Cảm nhận thị giác trong nhận thức thị giác

1. Cảm nhận thị giác:

Mắt có khả năng thu nạp thông tin ngoại biên lớn nhất, đa dạng nhất trong các giác quan.

Cảm nhận hình thể về mặt thị giác cần có sự hiện diện của ánh sáng để mắt phân biệt được tương phản giữa hình và nền.

Thông qua vật phát sáng hoặc được chiếu sáng, người xem thấy hình dáng, kích cỡ, màu sắc, chất liệu… và các chiều không gian của vật thể.

Sau khi mắt tiếp nhận hình ảnh, những chu trình thuộc thế hệ thần kinh dẫn thông tin tới trung tâm trí não, tại đây có sự phân loại và định dạng hình ảnh, liên hệ so sánh cực nhanh với tất cả những thông tin về những vật thể mà trước đó người quan sát đã gặp, đã tiếp xúc, đã nhận thức và đã có kinh nghiệm để hệ thống hóa thông tin mới nhận. Nếu thông tin về vật thể không giống những gì đã biết trước đó, người quan sát cần thêm thời gian xem xét lại để định dạng, gọi tên, miêu tả đối tượng.

Nói chung khi nhìn thấy một hình thể (form) thì đường viền (contour – outline) và hình dạng chung (shape) được cảm thụ, ghi nhận trước, sau đó đến các đặc tính nội tại như chất liệu, màu sắc, cấu trúc, kích cỡ, chiều hướng…

Sự thử nghiệm về thị giác cho thấy có sự khác nhau giữa mỗi cá nhân khi cảm nhận các hình và hình thể. Có sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn, về cảm nhận, suy nghĩ và đặc biệt việc luận giải những thông tin hình ảnh, ở đây kinh nghiệm giữ vai trò quan trọng.

Quá trình nhận thức hình ảnh còn phải kể tới sự khác biệt về văn hóa, giáo dục, môi trường học tập… Cùng một sự vật, một hình ảnh mỗi người có cảm nhận khác nhau do từ trước đã có sự tiếp thu thông tin khác nhau. Ngay cùng một cá nhân, sự cảm nhận về sự vật không phải lúc nào cũng giống nhau, điều này phụ thuộc vào tiến trình học hỏi, thử nghiệm. Sau đây ta sẽ nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến sự nhìn của mắt.

a. Lực thị giác:

Thí nghiệm về lực thị giác. Trước mắt ta có hai tờ giấy trắng A, B (hình 3.1a, 3.1b). Tờ A là tờ giấy trắng hoàn toàn. Tờ B có một tín hiệu thị giác là điểm tròn đen. Mắt chúng ta sẽ chú ý vào tờ giấy B, sự chú ý này tập trung vào điểm tròn đen. Còn tờ giấy A mắt ta như dàn trải đều trên diện tích, nó không hấp dẫn lâu. Thử nghiệm tiếp theo, nếu mở rộng trường nhìn của mắt bao trùm cả ba tờ A, B, C sẽ nhận thấy mắt tập trung nhiều vào tờ giấy (hình 3.1c), nơi có ba điểm đen ở góc. Như vậy xuất hiện sự khác nhau về mức độ tập trung tới đối tượng nào đó khi quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc, ta gọi đó là lực thị giác. Lực thị giác là khái niệm chỉ sự tập trung của mắt tới một hoặc một số đối tượng nào đó (hơn đối tượng khác trong không gian hai hay ba chiều).

thi giac 1

Hình 3.1. Minh họa thí nghiệm về lực thị giác

a. Khung hình không có tín hiệu thị giác, không tập trung thị giác.

b. Khung hình có tín hiệu thị giác, một chấm đen tròn, đã xuất hiện tập trung thị giác.

c. Khung hình có ba chấm đen tròn, xuất hiện tập trung thị giác nhiều hơn.

b. Trường lực thị giác:

Ví dụ có hai tờ giấy trắng A và B. Trên tờ giấy A đặt năm điểm đen sao cho khoảng cách giữa các điểm nhỏ hơn kích thước của chúng (hình 3.2a). Trên tờ giấy B, cũng các điểm đen này nhưng sắp đặt các khoảng cách giữa chúng lớn hơn nhiều so với kích thước mỗi điểm (hình 3.2b).

Nhận thấy các điểm đen trên tờ giấy A được nhóm lại như một tập hợp, chúng có vẻ gắn kết, dính, hút vào nhau. Còn tờ giấy B mỗi điểm đen được cảm thụ rời rạc, sự tập trung thị giác chuyển đi đổi lại tới từng điểm, các điểm không gắn kết với nhau.

Như vậy có một lực vô hình liên kết các điểm với nhau ở tờ A, đó chính là sự liên kết của các trường thị giác.

Kết luận: Khi tập trung quan sát một đối tượng thị giác, ngoài sự xuất hiện lực thị giác tập trung vào đối tượng đó còn xuất hiện lực thị giác tập trung vào đối tượng đó còn xuất hiện một trường lực thị giác xung quanh. Bán kính trường lực thị giác thường gấp đôi bán kính của hình quan sát (với điều kiện hình quan sát tương đối nhỏ). Khi có một đối tượng khác nằm trong vòng bán kính này chúng sẽ gắn kết lại với nhau. (Minh họa hình 3.2c).

Việc xuất hiện trường lực thị giác là một trong những khái niệm giải thích sự gắn kết các yếu tố tạo hình đơn lẻ lại với nhau. Đây là vấn đề đáng lưu tâm khi liên kết, chuyển tiếp, hoặc làm ngắt mạch các yếu tố thị giác khác nhau trong một bố cục tạo hình.

thi giac 2

Hình 3.2. Ví dụ về trường lực thị giác

a. Năm điểm đen đặt gần nhau như gawnskeets với nhau, do khoảng cách giữa chúng không lớn hơn nhiều so với kích thước của chúng.

b. Các điểm đen được bố trí xa nhau. Khoảng cách giữa chúng lớn hơn nhiều so với kích thước của mỗi điểm. Trường thị giác quanh mỗi điểm không đủ rộng để giao kết với trường thị giác bên cạnh. Bố cục có vẻ rời rạc.

c. Quanh một điểm đen quan sát xuất hiện một trường thị giác. Bán kính thường không lớn hơn hai lần kích thước điểm đen. Có hai trường thị giác giao nhau đã tạo ra sự gắn kết hai điểm đen.

* Bài tập thực hành - Lực và trường lực thị giác:

Mục đích của bài tập là nghiên cứu vai trò của lực và trường thị giác trong việc liên kết sự chuyển tiếp hay phân rã các hình đơn lẻ. Chọn một mẫu hình hay một chữ cái, một con số làm đơn vị gốc (không dùng nhiều loại hình dạng để tránh sự phức tạp và dị biệt). Làm ba phương án tổ hợp các đơn vị này, sao cho trong bố cục có khu vực hợp nhóm chặt chẽ các đơn vị, có khu vực các đơn vị bị phân rã rời rạc (chú ý khoảng cách giữa chúng). Cần có sự chuyển tiếp giữa các vùng mau, vùng thưa để tạo nên vẻ hài hòa chung của tổ hợp. Khi kết thúc công việc cần kiểm chứng lại sự tập trung thị giác (lực thị giác) ở mỗi vùng trong bố cục. Xem các ví dụ hình 3.3.

thi giac 3

thi giac 4

Hình 3.3. Hình vẽ thử nghiệm về sự tập trung thị giác ở mỗi khu vực trong một khuôn tranh

a. Phần trên phần dưới tách rời.

b. Phần trên và dưới tương đối gắn kết.

c. Cả ba phần tín hiệu đã có sự liên kết.

d. Phần trên và dưới có sự chuyển tiếp.

e. Phần trên và dưới được phân khu nhưng vẫn có một tín hiệu liên kết.

thi giac 5

Hình 3.3f. Hai phần co cụm dầy đặc và có vẻ tách rời

thi giac 6

Hình 3.3g-h-i. Phần trên và dưới có sự liên kết. Các tín hiệu thị giác ở mỗi phần được sắp xếp kiểu chồng xếp, đa hướng.

b. Cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng:

Ta làm ví dụ: lấy hai hình vuông cùng kích thước, ở trên đó sắp đặt một hình tròn đen ở giữa tâm và một hình tròn đen lệch khỏi tâm (hình 3.4). Tập trung quan sát hai hình tròn đen, nhận thấy hình tròn đen xuất hiện ở giữa trung tâm hình vuông như được gắn chặt vào mặt phẳng hình vuông, khi đặt lệch nó lại có xu hướng rời khỏi mặt phẳng chứa nó.

Nhận xét: Với cùng một hình thức, khi xuất hiện ở các vùng khác nhau trên diện phẳng các hình tròn đen sẽ cho cảm giác khác nhau về tính ổn định, sự liên kết giữa nó và mặt phẳng chứa nó. Như vậy rõ ràng có một cấu trúc ẩn nào đó đang chi phối sự nhìn của chúng ta. Cấu trúc này không đều ở mọi vị trí. Rudolf Arheim gọi là “Sơ đồ cấu trúc của một hình vuông” (hình 3.5a).

Hình vuông ở đây được nhìn sao cho các cạnh trùng với phương thẳng đứng và nằm ngang của người nhìn. Sơ đồ tuyến cấu trúc nhìn của hình vuông được xác định bởi:

- Hai trục thẳng đứng và nằm ngang đi qua tâm gọi là trục cấu trúc của hình vuông.

- Hai đường chéo.

- Bốn góc.

- Hình vuông nội tiếp.

- Tâm hình vuông.

Sơ đồ cấu trúc này biểu thị mức độ gắn kết các tín hiệu thị giác với mặt phẳng chứa chúng. Cũng có thể gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng. Theo sơ đồ, nếu tín hiệu thị giác nào nằm ở nơi càng nhiều giao thoa của tuyến cấu trúc nhìn thì nó càng có xu hướng ổn định hơn so với các tín hiệu khác (sơ đồ 3.5a).

thi giac 7

Hình 3.4. Thí nghiệm về sự “kết dính” của một hình với mặt phẳng chứa nó
(
a. Hình tròn đen có cảm giac gắn chặt vào diện vuông - b. Hình tròn đen có xu hướng “rơi” khỏi diện vuông)
Hình 3.5 (a. Sơ đồ cấu trúc một hình vuông - b. Ví dụ về độ ổn định của các tín hiệu thị giác trên mặt phẳng)

Hình 3.5b là ví dụ tập hợp các hình tròn đen có cùng kích cỡ. Ta thấy có các mức độ liên kết khác nhau của các hình tròn với mặt phẳng hình vuông chứa chúng. Hay nói cách khác, tính ổn định của mỗi hình tròn khác nhau. Lưu ý việc lấy ví dụ là hình tròn mục đích để các tín hiệu riêng lẻ là hình vô hướng không mang tính nổi trội, dị biệt. Cấu trúc ẩn của lực thị giác còn chỉ ra tính chiều hướng của các tín hiệu thị giác. Bất kỳ một tín hiệu thị giác nào bám dọc theo trục cấu trúc hình (đường trục đứng và ngang), các đường chéo và xuất hiện trong khoảng từ tâm tới điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến 4 góc, từ tâm đến bốn cạnh biên luôn có xu hướng bị hút về tâm. Nếu nằm ngoài các đường giới hạn này lại có chiều hướng rời ra ngoài góc, ra đường biên, chỉ ở tâm các tín hiệu thị giác mới xuất hiện sự cân bằng – đẳng hướng.

Hình 3.6 là ví dụ về tính chiều hướng của các tín hiệu thị giác khi đối chiếu với hệ tuyến cấu trúc của hình vuông.

thi giac 8

Hình 3.6. Tính chiều hướng của tín hiệu thị giác trên một hình vuông

a. Các tín hiệu thị giác xuất hiện bên trong hình vuông nội tiếp có xu hướng về tâm.

b. Các tín hiệu thị giác nằm ngoài hình vuông nội tiếp có xu hướng ra góc và đường biên.

c. Trường nhìn của mắt: Trường nhìn của mắt người hay trường thị giác là giới hạn trên, giới hạn dưới, giới hạn bên phải, giới hạn bên trái mà mắt người có thể nhận thấy được khi ở trạng thái bất động. Trường nhìn của mắt ở mỗi cá nhân có thể khác nhau và thay đổi tùy thời điểm. Hình 3.7a là sơ đồ có thể tham khảo về trường nhìn của mắt. Ở sơ đồ này trường nhìn của mắt có thể phân chia ra ba cấp độ, tương ứng với mức độ nhìn rõ khác nhau của mắt.

thi giac 9

Hình 3.7a. Trường nhìn của mắt

- Vùng gạch chéo là trường nhìn rõ.

- Hình e-líp lớn và trường nhìn thấy.

- Nhìn thấy theo phương ngang có thể lên tới 1000.

Theo sơ đồ trường thị giác ta có một số nhận xét và ứng dụng hữu ích nhìn nhận và tổ chức hình thể:

- Trường nhìn của mắt là hình phễu có đáy dạng e-líp.

- Từ trường thị giác nhìn rõ (phần gạch chéo – sơ đồ 3.7a) tới trường thị giác nhìn thấy (ngang là 1000, trên là 500, dưới là 750) có khoảng cách khá xa.

- Khả năng quan sát của mắt theo chiều ngang lớn hơn so với chiều đứng. Chiều ngang: 00 – 1000; chiều đứng: 00 – 500 và 00 – 750.

- Khi quan sát một vật nhỏ ở khoảng cách gần, ví dụ như xem sách, vai trò “trường nhìn của mắt” không rõ lắm, nhưng đứng trước vật thể lớn, khung cảnh rộng thì nghiên cứu ứng dụng nó là quan trọng. Nghiên cứu trường thị giác với bối cảnh và đồ vật cụ thể nhằm mục đích xem vật thể nào nhìn rõ, vật thể nào chỉ nhìn thấy, vật thể nào bị che khuất để tính toán khoảng cách, tỷ lệ tương quan giữa các hình thể với nhau hay tỷ lệ nội tại của mỗi vật thể.

- Góc quan sát phía dưới của mắt lớn hơn phía trên. Ví dụ: hình 3.7b là sơ đồ mặt cắt không gian nội thất. Người quan sát có góc nhìn xuống dưới lớn hơn(750), quan sát được nhiều hơn so với khi nhìn lên (500).

thi giac 10

- Với một khoảng cách đã xác định từ điểm quan sát tới đối tượng quan sát, cần chú ý tới trường nhìn của mắt để định ra khoảng cách quan sát hợp lý, hình nào nằm trong trường nhìn rõ, nhìn thấy, hình ảnh nào không thấy.

thi giac 11

Hình 3.7c. Mối liên hệ giữ kích cỡ vật quan sát và khoảng cách quan sát

- Điểm kết thúc vật A nằm trong trường nhìn rõ của mắt.

- Điểm kết thúc vật B nằm trong trường nhìn thấy của mắt.

- Điểm kết thúc của C nằm ngoài tầm quan sát.

thi giac 12

Hình 3.7d. Tính toán khoảng cách quan sát để nhìn nhận đối tượng được quan sát đầy đủ hay không đầy đủ

- Điểm quan sát A không thấy toàn bộ khối hình.

- Điểm quan sát B đã thấy toàn bộ khối hình.

Hình 3.7e. Cùng một thời điểm chỉ nhìn và nhận dạng được một hình dù cả ba hình đều nằm trong trường nhìn rõ của mắt

Hình 3.7e cho thấy điểm kết thúc của vật A nằm trong trường nhìn rõ, điểm kết thúc của vật B nằm trong trường nhìn thấy, điểm kết thúc của vật C nằm ngoài tầm quan sát trường nhìn.

- Với hình thể lớn, có hình dạng giật cấp, phức tạp về cao độ (ví dụ một công trình kiến trúc). Nhằm quan sát được rõ và đầy đủ khối hình, cần tăng khoảng cách từ điểm quan sát tới đối tượng quan sát để tận dụng không gian nhìn, tính toán các điểm quan sát nhìn thấy hay không nhìn thấy các phần giật cấp. Hình 3.7d cho thấy khối giật cấp chỉ có thể nhìn nhận đầy đủ khi giãn cách điểm quan sát với đối tượng quan sát.

- Lưu ý: trong một thời điểm mắt người chỉ có thể tập trung quan sát và nhìn rõ một hình dạng (do theo quy luật khép kín) mặc dù có một hay nhiều hình dạng khác nằm kề cận nó và cùng nằm trong trường thị giác nhìn rõ. Vì vậy cần lưu ý tới đặc tính lưu ảnh của mắt để kiểm soát, phối kết các hình ảnh rời rạc trong trường nhìn thấy của mắt.

Hình 3.7e cho thấy mắt người trong cùng một thời điểm chỉ nhìn nhận, nhận dạng một hình.

- Trường thị giác là kiến thức quan trọng mà người thiết kế tạo dáng, họa sỹ, kiến trúc sư cần lưu tâm. Cụ thể:

+ Khoảng cách nhìn (từ điểm quan sát tới đối tượng quan sát).

+ Góc nhìn.

+ Vị trí nhìn, kể cả ở trạng thái động.

Nhằm định ra độ rõ, không rõ hay không thấy một phần của các vật thể cũng như những yếu tố ngoại vi chi phối nó. Trường thị giác cũng góp phần giải thích một phần nào về tính ảo giác thị giác, sự hoán đổi lẫn lộn phông hình của điểm, tuyến, diện, hình dạng và các yếu tố tạo hình khác.

d. Những quy luật nhận thức thị giác:

Từ những năm 20 của thế kỷ XX các nhà tâm lý học Đức theo thuyết Cấu trúc Gestalt đã thực hiện nghiên cứu các vấn đề về sự lĩnh hội thị giác, trí nhớ, sự liên tưởng, cách tư duy, sự học hỏi, tâm lý học nhận thức xã hội, tâm lý học nghệ thuật. Quá trình này được kéo dài trong suốt nhiều thập kỷ. Một trong những trọng tâm của việc nghiên cứu là tìm tòi các khía cạnh có tính cấu trúc của quá trình cảm nhận đường nét, hình dạng, hình thể để qua đó hiểu lý do tại sao và bằng cách nào con người cảm nhận, nhận thức hình thể, các tín hiệu thị giác theo nhiều dạng thức không giống nhau. Lý thuyết cấu trúc thường đặt các đối tượng, các tín hiệu quan sát ở cương vị chúng quan hệ theo nhóm hơn là những vật – hình đơn lẻ. Vì hiệu quả thị giác tổng thể thường khác biệt so với hiệu ứng thị giác có được từ việc chắp nối những hình riêng rẽ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện trí não con người có xu hướng theo đuổi “quy tắc” khi xây dựng một hay một nhóm hình ảnh đồng thời nhận thức các hình dạng và cấu trúc vật thể không theo thực tế chúng tồn tại mà theo dạng thức đã được điều chỉnh.

Có thể tóm tắt những “quy tắc” này bằng các quy luật sau:

a. Quy luật gần: Việc sắp đặt các nét thẳng ở hình 3.8a khi nhìn tổng thể những nét ở gần nhau thì co cụm lại hình thành một thành tố thống nhất. Hình 3.8b các dấu chấm được liên kế theo chiều dọc, không theo chiều ngang vì theo khoảng cách các chấm điểm theo chiều dọc gần nhau hơn. Tóm lại, quy luật gần (proximity) có thể hiểu: các sự vật gần nhau được kết hợp dẫn tới sự tập trung thị giác hơn nhóm các đối tượng khác.

thi giac 13

Hình 3.8. Minh họa về quy luật gần

a. Hai tuyến gần nhau hợp thành nhóm.

b. Các dấu chấm đen được liên kết lại theo chiều dọc không theo chiều ngang vì khoảng cách giữa các chấm đen theo chiều dọc nhỏ hơn.

b. Quy luật về sự tương đồng: Quy luật về sự tương đồng (similarity) có thể gọi là quy luật của sự giống hay quy luật cân bằng. Ở quy luật này, trong trường thị giác hẹp các yếu tố giống nhau về hình dạng, kích cỡ có thể kết hợp thành nhóm. Xem ví dụ 3.9a. Quy luật tương đồng có thể triệt tiêu quy luật của sự gần. Các hình thức khác nhau khi gần nhau có thể tạo sự gắn kết. Nhưng những hình gần nhau mà lại giống nhau sẽ tạo sự liên kết áp đảo. Tuy nhiên, nếu các hình giống nhau ở cách xa nhau quá xa thì quy luật này bị phá vỡ. Xem ví dụ hình 3.9b.

c. Quy luật khép kín: Quy luật khép kín (closure) liên quan đến tính cảm thụ một cách liên tục của thị giác với một hình thể nào đó. Theo quy luật này người quan sát có khuynh hướng nhìn nhận những thông tin thị giác hoặc những mẫu hình không nguyên vẹn, ngắt quãng như là chúng nguyên vẹn. Ví dụ: hình 3.10 là các hình tam giác vuông, tròn không có nét bo liền mạch nhưng người ta xem vẫn nhận ra nhờ quy luật khép kín. Quy luật khép kín cho thấy những hình có xu hướng khép kín càng dễ nhận thấy hơn so với hình tượng mở. Quy luật khép kín lấn át quy luật gần. Hình 3.11 là ví dụ về tính trội của quy luật khép kín so với quy luật gần. Trong tạo hình, “quy luật khép kín” sẽ xuất hiện ở người xem khi nhà thiết kế, họa sỹ chủ động tạo một mẫu hình nào đó nhưng chỉ cung cấp những thông tin thị giác tối thiểu để nhận ra hình. Thủ pháp này hay được dùng nhằm tạo liên tưởng, tính đa chiều, đa nghĩa cho hình dạng hình thể.

thi giac 14

Hình 3.9. Quy luật tương đồng

a. Các hình tam giác đen kết hợp thành ba nhóm Các hình tròn có chấm đen liên kết thành hai dải dọc và ngang.

b. Các hình tam giác đen, hình tròn chấm đen riêng lẻ, trải đều mỗi hình trông như một cá thể. Các hình tròn ở gần nhau tập trung thành nhóm ở trung tâm có sức hút thị giác lớn hơn các hình khác nhau đặt gần nhau.

thi giac 15

Hình 3.10. Ví dụ về quy luật khép kín

a. Các đường cong đứt đoạn vẫn cho thấy đây là một hình tròn.

b. Các đoạn thẳng đứt đoạn vẫn nhìn thấy một tam giác.

c. Bốn chấm điểm có thể cho nhận thức về một hình vuông.

thi giac 16

Hình 3.11. Minh họa quy luật khép kín lấn át quy luật gần

a. Quy luật gần: các nét gần nhau hợp thành nhóm.

b. Quy luật khép kín thắng quy luật gần.

* Bài tập thực hành – Khép kín một hình dạng:

Chọn một chữ cái, một hình dạng (hoa lá, con giống…) dưới dạng nét sau đó dùng phép trừ bớt những phần khác nhau. Quá trình diễn ra từ 3 tới 5 cấp độ. Ghi nhận đến một mẫu hình nào đó những thông tin về hình không đủ nữa. Xem ví dụ hình 3.12.

thi giac 17

Hình 3.12. Khép kín một hình dạng

a. Năm bước đơn giản nét chữ M. Các nét được bớt dần dần nhưng theo quy luật khép kín vẫn nhận ra chữ M, đến cấp độ ngữ nghĩa có vẻ mập mờ chữ M hay N.

b. Quy luật khép kín cho phép nhận ra ly uống rượu, tới cấp độ hình dạng miệng cốc khó định hình, có thể hiểu là vật hình cầu.

* Bài tập thực hành – Hợp nhóm các “hình khép kín”

Mục đích của bài tập tạo sự so sánh cấp độ thông tin, về một hình ảnh khi bố cục chúng trên khuôn tranh. Chọn một hình dạng cơ sở (chữ cái, hình hoa lá, con giống…) làm các phép bớt hình biến hình ở các mức độ khác nhau như phóng to, thu nhỏ. Tổ hợp lại chúng theo các dạng thức khác nhau như: chồng xếp, xoay tỏa, kiểu mạng, co kéo, ép nén… Xem ví dụ 3.13.

thi giac 18

Hình 3.13. Hợp nhóm các “hình khép kín”

a. Chữ cái A được bớt đi chi tiết và tổ hợp lại theo kiểu chồng xế theo một phương.

b. Chữ cái A được tổ hợp lại theo kiểu chồng xếp – xoay tỏa.

d. Quy luật liên tục: Khi các hình khác nhau giao nhau, chồng chéo lên nhau sẽ tạo ra một hình dạng mới. Người xem có xu hướng từ một điểm rồi dẫn dắt, theo tuyến, chuyển hướng thị giác để tạo ra một tuyến liên tục và hình thành một dạng mới. Hình 3.14a là giao nhau của hình tròn và hình chữ nhật, thị giác sẽ tạo tính liên tục và tách thành nhiều hình mới (hình 3.14b). Việc theo đuổi các hình mới này được thay đi đổi lại nhờ quy luật liên tục (continuity) khi theo dõi một nét.

Một vấn đề khác, hình 3.15a là tổ hợp các tam giác được tạo bởi đường zic-zắc và hình 3.15b là tổ hợp hình thành từ một đường cong uốn lượn, qua hai ví dụ cho thấy quy luật liên tục thắng quy luật khép kín. Đường cong liên tục lấn át đường zic-zắc bị ngắt quãng do chuyển hướng.

e. Quy luật chuyển đổi: Quy luật chuyển đổi hay còn gọi là quy luật hoán đổi âm – dương, đen – trắng (positive – negative). Hình thể chỉ được nhận ra khi nó tương phản với nền, với không gian chứa nó. Yếu tố thị giác nhỏ hơn thường được coi là hình, các vùng rộng hơn được coi là nền. Trong hình 3.16, các chấm tròn trắng trên nền đen hoặc đen trên nền trắng được coi là hình do có kích thước nhỏ so với nền. Một hình tròn trên nền đen hay trắng luôn mang tính nổi trội bởi tính khép kín của nó. Hình 3.17 cho thấy các mảng đen nhỏ nhưng lại là yếu tố tạo nền, hình tròn là yếu tố nổi trội. Ở đây quy luật khép kín lấn át quy luật chuyển đổi.

thi giac 19

Hình 3.14. Quy luật liên tục và sự tách hình

a. Hình tròn và chữ nhật giao nhau.

b. Theo quy luật liên tục, mắt người có xu hướng tách hình giao nhau thành sau hình riêng lẻ.

thi giac 20

Hình 3.15. Quy luật liên tục thắng quy luật khép kín

a. Đường zic-zắc có cảm giác bị ngắt do chiều hướng nét luôn đổi hướng.

b. Đường cong đều liên tục được cảm thụ nhanh và dễ hơn.

Một họa tiết với hai kích thước khác nhau, (ví dụ hình 3.17) được phóng to (thành hình 3.18) – việc bằng cách thay đổi quan hệ hình – nền, hoán đổi âm – dương, lưu ảnh thị giác sẽ thay đổi. Để tạo sự dao động thị giác từ hình này qua hình khác, từ hình sang nền có thể áp dụng một số cách sau (xem hình 3.19):

- Lặp đi lặp lại một hay nhiều mẫu hình mà vùng đen, trắng có diện tích tương đương hoặc mức độ tập trung thị giác như nhau (hình 3.19a).

- Phát triển, biến đổi, chuyển dạng một vài hình cụ thể. Các hình khi âm tính, khi dương tính. Các hình không cách nhau quá xa về khoảng cách, hình và nền cài lồng vào nhau. Ví dụ hình 3.19b, các con cá khi đen, khi trắng và nằm lọt trong một ô hình thoi.

- Tạo sự chuyển đổi hình dần dần theo quy luật nào đó, vùng nền sẽ biến thành hình và ngược lại. Ví dụ hình 3.19c cho thấy các hình vuông trắng xoay dần, vùng trung tâm bức tranh đã có sự hoán đổi giữa hình và nền.

thi giac 21

Hình 3.16. Hình và nền

Các chấm tròn trắng trên nền đen, đen trên nền trắng được coi là hình vì có kích thước nhỏ.

thi giac 22

Hình 3.17. Hình tròn là yếu tố nổi trội

Các hình đen nhỏ hơn nhưng lại làm nền. Quy luật khép kín của hình tròn lấn át quy luật chuyển đổi hình nền.

thi giac 23

Hình 3.18. Chuyển đổi hình nền

Hình tròn trắng lúc được cảm nhận là hình lúc được cảm nhận là nền khi phóng to hình.

thi giac 24

Hình 3.19. Một số cách chuyển đổi hình – nền

a. Lặp lại một hình dạng, tổ chức theo kiểu cài lồng, xen kẽ giữa đen và trắng.

b. Chọn mẫu hình con cá, biến đổi bằng cách xoay, trượt, khi đen khi trắng. Về cơ bản các hình được tổ chức trong ô mạng lưới 600.

c. Xoay dần dần ô vuông trắng, càng vào giữa tranh, yếu tố nền trở thành hình rõ hơn.

f. Quy luật tương phản: Tương phản là cách thức quan sát để nhận biết hình. Quy luật tương phản thường được các họa sỹ, nhà thiết kế tạo dáng với kiến trúc sư áp dụng nhiều nhất. Quy luật tương phản được thể hiện cụ thể qua mối tương quan: hình với hình, hình với nền, hình với không gian xung quanh. Ví dụ: hình to tương phản với hình nhỏ, màu nóng tương phản với màu lạnh. Hay một hình có cảm giác lớn hơn khi nó nằm cạnh các hình nhỏ và nó sẽ nhỏ hơn khi đặt cạnh các hình lớn. Những nghiên cứu về sự tương phản hình – nền và các mối tương quan đa chiều giữa hình với không gian chứa nó được nhà tâm lý học nhận thức Edgar Rubin đưa ra năm 1921. Ông tóm lược bảy yếu tố làm cơ sở phân biệt hình với nền như sau:

1- Khi hai miền có chung đường giới hạn. Nền là miền khó nhận dạng hơn; 2 – Nền có xu hướng trải rộng phía sau hình; 3 – Hình có vẻ giống một vật thể quen biết (cho dù là một vật thể hình dạng trừu tượng), trong khi nền (phông) không có tính chất này; 4 – Màu của hình quan trọng đậm chắc hơn nền; 5 – Nền có xu hướng được cảm nhận xa người quan sát hơn, mặc dù chúng có cùng một khoảng cách tới người quan sát; 6 – Hình mang tính chủ đạo, để lại ấn tượng lâu hơn và dễ nhớ hơn nền; 7 – Đường ranh giới chung giữa hình và nền gọi là đường contour. Đường này được coi như thuộc tính thuộc về hình.

Quy luật sự tương phản cũng như các quy luật trên có tác dụng giúp người xem nhận dạng, tri giác nhanh chóng các vật thể trong không gian hai hay ba chiều. Nó là những quy luật mang tính chất lý tính của thị giác, là phương tiện thực hành quan trọng mà các nhà thiết kế tạo dáng, họa sỹ, kiến trúc sư cần làm chủ.

>>> Phân biệt giữa nghệ thuật thị giác và thiết kế đồ họa

>>> Không gian trong nghệ thuật thị giác (Phần 1)

>>> Phân tích các nguyên lý thị giác (Phần 1)

0976984729