhìn từ khu mỏ “Bibemus”, 1895. Sơn dầu

Chúng ta hãy xem xét một chút tới loại thứ nhất trong các loại nêu trên. Paul Cézanne đã nói về việc “xử lý tự nhiên bằng hình nóng, hình lập phương và hình trụ…” là những khối cơ bản như bạn thấy ở H.9-1. Ở đây, ông không định nói rằng các họa sỹ phải áp đặt những hình dạng như thế lên các vật thể hoặc phong cảnh mà họ nên tìm cách khám phá xem về cơ bản những hình học này cung cấp một nền tảng hình thái học trong tự nhiên như thế nào, để rồi cấu trúc nên những hình vẽ của họ sao cho phù hợp. Khi làm như vậy, hình ảnh sẽ có sức thuyết phục bởi lẽ các chi tiết không thiết yếu sẽ bị tước bỏ, như bạn thấy trong bức Mỏ đá “Bikemus” của Cézanne (H.9-2). Pablo Picasso và Georges Braque, những nhà sáng lập của xu hướng Lập thể, đã chấp nhận mang ơn Cé zanne để rồi tiếp tục đi xa hơn nữa. Cho dù Picasso có gọi cái hình vẽ ở H.9-3 là Khỏa thân nữ đang đứng, hình ảnh ấy vẫn gần như hoàn toàn trừu tượng. Chính sự sắp xếp có trật tự các dạng thức hình học cơ bản là cái cuốn hút sự quan tâm của Picasso chứ không phải tính chất hữu cơ có thực theo đúng nghĩa là thân thể người phụ nữ hay bất cứ cảm xúc nào do nó gây nên.

hinh the 3

H.9-3: Pablo Picasso. Khỏa thân nữ đứng. 1910. Than củi

Piet Mondrian đạt tới Nghệ thuật Trật tự Trừu tượng theo cách hầu như độc lập. Là một nhà nghiên cứu tự nhiên sắc sảo, ông đã tìm ra những khía cạnh bản chất của cấu trúc hữu cơ trong những thứ như bướm, hoa, cây cối – nghĩa là tất cả những hình thể nào trong tự nhiên khiến ông quan tâm. Ông đã tìm cách khám phá ra cái trật tự toán học là nền tảng đằng sau mọi sự vật, thứ chính xác hình học kiểu như Samuel Colman đã dựng nên ở H.9-4. Loại khảo sát tỉ mỉ này rốt cuộc đã khiến Mondrian né tránh trạng thái tự nhiên để đi tới tính chất hình học, đi tới những hình ảnh duy lý và trật tự đến mức ngay cả đường cong lẫn đường chéo cũng bị lược bỏ do chúng làm xáo trộn cái logic tuyệt đối cảu sự cân xứng được tạo ra bằng các đường thẳng thuần túy. Trong H.9-5 , khoảng trống vẫn còn lưu thông sng nhau và các cấu trúc hình – nền thay đổi phong phú rồi trở nên mơ hồ; mạc dù có sự lấn át của hình học nhưng hình ảnh vẫn rung động rộn ràng và đáng tin một cách hữu cơ. Nhưng ở H.9-6, những phẩm chất như vậy đã biến mất, để rồi Mondrian tạo ra một hình thức mà lúc này, đối với ông, tiêu biểu cho cái thẩm mỹ lý tưởng của mình: một sự thuần khiết hình học và toán học rành mạch, tuyệt đối và bất biến hết mức có thể - trật tự là trên hết.

hinh the 4

H.9-4: Samuel Colman. Bản vẽ mặt bằng, Murex Shell

hinh the 5

H.9-5. Piet Mondrian. Bố cục nâu và xám, 1913-1914. Sơn dầu trên toan

Mặt khác, Wassily Knadinsky lại đi tới khuynh hướng Biểu hiện Trừu tượng bằng một con đường khcs. Bạn hãy tự mình nhận xét về những tương phản qua việc so sánh bức Bố cục Trừu tượng của Kandinsky (H.9-7) với các tác phẩm của Cézanne, Picasso và Mondrian mà chúng ta vừa thảo luận.

hinh the 6

H.9-6: Piet Mondrian. Bố cục. C, 1920

hinh the 7

H.9-7. Wassily Kandinsky. Bố cục trừu tượng, 1910. Màu nước

Hình 9-7 là bức tranh mà người ta cho rằng đó là một trong những bức họa phi khách thể đầu tiên của thế kỷ XX.

Gần như mọi điều Kandinsky nói ở đây đều bất đồng với quan điểm của Mondrian. Nhân tố đưa đẩy Kandinsky tới tính chất phi khách thể không phải là ý niệm về trật tự, mà chính là sức mạnh của tâm trạng, của những cảm xúc được khơi dậy do bầu không khí nên thơ với ánh sáng, không gian cùng màu sắc. Những gì Kandinsky đã phát hiện ra vào lúc trở về xưởng vẽ của mình, trong buổi chiều muộn ấy ở Munich, chính là sự tổ chức một cách đặc biệt các hình dạng và không gian có màu sắc, là trnagj thái không cần phải nhận ra khách thể, đã có quyền năng làm lay động cảm xúc của ông. Hệ quả của sự khám phá này chắc chắn sẽ xảy ra: Không những vật thể là không còn thiết yếu, mà điều đó còn thực sự đưa đến con đường tìm ra sự tương đương thị giác cho đời sống cảm xúc. Sự việc mà Kandinsky đã phát hiện chính là nguồn mạch mà về sau bắt đầu được gọi là xu hướng Biểu hiện Trừu tượng.

Kandinsky đồng thời cũng là một nhạc sỹ nên ông không thoát mối quan hệ giữa nghệ thuật thị giác phi khách thể và âm nhạc. Âm nhạc, với tư cách là sự tổ chức các âm thanh và các khoảng lặng, thì hầu như hoàn toàn trừu tượng. Nhà soạn nhạc không quan tâm tới việc thể hiện âm thanh của thế giới quanh mình – tới tính khách quan trong sự nghe, bạn có thể nói như vậy, nếu muốn – mà tới việc rút ra các âm thanh trong thang âm tám – hoặc mười hai âm, “thêm da thịt” cho chúng bằng việc phối khí, cấu trúc nên các nhịp điệu của thanh âm và quãng nghỉ (khoảng lặng), rồi tạo ra một trải nghiệm thính giác mang tính đa hợp, xuất phát từ nội tâm của bản thân nhà soạn nhạc chứ không phải từ thiên nhiên. Chúng ta hẳn đều đồng ý rằng những âm thanh của các con suối chảy xuống từ trên núi, của những làn gió ào ạt, của tiếng chim kêu, tiếng tàu chạy, không tự mình tạo thành hình thức âm nhạc của một bản giao hưởng hay một bản sonata, và rằng, cấu trúc tổng thể của một tác phẩm âm nhạc bao giờ cũng bắt nguồn từ năng lực sáng tạo của nhà soạn nhạc chứ không phải từ khả năng bắt chước: Có lẽ trừ khoảng lặng kỳ diệu mà đôi khi chúng ta được “nghe” thì có ít thứ trong tự nhiên đã truyền cảm hứng trong âm nhạc của một Beethoven hay một Gershwin. Và ngay cả đối với một thính giả hồn nhiên nhất, không biết gì về âm nhạc thì họa hoằn lắm mới có người nảy ra ý định muốn biết một tác phẩm âm nhạc nào đó muốn diễn tả cái gì. Song câu hỏi đó lại luôn được đặt ra trong hội họa và điêu khắc. Âm nhạc thì không bị những liên tưởng tri giác như vậy vì trạng thái âm thanh trong tự nhiên không tác động lớn tới trí tưởng tượng thính giác như trạng thái nhìn khi đi vào trí tưởng tượng thị giác.

Nghệ thuật phi khách thể của Kandinsky và những họa sỹ khác thể hiện sự tách ra khỏi khuynh hướng bản năng, trông chờ vào một sự liên tưởng nào đó có thể nhận biết được, giữa hình thể và không gian của thế giới tự nhiên. Câu hỏi mà Kandinsky đưa ra là nếu một nhạc sỹ được tự do hư cấu nên những hình thức âm thanh, những thứ được truyền cảm hứng từ nội tâm nhiều hơn là được cảm nhận từ thế giới bên ngoài, thì sao một nghệ sỹ thị giác lại không có quyền tự do tương tự?

hinh the 8

H.9-8: Wassily Kandinsky. Giấc mơ nhỏ màu đỏ, 1925. Cấu trúc tuyến tính rút ra từ tranh.

Kandinsky thường xuyên vận dụng những sự tương đồng với âm nhạc trong các bài viết của mình, ông còn là bạn, người cổ súy nhiệt tình của nhà soạn nhạc cách tân với mười hai âm (twelve-tone) Arnold Schonberg, người có những nhạc phẩm không dễ nghe – trái với giai điệu tám âm truyền thống – rất mới mẻ đối với tai nghe cũng chẳng khác gì các bức tranh của Kandinsky đối với mắt nhìn. Quả thật, những ý niệm phi khách thể của Schonberg thường được gợi ý nên coi nó như là “âm nhạc thị giác”. Khi chúng ta nghe nhạc, cái khiến ta xúc động chính là cấu trúc âm thanh do tính chất trừu tượng  của bản thân nó, tách rời khỏi các ký ức về âm thanh của thế giới bên ngoài. Kandinsky đã gợi ý là khi chúng ta quan sát một tác phẩm nghệ thuật thị giác, ta cũng phải tách khỏi những ký ức về các loại vật thể ở thế giới bên ngoài theo cách tương tự, để cho cấu trúc của hình thể và không gian tạo cảm xúc cho chúng ta như là một sự sáng tạo hình bằng phẩm chất trừu tượng của chính nó.

Hình 9-7 là bức vẽ mà người ta cho là bức thể nghiệm nguyên mẫu trong số các bức họa đầu tiên, hoàn toàn theo xu hướng biểu hiện trừu tượng của Kandinsky. Như bạn có thể thấy, đó là sự sắp xếp ngẫu nhiên các vết vẽ, hình dạng và không gian (còn màu sắc, tiếc là bị mất đi trong phiên bản đen trắng này) có lẽ là một hình ảnh được vẽ thể nghiệm khi họa sỹ tiến hành thử thách khả năng mới, tự do vẽ và sử dụng màu theo lối phi khách thể. Tuy vậy H.9-8 lại cho thấy cấu trúc đường nét của một bức tranh phi khách thể được vẽ rất muộn sau này: một sơ đồ, bạn có thể gọi như vậy, rút ra từ bức tranh Giấc mơ nhỏ màu đỏ được thực hiện vào năm 1925. Ở đây, bạn có thể nhận thấy hình thức của cách trình bày tạo hình trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều: những chuyển động có tính đường nét và các hình dạng tương ứng của hình và nền đã hợp nhất theo cách thế nào đó để tạo thành một bố cục chung chặt chẽ hơn so với cái được trình bày trong bức Bố cục trừu tượng  ở H.9-7. Hơn nữa, nếu bức tranh này dược sao lại gồm đủ cả màu sắc, chắc bạn sẽ nhận thấy màu sắc đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong nghệ thuật biểu hiện phi khách thể.

Ở tình trạng như thế, nó mang lại sinh khí cho cách trình bày tạo hình bằng đường nét này, truyền tải một “tâm trạng mang sắc đỏ”, điều thật khó diễn tả bằng lời nếu không viện đến những sự tương đồng trong thi ca dành cho các cảm xúc ca tụng và hân hoan. Tuy vậy, vì chúng ta quan tâm chủ yếu tới việc vẽ nên tính chất đường nét của tác phẩm là đủ cho những mục đích của mình, bởi lẽ chí ít thì nó cũng cho phép chúng ta giới thiệu về “xương cốt” cấu trúc của một thứ nghệ thuật biểu cảm không cần tới các vật thể.

Chúng ta đừng quển ằng đó là một sự phối hợp ngẫu nhiên, bao gồm một phẩm chất ánh sáng đặc biệt trong xưởng vẽ với một bức tranh đang được đặt nằm dựa vào tường theo cạnh bên của nó, và vì vậy, trong lúc nhất thời không thể nhận ra được bức tranh của mình để rồi khiến cho Kandinsky được thức ngộ bởi một loại hình mới trong hình ảnh: một thứ có thể tác động trực tiếp đối với trạng thái trí tuệ hoặc cảm xúc, và giành được một sự hưởng ứng mà không cần phải đặt câu hỏi – “cái đó có nghĩa là gì?”. Khi nào đúng nhwv ậy, nghệ thuật đó đích thực là trừu tượng.

>>> Tạo hình và hình thể khung xương

>>> Mỹ học Kandinsky và sự ra đời của hội họa phi khách thể

>>> Cấu trúc các hình thể

0976984729