Tại sao tranh sơn mài lại có giá trị?

Sơn mài là một loại tranh có giá trị cao trong về cả vật chất lẫn tinh thần ở Việt Nam. Dưới đây là những lí do tại sao tranh sơn mài lại đắt đến vậy.

Sơn mài là một dạng tranh truyền thống của Việt Nam.

- Sơn được dùng từ nhựa cây độc hại được thu hoạch từ một loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á được gọi là Rhus succedanea (cây sơn).

- Nguyên liệu thô đắt tiền, những tác phẩm này đòi hỏi hàng tháng để hoàn thành.

Sơn mài là một loại tranh truyền thống của Việt Nam được chiết xuất từ nhựa cây độc hại, thu hoạch tại một vùng đất ở Việt Nam.

Một tác phẩm đòi hỏi nhiều tháng để sơn và mài để có thể hoàn thiện. Vậy, điều gì đã làm cho những bức tranh này trở nên đặc biệt? Và tại sao chúng lại đắt như vậy?

Một bức tranh sơn mài truyền thống được hoàn thiện là khi không nhìn thấy họa tiết phía dưới. Trong quá trình sáng tác, họa sĩ sẽ mài bề mặt sơn để các chi tiết dần dần lộ và rất nhiều họa sĩĩ thích cảm giác đó. Họa sĩ Phạm Chính Trung đã dành gần 50 năm để thành thạo sơn mài và biết rằng công việc này có mệt mỏi nhưng thành quả rất xứng đáng. Nó là một loại hình nghệ thuật có giá trị đáng kinh ngạc trong nền văn hóa Việt Nam, đòi hỏi cả thời gian, kỹ năng và những nguyên liệu tự nhiên cần thiết riêng để tạo ra một bức tranh. Quá trình làm sơn mài bắt đầu từ những khu rừng Việt Nam, nơi những người trồng rừng lấy nhựa từ một loại cây sáp độc hại có nguồn gốc từ Đông Nam Á được gọi là Rhus succedanea hay cây sơn. Người trồng rừng phải chặt hơn 400 cây để lấy từ 1 đến 1,5kg nhựa. Cây sơn sẽ trồng khoảng 3 năm mới có thể thu hoạch, sau đó thì sẽ thu hoạch từ 4 đến 5 năm. Để thu hoạch được nhựa cây, họ phải bắt đầu từ 4 giờ sáng, rạch trên vỏ cây, dùng vỏ trai để hứng nhựa. Khoảng từ 3 đến 4 tiếng sau họ sẽ đi lấy sơn.

son mai 1

Nguyễn Tư Nghiêm, Gióng, Sơn mài, 1990

Sau khi thu hoạch, sơn mài phải được loại bỏ hết tạp chất và trộn trong vài giờ trước khi sơn thích hợp. Một trong những đặc điểm cơ bản của sơn mài là độ sâu được tạo ra bằng cách sơn thêm nhiều lớp sơn và chà nhám lại. Những lớp này không phải lúc nào cũng nhìn thấy trong tác phẩm đã hoàn thành nhưng là điểm khác biệt của tranh sơn mài với các phong cách tranh thông thường khác. Với chất liệu sơn dầu, các họa sĩ vẽ từ sau ra trước, vẽ phong cảnh trước và các chi tiết sau. Quy trình làm tranh sơn mài thì ngược lại.

Họa sĩ trộn các thành phần tự nhiên để tạo ra màu sắc, như vỏ trứng để tạo ra màu trắng hoặc chu sa, một loại quặng độc hại, để tạo ra màu đỏ. Trong một số trường hợp, những người họa sĩ thêm những chiếc lá bạc, đôi khi thậm chí là vàng, để tạo ra vẻ sáng bóng nhẹ nhàng. Những chất này có thể là một trong những phần đắt nhất của sơn mài.

Gốc của thần sa, chu sa là gốc thủy ngân. Cho nên một lạng của nó để ra tay chỉ nhỏ như một quả trứng cút nhưng mà cầm rất nặng. Và giá của nó khá cao so với các nguyên liệu khác. Mặc dù nguyên liệu thô của bức tranh có thể đắt hơn nhiều so với dòng tranh khác, nhưng kỹ thuật và câu chuyện của người nghệ sĩ mới là thứ tạo nên giá trị. Cùng với lòng kiên nhẫn mỗi tác phẩm đều độc đáo và khó đoán. Đó là bởi vì các họa sĩ không bao giờ có thể chắc chắn về cách các lớp sơn sẽ ra sao sau quá trình mài. Điều này có thể làm tăng giá trị của tác phẩm hoặc buộc người họa sĩ phải bắt đầu lại từ đầu. Các họa sĩ sơn mài truyền thống có kỹ thuật vững vàng, kỹ năng phác thảo tốt, thì họ nắm chắc khi 80% sự thành công của tác phẩm, 20% còn lại là dành cho may rủi. 

Họa sĩ phải thật cẩn thận để từng lớp sơn được khô hoàn toàn trước khi mài. Nếu không, màu sắc hoặc chi tiết có thể bị hỏng. Chính vì không có thời gian nhất định để một lớp sơn khô, vì nó phần lớn phụ thuộc vào thời tiết ngày hôm đó.

son mai 3

Tác phẩm sơn mài của họa sĩ Đặng Tin Tưởng

son mai 4

Tác phẩm "Chùa Thầy". Tranh: NGÔ THÀNH NHÂN

son mai 1

Một tác phẩm sơn mài hoàn thiện của họa sĩ Vũ Văn Tịch - "Hoa rong giềng"

Sau nhiều tuần làm việc, các miếng sơn được đánh bóng bằng bột than, tạo nên bề mặt nhẵn và độ sáng bóng lâu dài. Các họa sĩ đã sử dụng sơn mài để tạo ra lớp sơn bóng trong hàng nghìn năm. Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của nó là đồ sơn mài Nhật Bản - đồ trang trí của đồ nội thất, hộp trang trí và đồ dùng nhà bếp. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, các họa sĩ Việt Nam đã phát triển niềm yêu thích tranh sơn mài và tạo ra một phong cách riêng cho thế giới. Với quá trình này vừa tốn kém vừa gian khổ nhưng lại đem lại kết quả rất ấn tượng. Và đó là lý do tại sao Họa sĩ Phạm Chính Trung tin rằng tương lai của truyền thống này sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm thêm nhiều nghệ sĩ sẵn sàng học hỏi nó.

Họa sĩ Phạm Chính Trung cho biết: “Để mà duy trì sơn mài thì chỉ dựa vào mấy người nghệ sĩ mà đam mê cái nghề này thì không được, không giữ được. Mà vấn đề là phải phát triển. Cứ đợi truyền thống nó mất rồi mới lại đi tìm chỗ nọ chỗ kia để phục hồi lại, làm sao có được? Đúng không? Một khi đã mất rồi thì nó đứt đoạn rồi.”

- Theo https: vanvi.com.vn -

0976984729