Các trường phái nhiếp ảnh

1. Nhiếp ảnh ý niệm:

Có cội nguồn từ nghệ thuật ý niệm (conceptual art) nhiếp ảnh chú trọng biểu hiện ý tưởng, triết lý, minh triết, ngụ ngôn v.v… Mục đích của bức ảnh ý niệm là truyền tải một thông điệp có tính triết lý tính tư tưởng tới người xem. Khi làm ảnh “ý niệm”, để nhấn mạnh và biểu hiện thông điệp cho mạnh và mạch lạc, cần có sự can thiệp của những kỹ thuật xử lý hậu kỳ hoặc phải sắp đặt rất kỹ trước khi bấm máy. Và buộc phải có ý tưởng trước hết, sau đó dùng mọi cách mọi phương tiện để thể hiện phối hợp với nhiếp ảnh cho kết quả qua cấu trúc hình thức của tấm ảnh. Đây là hai lý do khiến người xem thấy những bức ảnh ý niệm thường không có kết quả thuần túy chỉ từ khoảnh khắc bấm máy. Kết quả cuối cùng của ảnh ý niệm là sau khi kết thúc quá trình xử lý kỹ thuật hậu kỳ, hoặc sau khi sắp đặt rất kỹ mới bấm máy.

Thẩm mỹ và tư tưởng của ảnh ý niệm luôn ẩn ý tưởng tác giả sau hình thức tấm ảnh. Tuy nhiên người thưởng thức có thể thấy từ tấm ảnh đó ý tưởng khác với tác giả bởi tiềm thức văn hóa của riêng họ. Nghệ sỹ nhiếp ảnh ý niệm có thể coi như một họa sỹ siêu thực, chỉ khác ở chỗ nghệ sỹ nhiếp ảnh không phải cầm bút vẽ trực tiếp như họa sỹ trường phái siêu thực.

Có một điều quan trọng với nhiếp ảnh nghệ thuật, tuy đã tách riêng khỏi hội họa và phát triển rộng lớn toàn cầu, từ ảnh quảng cáo thương mại, ảnh nano đến ảnh các thiên hà xa thẳm trong vũ trụ, đều là công nghệ ảnh. Nhưng nhiếp ảnh nghệ thuật có hai cái chung với hội họa mà không thể riêng ra được đó là cùng đi tìm cái đẹp và cùng là nghệ thuật thị giác. Vậy nên với riêng các nhiếp ảnh gia nghệ thuật có tâm hồn riêng của nhiếp ảnh vẫn buộc phải có con mắt thẩm mỹ của hội họa.

nhiep anh 1

H8-144. Phác thảo ý tưởng và kết quả thực hiện của một tấm ảnh “ý niệm” của Ana Luisa Testa, với ý tưởng “Hy sinh là tạm thời, nhưng những thành tựu cuối cùng mãi mãi”.

Ảnh ý niệm luôn cho người xem thấy một ám chỉ khác ngoài hình thức nhìn thấy của tấm ảnh. Làm ảnh ý niệm không phải là mang máy ảnh đi săn tìm ảnh mà phải có ý tưởng trước đã, rồi sau đó đi tìm những gì phục vụ được cho biểu hiện ý tưởng qua một tấm ảnh cụ thể.

nhiep anh 2

H8-145. Ảnh ý niệm sinh ra từ ý tưởng trước khi bấm máy

Khi nhà nhiếp ảnh tìm và thể hiện ý tưởng bằng phác thảo vẽ tay, rõ ràng là nhà nhiếp ảnh cũng làm việc như một họa sỹ chỉ khác ở công cụ thể hiện tác phẩm. Như thế đương nhiên không thể vượt qua bước bố cục của tác phẩm.

Bằng trực giác cảm nhận những áp lực của hình thể (tín hiệu thị giác) lên võng mạc, người nghệ sỹ thị giác luôn buộc phải lựa chọn nghĩa là tính toán từ vô thức cách cân bằng thị giác mà có thể còn chưa kịp hiểu ra đó là “cân bằng thị giác”. Lựa chọn cân bằng thị giác chính là bố cục.

nhiep anh 3

H8-(146-147-149)

nhiep anh 4

H8-148. Doubt 8 (Nghi ngờ 8). Tác giả: Misha Gordin sinh năm 1946 tại Riga (Liên Xô cũ)

Tác phẩm Doubt 8 là một trong chuỗi 15 tác phẩm nổi tiếng “Doubt”, dịch ra tiếng Việt là “nghi ngờ”. Bức ảnh thể hiện một người cụt chân bị trói trong khung cảnh hoang vắng nhưng ý tưởng của tác giả là chụp chân dung của “nghi ngờ”. Nghi ngờ là tự dằn vặt tự đau khổ tự hành hạ bản thân của một cá nhân không bao giờ nguôi nếu “nghi ngờ” không tan biến hết. Nhiếp ảnh gia Misha Gosdin là một tác giả nổi tiếng hàng đầu trên thế giới về sáng tác ảnh “ý niệm”.

Một số thể loại như nhiếp ảnh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, ảnh quảng cáo thương mại đều dễ dàng xác định thể loại nhưng có thể loại nhiếp ảnh trừu tượng hơn như nhiếp ảnh ý niệm, nó có thể có vẻ mơ hồ và thậm chí gây nhầm lẫn, đặc biệt là cho người mới bắt đầu nhập môn nhiếp ảnh. Người xem ảnh ý niệm thường thắc mắc cái này sao lại thế, có xác thực không, và đọc tiêu đề của bức ảnh, so sánh với hình để đi tìm ý tưởng của tác giả.

Một tấm ảnh có thể gọi là “ý niệm” nếu ảnh đó đang được sử dụng để minh họa cho ý tưởng cụ thể. Bức ảnh không chỉ chụp một cảnh đẹp hoặc thú vị mà nó còn chứa những ẩn dụ giúp người xem hình dung ra “ý niệm” ở sau hình thức của bức ảnh đó. Đôi khi có thể “khám phá” một ý tưởng sau khi chụp một bức ảnh nhưng các nhiếp ảnh gia ý niệm thường có những ý tưởng trong tâm trí trước khi chụp. Thách thức của công việc với nhiếp ảnh gia ý niệm là làm sao truyền đạt những ý tưởng thành công trong thực tế.

nhiep anh 6

H8-150. Ảnh mấy quả táo được sử dụng cho một bức ảnh chụp “tâm trạng buồn trong nội tâm kẻ cô đơn” dù vẻ ngoài tươi tắn

nhiep anh 7

H8-151. Lịch đánh dấu từng ngày tới tự do (nhật ký trong vỏ trứng). Nhiếp ảnh gia: Austin Gartman

nhiep anh 8

H8-152. Sứ giá hiện đại. Nhiếp ảnh gia Alin Petrus

nhiep anh 9

H8-153. Chuyến bay giá rẻ (Cheap Flight) – Người xem sẽ nghĩ ngay tới sự an toàn và âu lo

nhiep anh 10

H8-154. “Cái nhìn sáo rỗng” (Bunkly Vision). Irving Penn

Ảnh chụp ở quầy rượu, một cô gái đang được nam nhân châm thuốc.

Cũng hình ảnh đó khi được nhìn qua lăng kính vỏ chai, đã cho hình ảnh khác với thực tế. Một thiên thần trong sáng có đôi cánh trên vai. Ảnh ý niệm, cũng có người gọi là ảnh “khái niệm” luôn cho cái cảm khác với hình thức 2D hiện trên ảnh. Bức ảnh “Cái nhìn sáo rỗng” của Irving Penn đã chụp một thứ trừu tượng vô hình, đó là “cách nhìn” chứ không phải chụp cái chai hay cô gái hút thuốc ở bar rượu.

nhiep anh 11

H8-155. Bức chân dung góc

Cho tạp chí Vogue New York; 1948. Tác giả Irving Penn (Mỹ, 1917 – 2009). Qua bức ảnh tác giả chụp môi trường hoạt động của nghệ sỹ là góc hẹp bức bối.

Dù người nhìn không hiểu thế nào là ảnh ý niệm dù nghĩ rằng H8-155 là ảnh chụp chân dung nghệ sỹ vĩ cầm thì ngay sau đó nhận ra không gian cho nghệ sỹ bị hẹp quá mức, cảm nhận được sức ép căng thẳng của góc hẹp. Đúng là vậy vì Irving Penn không chụp chân dung nghệ sỹ mà là chụp môi trường tồn tại của nghệ sỹ.

2. Nhiếp ảnh Kinetic, nhiếp ảnh động lực hay nhiếp ảnh giả động

a. Kinetic Arst là gì?

Kinetic là một từ tiếng Anh có nhiều nghĩa. Kinetic Arts bao gồm mọi tạo hình và design có gắn với yếu tố chuyển động. Điêu khắc kinetic, một trường phái nghệ thuật mới ở phương Tây, như muốn đưa cả thụ cảm chiều thời gian vào cái bất động cố hữu của nền điêu khắc truyền thống với hình khối tĩnh ba chiều. Trước kia có quan niệm coi thời gian là chiều thứ tư của không gian. Ngày nay hầu như ai cũng hiểu thời gian chỉ là một cách, một biểu hiện khác của không gian và cả thời gian và không gian được gọi gộp lại là: “không – thời gian”. Kinetic Arts là nghệ thuật design có chuyển động vật lý hoặc không có chuyển động vật lý nhưng tạo ra cảm thụ chuyển động ảo trên cấu trúc điêu khắc hai hoặc ba chiều.

Ban đầu những chuyển động kinetic thường thấy trong đồ chơi trẻ em như ngựa gỗ và các vòng đu quay hay vòng đồ chơi, các loại chong chóng, diều, trâu lá đa, trống bỏi v.v.. Việt Nam đã có nghệ thuật kientic từ lâu với truyền thống điêu khắc đình chùa. Những pho tượng kientic như tượng phật nhiều tay và tượng vũ điệu Thần Siva của người Chăm đều là Kinetic Arts.

Nhiếp ảnh Kinetic dịch ra tiếng Việt có hai tên gọi khác nhau và là những ảnh chụp cho người xem thấy được thời gian một chuyển động trong không gian tác động từ động tác ban đầu đến động tác cuối cùng. Người xem có cảm giác thú vị vì thấy được thời gian trong ảnh tĩnh hai chiều. Ảnh kinetic vẫn là tấm ảnh hai chiều thông thường. Người nghệ sỹ đã dùng nhiều thủ pháp khác nhau khi bấm máy và sau khi bấm máy, để tạo cảm thụ có thời gian chuyển động trong bức ảnh. Và cũng vì thế mà ảnh kinetic còn được gọi là ảnh “giả động”.

Làm quen với khái niệm Kinetic được biểu hiện ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau:

Các minh họa dưới đây là hình ảnh một số đồ chơi trẻ em phổ biến ở Việt Nam. Những đồ chơi này đều có công năng chuyển động gần gúi với loại hình Kinetic Arts.

nhiep anh 12

nhiep anh 13

H8-160. Trâu lá đa. Một trò chơi dân gian của trẻ em. Từ A đến D là các bước làm. Khi chơi thì kéo sợi dây màu vàng cho đầu trâu cử động

Nghệ thuật Kinetic không có gì mới mẻ vì yếu tố chuyển động trong nhiều ngành nghệ thuật vốn có từ lâu đời ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nghệ thuật Kinetic tuy có cỗi rễ sâu xa lâu đời, nhưng ngày nay khi chiêm ngưỡng những tác phẩm Kinetic hiện đại cũng thấy mở rộng tâm hồn và trí tuệ.

nhiep anh 14

H8-161. Phù điêu mô tả điệu múa vận hành vũ trụ của thần Siva (bảo tàng Chăm Đà Nẵng)

nhiep anh 15

H8-162. Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, ở chùa Pháp Vân

nhiep anh 16

H8-163. Cận cảnh Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn tại chùa Bút Tháp tạc vào thế kỷ 17

Các biểu hiện của Kinetic trong điêu khắc, trong hội họa và trong design:

nhiep anh 17

H8-164. Bước nhảy. Từng động tác được thể hiện bằng hình khối tạo ra cảm thụ thời gian. Tác giả Zang Zi Won.

nhiep anh 18

H8-165. Tác phẩm Điêu khắc Kinetic của Zang Zi Won

nhiep anh 19

H8-166. Xuống bậc thang. Điêu khắc Kinetic của Zang Zi Won

Bố cục của điêu khắc Kinetic không thuần túy chỉ là hình khối mà là chuyển động của hình khối trong không gian. Vì tính chất đặc thù đó mà những hình khối điêu khắc Kinetic luôn có nhịp điệu tự thân trong một nhịp chuyển động của thời gian và vẫn là thiết kế bố cục với nguyên lý cân bằng tín hiệu thị giác trong các chiều không gian 3D.

Kinetic Arts hiện diện ở nhiều lĩnh vực. Từ đồ họa, hội họa, điêu khắc, tạo dáng công nghiệp, khí động học, nhiếp ảnh. Xem minh họa H8-125 so sánh với H8-167. Khỏa thân xuống cầu thang (1912). Marcel Duchamp. Cùng chung một đề tài, cùng là Kinetic Arts nhưng hai cách biểu hiện của điêu khắc và hội họa rất khác nhau. Cũng đề tài xuống cầu thang đó nếu với nhiếp ảnh lại khác nữa. Mỗi ngành nghệ thuật đều có một giá trị thẩm mỹ riêng. Nhiều tác phẩm Kinetic điêu khắc trừu tượng có chuyển động cơ học đẹp trang trí không gian sân vườn và công viên. Có nhiều tác phẩm Kinetic được thiết kế chuyển động kỳ lạ lắp đặt kèm ánh sáng màu và âm nhạc cho chuyển động.

nhiep anh 20

H8-167. Khỏa thân xuống cầu thang. Marcel Duchamp

Những tác phẩm điêu khắc Kinetic của nghệ sỹ thị giác người Mỹ Anthony Howe (1954):

nhiep anh 21

H8-171. Tác phẩm điêu khắc gió bằng thép không gỉ
Kinetic Arts. 2-2016. Tác giả Anthony Howe (1954). Hoa Kỳ
Cơ sở đúc bằng thép không gỉ tại Walla

Nghệ sỹ thị giác Anthony Howe sáng tác nhiều những tác phẩm điêu khắc chuyển động bằng sức gió. Mặt nạ ghép bằng những mảng đồng lá có bản lề chuyển động được khi có gió đã làm cho mặt nạ sinh động như đang đối thoại đang cử động các cơ mặt với thiên nhiên. Công trình Kinetic của Howe được dùng trang trí cảnh quan thuần túy làm đẹp không gian và ca ngợi cái đẹp từ trí tuệ hòa hợp với thiên nhiên mà không mô phỏng từ thiên nhiên.

nhiep anh 22

H8-172. Phác thảo tượng đài Kinetic Arts Vietnam của Hong Hoang

nhiep anh 23

H8-173. Tượng Kinetic trang trí công viên. Tác giả Anthony Howe

Điêu khắc gia Alexander Calder (1898-1976) là một tác giả tiên phong của “điêu khắc động lực học” hiện đại. Ông là nghệ sỹ điêu khắc người Mỹ và là nghệ sỹ nổi tiếng nhất trong việc phát minh ra các tác phẩm điêu khắc chuyển động.

nhiep anh 24

H8-174. Alexander Calder

nhiep anh 25

H8-175. Alexander Calder (1898-1976)

Biểu hiện của chuyển động trong nhiếp ảnh hay kinetic trong nhiếp ảnh:

Cho dù là nhiếp ảnh ý niệm hay nhiếp ảnh Kinetic thì đều không thể chấp nhận bố cục méo lệch, rối loạn sáng tối, rối loạn màu sắc. Những yếu tố thuộc về cái đẹp thị giác là không thể thiếu khi sáng tạo ảnh nghệ thuật.

nhiep anh 26

H8-176. “Vũ Bale” của Kang Seon Jun. Đã đành bức ảnh thuộc trường phái “nhiếp ảnh kinetic”, nhưng là thủ pháp bố cục cân bằng chính tâm. Một trong những nguyên lý chung về thẩm mỹ của “bố cục thị giác”.

Đối với cái đẹp, người nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng phải săn tìm như mọi nghệ sỹ thị giác khác. Nhiều lĩnh vực của công nghệ chụp ảnh là riêng biệt với hội họa nhưng với nhiếp ảnh nghệ thuật thì điều đó không thể. Có thể xem nhà nhiếp ảnh nghệ thuật như một họa sỹ vẽ bằng máy ảnh. Cả hai đều là nghệ sỹ thị giác.

Nghệ thuật Kinetic của Visual Artist Charlie Naebeck chụp với chủ đề “vũ công và đường phố”.

nhiep anh 27

H8-177. Các mảng sáng tạo thành “cân bằng qua tâm”

nhiep anh 28

H8-178. Các mảng sẫm đen tạo thành “cân bằng bao tâm”

nhiep anh 29

H8-179. “Vũ công trên đường phố”. Charlie Naebeck

Hai hình nhỏ bên lề đã tách hệ cân bằng vùng sáng và hệ cân bằng mảng đậm riêng. Cả hai hệ cân bằng vùng sáng và cân bằng vùng tối đã lồng vào nhau trong bố cục này.

nhiep anh 30

H8-180. “Vũ công”. Charlie Naebeck.

Ảnh này ở thế cân bằng chính tâm. Tín hiệu thị giác mạnh tập trung giữa ảnh

Qua hàng loạt những minh họa và dẫn chứng về yếu tố chuyển động của nhiếp ảnh kinetic, người xem không còn khó hiểu nữa, đã cảm thấy được thời gian qua hình ảnh nối tiếp nhau liên tục của chuyển động. Kỹ thuật làm ảnh kinetic có khác nhau nhưng hầu như đều dùng thủ pháp phơi sáng nhiều lần trên một tấm phim. Có người để máy ảnh cố định trên chân máy, có người cầm máy trên tay và chuyển động theo mẫu, chụp nhiều lần trên một tấm phin hoặc chồng nhiều tấm phim khi rửa ảnh trong buồng tối.

Nhiếp ảnh kinetic đã làm cho tấm ảnh không chỉ là khoảnh khắc tĩnh của tích tắm bấm máy mà còn cho người xem một ảo giác như cảm nhận được một khoảng thời gian đang trôi trên tấm ảnh. Ngoài không gian ba chiều ảo trên bề mặt hai chiều của tờ giấy ảnh, tấm ảnh kinetic còn muốn ảo thêm cả thời gian của chuyển động. Cũng nên biết thêm là trong nghệ thuật nhiếp ảnh, với một tay máy tầm cỡ có thể chụp ảnh kinetic với một cú bấm máy. Xem ảnh H8-139, cảm thấy được chuyển động quay của tóc và những vệt nước.

Người xem ảnh kinetic có được cảm thụ gần sát thực với chuyển động thật trên nền tĩnh của tấm ảnh, chứ không phải xem chuyển động của một video. Để nhấn mạnh vẻ đẹp thị giác nhiều trường hợp video phải quay cho hình chuyển động thật chậm tương tự như xem ảnh nghệ thuật kinetic.

Các bộ môn nghệ thuật khi đã xuất hiện đều có thể làm rõ nhau, tôn vinh nhau nhưng không thể thay thế cho nhau.

nhiep anh 31

H8-181. Sơ đồ phân bố tín hiệu thị giác cho thấy đây là bố cục “cân bằng qua tâm”

nhiep anh 32

H8-182. Cân bằng qua tâm

nhiep anh 33

H8-183. Ảnh kinetic với một cú bấm máy

nhiep anh 34

H8-184. Cân bằng chính tâm

nhiep anh 35

H8-185. Phân tách vùng tín hiệu thị giác tập trung ở chính giữa. Đây là bố cục theo nguyên lý “cân bằng chính tâm”.

nhiep anh 36

H8-186. Cân bằng chính tâm

nhiep anh 37

H8-187. Cân bằng chính tâm và bao tâm

nhiep anh 38

H8-188. Cân bằng chính tâm

nhiep anh 39

H8-189. Cân bằng chính tâm

3. Nhiếp ảnh kinetic trừu tượng:

Công nghệ và các kỹ năng thao tác kỹ thuật nhiếp ảnh tạo ra hình thức của nghệ thuật nhiếp ảnh Kinetic. Vẻ đẹp Kinetic có ở mọi chuyển động, không nhất thiết phải là chuyển động của các vũ công. Một bức ảnh cho hiệu quả Kinetic có thể xuất ra từ máy ảnh có tốc độ chụp cực nhanh, có thể chụp được cú lắc rũ nước của một con chó ướt lông với vô vàn giọt nước long lanh bắn ra như còn rõ cả đường bay của các giọt nước đang văng ra. Cũng có thể là kỹ thuật kéo dài thời lượng phơi sáng, thay đổi tiêu cự cho từng cú bấm máy, lia máy với hỗ trợ của đèn flash… kết quả cuối cùng phụ thuộc cách lựa chọn cái đẹp của con người.

Với ảnh kinetic trừu tượng có thể nói các nhiếp ảnh gia đang sáng tác nghệ thuật trừu tượng bằng máy ảnh và ảnh nghệ thuật luôn được thẩm định cái đẹp bằng tiêu chí lớn của nghệ thuật hội họa.

Khái niệm trừu tượng: Thuật ngữ trừu tượng với nghệ thuật thị giác chỉ là quy ước về một trường phái không thao tác mô tả, mô phỏng hiện thực thiên nhiên, con người và đồ vật. Nghệ thuật trừu tượng là tên gọi một trường phái kiến tạo thẩm mỹ từ những yếu tố hình thể cơ bản của nghệ thuật design còn gọi là “hình phi hình” như: điểm – nét – mảng – hình khối – màu sắc – chuyển động – ánh sáng và âm thanh. Quy ước chung của nghệ thuật thị giác thống nhất như vậy về thể loại hội họa trừu tượng, mặc dù vẫn biết các yếu tố cơ bản của design chưa phải là trừu tượng tuyệt đối.

Ý nghĩa tuyệt đối đúng của cụm từ trừu tượng thì đấy là một thứ con người nắm bắt rất cụ thể mà không biểu hiện được bằng vật chất, là thứ không có một hình thức nhìn thấy được bằng thị giác không nhìn thấy được cả bằng hình ảnh ký ức.

Trừu tượng chính là tư duy. Như thế, trong thực tế chỉ có những logic toán học và những gì tương tự như những định tín của tôn giáo hay triết học mới đúng nghĩa để được gọi là trừu tượng. Suy ra bất kỳ những hình thể nào biểu hiện ra được bằng nghệ thuật thị giác, kể cả nhìn bằng ký ức đều chưa phải là trừu tượng tuyệt đối, nghĩa là mọi trạng thái “cấu trúc hình thức” đều không phải là trừu tượng nên khái niệm trừu tượng trong nghệ thuật thị giác chỉ là một quy ước riêng như đã trình bày.

nhiep anh 40

H8-190. Ảnh trừu tượng kinetics

nhiep anh 42

H8-191. Sơ đồ vùng tập trung tín hiệu thị giác của minh họa H8-191. Tín hiệu thị giác mạnh ở chính tâm. Đây là bố cục “cân bằng chính tâm”.

nhiep anh 41

H8-192. Ảnh trừu tượng

Nhiếp ảnh kinetic trừu tượng là những hình chụp chỉ còn hình thức của các yếu tố cơ bản như: mảng, nét, điểm, chuyển động, ánh sáng, màu sắc. Không còn thấy hình con vật hay hình con người cụ thể nữa. Quyết định chuẩn mực cho cái đẹp vẫn là cộng đồng các họa sỹ và giới tinh hoa am hiểu hội họa, tức là con người quyết định thành quả thẩm mỹ của kỹ thuật và công nghệ.

nhiep anh 43

H8-193. Bố cục cân bằng chính tâm

nhiep anh 44

H8-194. Bố cục cân bằng chính tâm

nhiep anh 95

H8-195. Bố cục cân bằng chính tâm

* Nhiếp ảnh “trừu tượng” và “bán trừu tượng”: Nếu trường phái nhiếp ảnh kinetic có quan niệm phải tạo ra ảo giác về chuyển động và thời gian của chuyển động cho người thưởng ngoạn bức ảnh thì trường phái nhiếp ảnh trừu tượng lại không chụp những bức ảnh có hình ảnh mô tả thực cụ thể thuộc mọi sinh hoạt và nhận thức hiện thực của con người.

Nhiếp ảnh trừu tượng có tôn chỉ như hội họa trừu tượng chỉ khác nhau ở công cụ, phương tiện thao tác nghề nghiệp. Tác phẩm hội họa trừu tượng của họa sỹ là vẽ bằng tay hoặc in ấn bằng những máy in chuyên nghiệp.

Nhiếp ảnh trừu tượng làm tác phẩm bằng các loại máy chụp ảnh, công nghệ làm ảnh. Vì sự tương đồng của trường phái nhiếp ảnh trừu tượng với hội họa trừu tượng nên có thể xem những tác phẩm hội họa trừu tượng để hiểu trường phái nhiếp ảnh trừu tượng.

nhiep anh 46

H8-196. Bảng màu - Tác phẩm trừu tượng biểu hiện của Trần Xuân Anh

nhiep anh 47

H8-197. Tác phẩm trừu tượng hình học không đề của Pe Mondryan

nhiep anh 48

H8-198. Không đề. Tác phẩm trừu tượng trữ tình của Kandinsky

nhiep anh 49

H8-199. Áo phối màu theo phong cách “trừu tượng hình học” của Pie Mondryan

Những tác phẩm minh họa về hội họa trừu tượng đã cho thấy những hình vẽ trên tranh không là hình thể hiện thực nào cả. Như vậy bức ảnh trừu tượng cũng sẽ có hình thức không chụp ảnh cụ thể hình ảnh hiện thực của đồ vật hay sinh vật hiện thực. Các minh họa H8-(197-198-199) đều là những hình thể trừu tượng.

Mặc dù đã là chụp ảnh thì ống kính máy ảnh phải hướng về đối tượng có thật mà bấm máy. Nhưng những hình ảnh trên tấm ảnh trừu tượng cũng cho kết quả như tranh trừu tượng vẽ bằng tay. Ảnh trừu tượng được hình thành bởi cái nhìn của nhà nhiếp ảnh có thẩm mỹ về cái đẹp của họa sỹ trừu tượng vẽ bằng máy ảnh. Chụp ảnh trừu tượng hoàn toàn không dễ vì tâm lý của người chụp ảnh luôn là chụp một sự vật hiện thực nên cái đẹp của hình thể không hiện thực dễ bị nhà nhiếp ảnh bỏ qua.

Những bức ảnh chụp cho cảm thụ trừu tượng:

nhiep anh 50

H8-200. Ảnh chụp một góc vòm và cột của nhà nhiếp ảnh Lee Netherton đã cho thẩm mỹ của một bức tranh trừu tượng

nhiep anh 51

H8-201. Ảnh trừu tượng

nhiep anh 52

H8-202. Bức ảnh chụp những mặt cắt của những khúc gỗ của nhà nhiếp ảnh đã cho cảm thụ như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng.

Nhiếp ảnh “bán trừu tượng”: Ảnh chụp “bán trừu tượng” được nhiều người ưa chuộng hơn vì ngoài hình ảnh trừu tượng hoàn toàn trên bức ảnh vẫn dễ nhận ra có một phần của hình ảnh hiện thực.

nhiep anh 53

H8-203. Đồng đội.

Thoạt nhìn cảm thấy như một nhóm người, đúng như tiêu đề “Đồng đội” nhưng nhìn kỹ và lâu hơn sẽ nhận ra những chiếc răng lược chải tóc được chụp cận cảnh, ngược sáng (Ảnh của Hồng Hoang).

Như hình minh họa H8-203 vậy với ảnh bán trừu tượng hay trừu tượng hoàn toàn thì chỉ là cái cớ gợi lên cảm xúc của nhà nhiếp ảnh.

nhiep anh 54

H8-204. “Double exposure – human nature” graphic design & photography by Simon Hart

nhiep anh 55

H8-205.  Giấc mơ ban ngày - Nhiếp ảnh gia Erkin Demir – Thổ Nhĩ Kỳ

Hai tác phẩm nhiếp ảnh H8-204 và H8-205 cũng chưa thật đúng với khái niệm trừu tượng như ở hội họa. Hai bức ảnh này có biểu hiện cả tính chất của trường phái nghệ thuật siêu thực.  Riêng trong nhiếp ảnh những ảnh như thế đều xem là thuộc trường phái “trừu tượng”.

>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 1)

>>> Buồng tối trong nhiếp ảnh

>>> Bố cục phá cách trong nhiếp ảnh

0976984729