Chất liệu sơn dầu dưới góc nhìn khoa học
Để hoàn thiện một tác phẩm sơn dầu, trước tiên bạn cần nắm rõ những nguyên lí cơ bản của chất liệu này. Bản thân sơn dầu ẩn chứa những thành phần nào mà có thể khiến chúng rực rỡ đến vậy? Hay tại sao tranh sơn dầu lại dễ bị nứt? Loại dầu nào thường được các họa sỹ ưa chuộng? Những điều cần lưu ý khi vẽ tranh sơn dầu? … Bài viết sau đây sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi xoay quanh chủ đề sơn dầu và đưa ra những nhận định khoa học đúng đắn về chất liệu này.
1. Giới thiệu về sơn dầu:
Tất cả các chất liệu mỹ thuật đều có chung một số đặc tính khiến chúng khác với thuốc nhuộm thông thường. Bản thân chúng chứa các hạt sắc tố liên kết trong một dung môi nhất định. Vậy nên, sơn dầu chứa các hạt màu liên kết trong dầu, sơn acrylic chứa các hạt màu liên kết trong polyme acrylic, và màu nước là chất màu liên kết trong môi trường hòa tan trong nước (gôm arabic). Tóm lại, tất cả các loại sơn đều là bột màu + dung môi. Khác với các loại chất liệu khác, bên trong sơn dầu chứa các tác nhân có khả năng làm chậm hoặc tăng tốc độ khô, tạo kết cấu hoặc giúp các hạt màu liên kết trong môi trường. Các loại sơn dầu giá thấp thường có quá nhiều chất kết dính và dễ bạc màu theo thời gian.
Tranh sơn dầu "Lagi Cafe"- Họa sĩ Hoàng Thiện Phúc
2. Các loại dầu phổ biến:
Trong thời kỳ Phục Hưng, khi các loại dầu lần đầu tiên xuất hiện đã khiến các họa sỹ toàn tâm toàn ý nghiên cứu để có thể dùng làm dung môi trung gian cho bột màu. Và họ đã tìm ra được ưu nhược điểm của chúng
- Dầu hạt lanh - được làm từ hạt lanh, được sử dụng phổ biến nhất do tính linh hoạt và khả năng chống nứt. Tuy nhiên, nó có xu hướng chuyển sang màu vàng theo thời gian.
- Dầu quả óc chó, dầu cây thuốc phiện và dầu cây rum- ít có khả năng bị vàng hơn, nhưng lại khiến tranh dễ bị nứt.
3. Quá trình khô của sơn dầu:
Màu nước và sơn acrylic là dạng chất liệu gốc nước vậy nên chúng khô bằng cách bay hơi. Nhưng sơn dầu thì khác, nó khô bởi quá trình oxy hóa. Nghĩa là, dầu là chất tạo ra phản ứng oxy trong không khí và khiến màu dầu chuyển từ dạng lỏng sang dạng gel và cuối cùng trở thành dạng rắn. Khi dầu đông cứng lại, có một vấn đề thường xảy ra: oxy được hấp thụ qua bề mặt sơn, có nghĩa là ở những lớp sơn sau, bạn có thể thấy tốc độ khô của lớp sơn khác với tốc độ khô của lớp đầu tiên trên canvas. Vậy nên bạn cần nắm rõ các quy tắc khi vẽ tranh sơn dầu.
Tranh sơn dầu "Phố"- Họa sĩ Triệu Long
4. Nhiều dầu trên ít dầu:
Một trong những đặc tính hấp dẫn chính của sơn dầu là độ bóng. Bằng cách thêm một lượng nhỏ màu dầu vào dung môi trong suốt, họa sỹ có thể nhấn nhá bức tranh một cách tinh tế. Điều này được gọi là glazing. Hầu hết các Bậc thầy thời Phục Hưng đã sử dụng một lớp sơn nền, sau đó phủ vô số lớp màu mỏng lên trên để tạo ra những hình ảnh mang tính chân thực nhất. Độ trong mờ của màng sơn cho phép tạo ra các dải màu phức tạp. Nhưng nếu làm sai kỹ thuật sẽ khiến tranh bị nứt.
Để giải quyết vấn đề này, các họa sỹ đã phát triển quy tắc “nhiều dầu trên ít dầu” (fat over lean). Với mỗi lớp sơn sau lại thêm một lượng dầu tăng dần (ít sắc tố hơn, nhiều dầu hơn). Bằng cách này, tốc độ khô lớp dầu trên cùng sẽ chậm hơn so tốc độ khô của lớp ẩn dưới, vì những lớp ẩn dưới ít dầu hơn và chúng sẽ bão hòa với oxy và cứng lại. Nếu họa sỹ sử dụng quá ít dầu trong kỹ thuật glazing, bản vẽ hoặc bức tranh bên dưới mà bạn muốn thể hiện có khả năng bị mờ. Nó cũng có thể làm cho sơn quá nhão và dày khiến họ khó xử lý được các chi tiết nhỏ.
5. Yếu tố sắc màu:
Khoảng 150 năm trước, các họa sỹ đã phải trộn từng mẻ sơn dầu bằng tay. Khi đó, các hạt màu không có cùng kích thước và không phân tán với tốc độ như nhau trong môi trường dầu. Từ đó dẫn đến nhận định là một số màu dầu sẽ chứa nhiều dầu hơn trong khi một số khác sẽ chứa ít. dầu hơn. Điều đó đòi hỏi các họa sỹ phải rất am hiểu quy tắc nhiều dầu trên ít dầu để tránh tranh bị nứt sau khi đã hoàn thiện. Giả sử bạn đang vẽ một bông hồng đỏ, để thể hiện được ý tưởng của mình, bạn có thể sơn theo thứ tự sau: xanh mangan, đỏ cadmium, đỏ quinacradone, đỏ thẫm alizarin. Hầu hết điều này sẽ không còn quan trọng đối với các họa sĩ sơn dầu hiện đại, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Tranh sơn dầu trên toan "Sớm đông"- Họa sĩ Nguyễn Quang Trung
6. Dịch chuyển của ánh sáng:
Mục đích của kỹ thuật glazing là để các họa sỹ có thể tăng cường độ ánh sáng cho bức tranh. Có thể thấy khi ánh sáng đi vào các lớp sơn dầu trong suốt, nó sẽ xuyên qua chúng. Thông thường nó sẽ phản xạ ngược lại và tiến vào tầm mắt của ta. Nhưng đôi lúc, tia sáng chưa kịp phản xạ trở lại bề mặt, nó đã chạm vào các hạt màu và bật ngược trở lại xuống các lớp bên dưới, rồi sau đó mới thoát ra ngoài. Chính vì vậy, kỹ thuật này có thể được sử dụng để tăng sự tương phản giữa sáng và tối trong tranh sơn dầu.
7. Một chất liệu Sơn dầu mới:
Tranh sơn dầu đã cho phép cho các họa sỹ có thể dễ dàng chỉnh sửa tác phẩm của mình cho đến cùng. Qua nhiều năm nghiên cứu, công nghệ chế tạo các loại sơn dầu càng được nâng cao, cải thiện và phù hợp với xu hướng hiện đại. Thế nhưng kỹ thuật số đã mở ra kỉ nguyên mới về visual art với các ứng dụng phổ biến như ArtRage (được sử dụng để tạo ra hình ảnh đơn giản ở trên), Photoshop, Corel Painter và phần mềm chia sẻ Gimp. Từ đó, Ctrl-z đóng vai trò như một loại dung môi mới. Những người tiên phong như danh họa Jan Van Eyck sẽ làm được gì với công nghệ hiện tại? Họ sẽ muốn trải nghiệm những công nghệ này hay vẫn tiếp tục cầm cọ vẽ, bảng màu và sáng tạo nghệ thuật trên một tấm canvas.
- Theo https: //vanvi.com.vn//-