Kích cỡ tỷ lệ của hình thể

 

1. Kích cỡ (Size): Là khái niệm có tính tương đối và đa nghĩa. Nó không chỉ cho thấy khuôn khổ một hình mà còn đề cập sự so sánh về độ lớn các hình dạng (figure) hoặc các hình thể (form) có chung một số tính chất với nhau.

Kích cỡ cho phép người xem hiểu thêm về các đặc tính như: tỷ lệ, kích thước, độ dài rộng, khoảng cách của một hình nào đó trong tương quan bố cục chung. Việc sử dụng các kiểu kích cỡ khác nhau trong một hợp nhóm các hình thể, hình dạng thông qua các thủ pháp: tương phản, biến đổi dần, chuyển dạng… góp phần làm chặt chẽ và dễ đạt được tính thống nhất cho việc hợp nhóm các hình thể.

Hình 2.21 là các ví dụ về cách biến đổi kích cỡ của một hình dạng trong bố cục chung.

kich co ty le 1

Hình 2.21: Sự khác biệt về kích cỡ

a. Chữ cái “M” được phóng to nhấn mạnh vào âm tiết này. Hình dạng các tín hiệu thị giác khác nhau, kích cỡ khác nhau.

b. Các quả mít tương phản về kích cỡ. Kích cỡ tương phản, các hình dạng lại tương tự nhau.

c. Sự tương phản về kích cỡ của hai chiếc cốc. Biến đổi về kích cỡ, không biến đổi hình dạng.

d. Hai con bọ cánh cứng tương phản về kích cỡ. Thay đổi kích cỡ, không thay đổi hình dạng.

2. Tỷ lệ tương quan (Scale): Nói đến mối tương quan về mặt kích thước của một hình dạng một hình thể nào đó với một hình dạng, hình thể khác đã biết trước đó. Có hai cách hiểu và xác định tỷ lệ tương quan:

a. Thông qua phép tính toán. Ví dụ, bản vẽ mặt bằng A có tỷ lệ 1/100 tức kích thước thật trong thực tế gấp 100 lần so với kích thước thật trên bản vẽ.

b. Thông qua một hình thể đã biết để hình dung so sánh kích thước thật của sự vật. Ví dụ, mô hình con vịt lớn hơn con vịt thật 15 lần.

Trong nghệ thuật tạo hình, việc thay đổi tỷ lệ một vật thể đã quen biết có thể mang lại cho tác phẩm nghệ thuật hiệu quả thị giác bất ngờ, góp phần tạo nên ngữ nghĩa khác lạ cho tác phẩm.

Hình 2.22 là các ví dụ về cách sử dụng tỷ lệ tương quan trong nghệ thuật hội họa, kiến trúc và điêu khắc có tính bất thường đã tạo cho người xem cảm giác lạ lùng, choáng ngợp.

kich co ty le 2

kich co ty le 3

kich co ty le 4

Hình 2.22: Sự biến đổi tỷ lệ tương quan trong tạo hình

a. René Magritte. Personal Value (1952). Sơn dầu (80 x 100cm). Người xem không nhận thức được kích thước các đồ vật. Những kích cỡ quen thuộc và tỷ lệ tương quan giữa chúng bị phá vỡ. Chúng ta không biết rõ liệu cái lược, cái cốc, que diêm phá vỡ vẻ hài hòa tương quan hay do cái giường ngắn lại. Trong trường hợp này, ta đã không tin vào sự trải nghiệm về kích thước các sự vật. Chúng làm người xem bối rối.

b. Claes Oldeburg. Spoonbrige&cherry. Thép không gỉ, nhôm (dài 15,7m, cao 9m), 2009. Minnesota – Mỹ; cái thìa và quả cherry được phóng to nhiều lần. Người xem liên tưởng tới cây cầu và quả bóng bay.

c. Louise Joséphine Bourgeois. Maman. Đúc đồng. Bilbao – Tây Ban Nha. Tác phẩm được đặt bên ngoài bảo tàng Guggenheim ở Bilbao – Tây Ban Nha. Hình dáng con nhện khổng lồ có bọc trứng tương hợp với kiến trúc bảo tàng.

d. Đền Karmak, kiến trúc Ai Cập cổ đại. Kích thước đồ sộ của các hàng cột san sát cùng các hoa văn của nó có thể bị nhìn nhận nhỏ đi nếu không có người đứng bên. Khi cạnh những vật, những khối khổng lồ có vóc dáng con người thì vẻ kỳ vĩ mới lộ rõ.

3. Tỷ lệ: Theo Euclid, tỷ lệ (ratio) ám chỉ đến sự so sánh giữa hai sự vật tương đương. Tỷ lệ nói chung được biểu hiện như những phân số a/b hay a:b. Còn tỷ lệ cân xứng (proportion) ám chỉ đến tính ổn định, cân bằng của những tỷ lệ (ratio). Vì vậy kèm theo bất cứ một hệ thống tỷ lệ cân xứng nào cũng là một tỷ lệ đặc trưng – một tỷ lệ (ratio) mang tính thẩm mỹ.

- Tỷ lệ cân xứng (proportion) nói đến phép so sánh, cụ thể là sự liên hệ hợp lý, mối tương hợp hài hòa giữa các phần khác nhau trong một hình thể hay giữa một hình thể với các hình thể khác trong tổng thể chung, chúng biểu thị “vẻ đẹp”. Tỷ lệ cân xứng được coi là thuộc tính tự thân cần đặc biệt lưu ý của một hình dạng (figure) một hình thể (form) trong phép tạo hình. Người ta thường dùng tỷ số giữa các phần, giữa các kích thước của một hình dạng, hình thể nào đó để xét đến tính ổn định và sự cân bằng thị giác của bản thân nó.

Có thể phân ra ba cách thức xem xét và ứng dụng tỷ lệ cân xứng: hình học, đại số và điều hòa. Hệ hình học dựa trên các phép dựng hình học, lấy các hình cơ bản (vuông, chữ nhật, tam giác…) làm cơ sở. Hệ đại số hướng tiếp cận các hình theo kinh nghiệm, theo mẫu hình. Hệ điều hòa được xây dựng từ quy luật toán học trừu tượng. Việc tìm hiểu các tỷ lệ cân xứng như: hình chữ nhật có tỷ lệ các cạnh theo số căn (golden section); thiết diện vàng (robot rectangles); chuỗi số; tuyến điều hòa (regulating lien); modulor v.v…

kich co ty le 5

kich co ty le 6

Hình 2.23: Ví dụ về các nghiên cứu, ứng dụng tỷ lệ cân xứng

a. Dùng phương thức đại số để đo đạc tìm ra tỷ lệ hài hòa của con cá chép.

b. Hợp nhóm các hình chữ nhật có các cạnh dài theo quy luật chuỗi Fibonacci.

>>> Vẽ đầu người theo phương pháp xác định tỷ lệ

>>> Những yếu tố cơ bản của hình thể (Phần 1)

>>> Hình thể không gian trong thiết kế tạo hình

0976984729