Những yếu tố thị giác cơ bản của hình thể (Phần 1)

1. Điểm:

a. Nhận dạng điểm trong tạo hình: Điểm đánh dấu một vị trí trong không gian, về mặt khái niệm nó không có kích thước. Tuy nhiên khi trình bày, hiện hữu trong tạo hình nó phải đủ lớn, có hình dạng, kích thước, sắc độ để có thể nhận thấy bằng mắt thường. Sự nhận thức về hình dạng, kích cỡ của điểm tùy thuộc vào vị trí người quan sát, đồng thời tùy thuộc vào môi trường kề cận quanh điểm. Một điểm có vẻ khá lớn khi bị giới hạn trong khuôn hình nhỏ, cùng điểm đó trong nhỏ hơn khi bị giới hạn trong khuôn hình lớn (Hình 1.5).

thi giac 1

Hình 1.5: Kích thước của điểm trong nhận thức thị giác phụ thuộc vào khung hình chứa nó

a. Khung hình nhỏ điểm có vẻ lớn nhất;

b. Khung hình vừa điểm nhỏ hơn;

c. Khung hình lớn điểm có vẻ nhỏ nhất;

Điểm là dấu hiệu rất nhỏ được nhìn thấy trên mặt phẳng hai chiều hoặc không gian ba chiều. Nhìn chung điểm được tượng trưng là hình tròn. Tuy nhiên, trong tạo hình, điểm vẫn có thể được thể hiện dưới các hình dạng khác nhau như một hình đa giác, một ký tự, một tập hợp hình hay một hình dạng tự do nào đó.

Thậm chí với một đại cảnh lớn, trường nhìn rộng, một vật thể lớn có thể coi như một điểm trong trường nhìn này (Hình 1.6).

thi giac 2

thi giac 3

Hình 1.6: Quy tắc ước điểm trong môi trường nhìn có thể là tập hợp các hình dạng bất kỳ

a. Một hình đa giác nhỏ;

b. Một tập hợp hình;

c. Một ký tự;

d. Một hình dạng tự do;

e. Trong một đại cảnh, một công trình kiến trúc có thể coi như một điểm.

Điểm được nhận thức như là một hình dạng độc lập, tuy nhiên trong tạo hình điểm được quy ước xuất hiện trong các trường hợp sau:

a. Hai đầu mút của một tuyến;

b. Giao nhau của hai tuyến;

c. Nơi gặp nhau các diện của một khối;

d. Một điểm ảo ở trung tâm trường nhìn.

thi giac 4

thi giac 5

Hình 1.7: Quy ước về yếu tố điểm xuất hiện

a. Hai đầu mút một tuyến;

b. Nơi giao nhau của hai tuyến;

c. Nơi gặp nhau của các diện;

d. Sự tập trung thị giác vào một điểm nào đó trong trường nhìn.

Như trên đã trình bày, các điểm nối tiếp tạo thành tuyến (quỹ tích của một loạt điểm tạo thành tuyến), với điều kiện các điểm phải to nhỏ gần nhau và cách đều nhau vì các điểm khi dính liền nhau hay có điểm to quá cỡ sẽ làm tăng thêm độ đậm hoặc gián đoạn tuyến. Tập hợp các điểm cũng có thể tạo được bề mặt, bề mặt này có sắc xám và điều chỉnh được sắc độ thông qua mật độ và kích cỡ điểm. Vì vậy điểm (khi tạo ra được yếu tố tuyến, yếu tố diện) đã trở thành phương tiện hữu hiệu của các nhà tạo hình trong việc mô tả thế giới hình thể với đầy đủ sắc thái của nó.

thi giac 6

Hình 1.8: Dùng điểm để tả hình ảnh

a. Georges Seurat. A Sunday afternoon on the island of la grande Jatte (1884-86). Sơn dầu trên vải. 750 x 501. Vô số chấm màu đã tạo ra chiều sâu không gian, các tầng lớp cảnh và người sinh động. Đây là bức họa của Georges Seurat, họa sỹ thuộc phái Ấn tượng (Impressionism). Với phong cảnh và các nhân vật giống hệt nhau, ông đã vẽ nhiều bức với thủ pháp khác nhau như nét màu, mảng màu… và đây là bức ông đã dùng hàng vạn chấm màu tạo nên bức tranh.

b. Virgil Finley. H.P. Lovecraft. Tranh khắc 1321 x 964. Các chấm to, nhỏ, đen, trắng làm nên bức tranh. Khuôn mặt được đặc tả kỹ nhờ các chấm nhỏ chỗ mau, chỗ thưa. Phông hình phía sau mờ nhạt do các chấm đen, trắng dàn trải đều. Đây là bức tranh khắc của Virgil Finley, họa sỹ Mỹ chuyên vẽ đen trắng. Trong tranh ông đã sử dụng đan xen chấm âm, chấm dương (chấm đen, chấm trắng); chấm to, chấm nhỏ kết hợp các nét cong đứng. Khuôn mặt được đặc tả kỹ từng nếp nhăn, tầng sâu của con mắt nhờ các điểm chấm nhỏ. Phông hình phía sau mờ nhạt nhờ độ đều của các chấm đen, chấm trắng to hơn.

* Điểm tạo ra tuyến và chiều hướng:

thi giac 7

Hình 1.9: Điểm tạo ra tuyến có chiều hướng

a. Tuyến sinh ra từ điểm và có chiều hướng

b. Với độ mau thưa, to nhỏ khác nhau của điểm sẽ tạo ra các tuyến có độ mảnh và đậm nhạt khác nhau.

c. Các tuyến tạo ra từ điểm có thể bị ngắt quãng do thiếu các chấm điểm.

Một tập hợp điểm dễ tạo thành tuyến. Các tuyến này có tính chiều hướng khi được sắp xếp có chủ ý. Các tuyến được tạo ra từ điểm có thể có độ mảnh, độ đậm nhạt khác nhau. Các tuyến cũng có thể liền mạch hoặc ngắt quãng (Hình 1.9).

* Điểm tạo ra và chia cắt diện, chia cắt không gian:

Một tập hợp điểm có thể chỉ ra đường bao của một hình dạng hay tạo ra một diện phẳng. Hình 1.10.

thi giac 8

Hình 1.10: Có thể sử dụng điểm tối thiểu để tạo ra diện - Hình 1.11: Điểm có thể chia cắt một hình

a. Với bốn điểm tương ứng bốn đỉnh làm liên tưởng tới hình vuông.

b. Các điểm tạo ra đường bao của một hình vuông.

c. Một tâp hợp điểm tạo nên một diện phẳng là hình vuông.

Môt tập hợp điểm có thể chia cắt một hình:

a. Một điểm tại tâm, chia nhỏ hình vuông thành bốn phần.

b. Điểm được tập hợp thành một tuyến chia cắt hình vuông theo đường chéo.

* Điểm tạo ra ảo giác về độ rung và chiều sâu:

Một tập hợp nhiều điểm trên phông hình trắng (hoặc ngược lại) khi thỏa mãn điều kiện kích thước của các điểm lớn hơn khoảng cách giữa các điểm sẽ xuất hiện hiệu quả ảo giác về độ rung. Hiệu quả rung nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào hình dạng, chiều hướng cụ thể của các điểm. Hình 1.12a là ví dụ về tạo độ rung với các điểm có hình dạng giống nhau. Hình 1.12b là tác phẩm theo phong cách “Op-Art” của họa sỹ Vasarely, tạo độ rung, xao động bằng thủ pháp thay đổi hình dạng và chiều hướng các điểm.

Sự thay đổi kích thước các điểm có thể tạo nên ảo giác về chiều sâu, khoảng cách và không gian ba chiều (hình 1.12c, d). Thủ pháp này rất hữu ích để tạo độ nâng hay cấu trúc lồi lõm của một bề mặt diện.

thi giac 9

Hình 1.12a và 1.12b

Hình 1.12a: Điểm tạo rung

a. Rung của điểm. Các hình ôvan có kích thước lớn hơn khoảng cách giữa chúng và có chiều hướng khác nhau đã tạo nên độ rung.

b. Vasarely. Tlinco. 1956. Các hình vuông, hình thoi được thay đổi chiều hướng đã tạo cảm giác về sự xao động, xô đẩy.

thi giac 10

Hình 1.12c - 1.12d

* Điểm tạo mẫu hình cho bề mặt:

Một tập hợp các điểm, sử dụng lặp lại hay biến đổi dần theo quy luật nào đó có thể tạo nên một mẫu hình (pattern) hay cấu trúc bề mặt.

Hình 1.12 (c-d):

c. Kích thước các điểm tạo ra độ nông sâu. Điểm nhỏ lùi ra xa. Điểm to tiến lại gần.

d. Các chấm điểm có dạng hình tam giác, với kích thước khác nhau chiều hướng khác nhau được bố cục trên cùng hệ lưới tạo ra ảo giác về độ cong và chiều sâu cho bố cục.

thi giac 11

Hình 1.13: Điểm tạo mẫu hình

a. Lặp lại các chấm điểm hình vuông theo quy luật. Các chấm điểm này tạo ra các tuyến có chiều hướng khác nhau.

b. Mario Botta. Nhà ở gia đình. Thụy Sỹ (1983). Bóng đổ và vết lõm là yếu tố điểm tạo nên hệ mẫu hình khác lạ cho bề mặt kiến trúc.

* Điểm tạo ra một hình dạng:

Một tập hợp điểm có thể tạo ra được hình dạng. Thông tin về hình dạng phụ thuộc vào mật độ các điểm, độ lớn các điểm và sự liên tưởng của người xem. Hình 1.14 là các ví dụ về sử dụng điểm để tạo ra một hình dạng, với số điểm ít nhất và bố trí điểm theo hệ ô lưới đơn giản.

thi giac 12

Hình 1.14: Điểm tạo ra hình dạng

a. Với số điểm ít nhất đã tạo ra hình ảnh ngôi sao sáu cánh.

b. Các điểm sắp xếp theo ô lưới và có độ to nhỏ khác nhau đã tạo ra bề mặt đậm nhạt khác nhau của chiếc lá.

* Điểm tạo ra sắc độ, độ sâu, chất cảm bề mặt:

Để cảm thụ đầy đủ một hình thể nào đó được vẽ trên mặt phẳng hai chiều, ngoài yếu tố hình dạng thì độ đậm nhạt sáng tối, độ nông sâu, chất liệu, chất cảm bề mặt (Texture) là các yếu tố rất quan trọng để nhận thức hình thể.

Điểm có thể được sử dụng để tạo ra các yếu tố này trên mặt phẳng hai chiều bằng cách thay đổi kích cỡ các chấm điểm, mật độ thưa mau các điểm.

Hình 1.15 là các ví dụ về cách dùng để diễn tả, đặc tả một hình dạng, một hình ảnh.

Tóm lại, để diễn tả, đặc tả một hình thể, một hình dạng khi dùng yếu tố điểm, có thể dùng ba thủ pháp:

a. Mật độ các điểm như nhau nhưng kích cỡ các điểm to nhỏ khác nhau.

b. Các điểm có kích cỡ to nhỏ khác nhau, mật độ không đều nhau.

c. Các điểm có kích thước (nhỏ) như nhau nhưng mật độ khác nhau.

thi giac 13

thi giac 14

Hình 1.15: Dùng điểm đặc tả một hình ảnh

a. Hình chân dung. Các chấm điểm to nhỏ nằm trong ô lưới đều đặn. Phần sáng chấm điểm nhỏ. Phần tối chấm điểm to. Bức tranh có sự tương phản sáng tối rõ.

b. Một tranh phong cảnh. Các chấm điểm trong hệ ô lưới có kích cỡ gần bằng nhau. Tương phản sáng tối không rõ. Cảnh mờ ảo như buổi sáng sớm.

c. Bức tranh của họa sỹ Phần Lan Anicari. Các chấm là các nét ngắn thẳng đứng. Vùng tối mật độ nét cao. Cảnh núi xa các chấm mờ nhạt dần, con thú có vùng lông xám đậm được đặc tả bởi các chấm to và mật độ dầy.

d. Bức tranh mang dáng vẻ siêu thực của M.C.Escher. Các nét chấm rất nhỏ cho phép đặc tả kỹ các vật cận cảnh và các ngôi nhà phía xa. Vùng sáng không có chấm, vùng tối là trung tâm tùy thuộc mật độ điểm.

2. Tuyến:

Tuyến có khả năng truyền đạt nhiều thông tin. Tuyến được sử dụng rất đa dạng, trong nghệ thuật tạo hình, trong việc biểu đạt các đồ án kỹ thuật – kiến trúc, trong việc thông tin qua ký hiệu, ký tự. Tuyến là yếu tố đơn giản nhưng cũng phức tạp nhấ trong các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình. Tuyến có khả năng mô tả đầy đủ và chính xác các đặc tính của hình thể như: độ sáng tối, chất liệu, cấu trúc bề mặt, không gian, độ xa gần. Tuyến có khả năng biểu cảm rõ nét. Trong tạo hình tuyến được dùng từ rất lâu, ví như trên các đồ đựng từ thời Cổ đại ở phương Tây cũng như phương Đông, hội họa truyền thống của văn hóa Indu và Islam. Mỹ thuật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều lấy đường nét làm cách thể hiện chủ đạo. Tranh dùng đường nét chỉ phần nào suy yếu từ thời Phục Hưng (với phương Tây) do lấy việc biểu hiện sáng tối làm trọng.

Tuyến là phương pháp truyền tải hữu hiệu của cảm tính thị giác và tư duy logic. Tuyến được sử dụng để phác thảo hình ban đầu cùng các ý tưởng cho bất kỳ loại hình nào. Hình 1.19a là nét vẽ phác thảo cho một bức tượng của nhà điêu khắc, họa sỹ thời Phục Hưng Michelangelo. Hình 1.19b, c là phác thảo thiết kế và ảnh chụp nhà thờ của kiến trúc sư đương đại Mario Botta. Hình 1.19d vẽ phác thảo Guggenheim Museum Bilbao của kiến trúc sư Frank O. Gehry.

Về mặt khái niệm, tuyến không có chiều rộng, chiều sâu mà chỉ có chiều dài. Tuy nhiên trong nghệ thuật tuyến vẫn phải có bề dày để nhận dạng ra nó.

thi giac 19

Hình 1.19: Dùng nét để nghiên cứu, phác thảo

a. Các nét vẽ chồng lấp lên nhau cùng một bức vẽ. Tỷ lệ các chi tiết không tương đồng, nhiều dạng nét cùng một hình dạng ở giai đoạn phác thảo nhằm tạo sự so sánh hay giữ lại tính động cho các hình thể.

b, c. Các nét vẽ được đơn giản, không chi tiết, thể hiện ấn tượng cốt yếu của công trình.

thi giac 20

d. Phác thảo và hình ảnh thực của Guggenheim Museum Bilbao.

* Nhận dạng tuyến:

Ở phần này sẽ phân tích để nhận dạng ra tuyến trong môi trường thị giác quanh ta, chưa xét đến kiểu dáng, hình thái và khả năng biểu cảm của tuyến. Tuyến được nhận dạng trong các trường hợp sau:

a. Một tập hợp các điểm nối tiếp nhau tạo thành tuyến (Hình 1.20a).

b. Đường nét liền mạch tạo ra một hình dạng nào đó (Hình 1.20b).

thi giac 38

Hình 1.20: Nhận dạng tuyến

a. Một tập hợp điểm xếp liền nhau theo một quỹ đạo tạo ra tuyến.

b. Đường liền mạch mô tả một hình dạng.

c. Đầu mút của tập hợp các nét song song có độ dài khác nhau (Hình 1.20c).

d. Ranh giới của một hình dạng (Hình 1.20d).

e. Giao nhau của các diện (Hình 1.20c).

f,g. Giao nhau hoặc tiếp xúc các khối.

thi giac 21

Hình 1.20

c. Đầu mút của một tập hợp các nét song song đã tạo ra tuyến.

d. Một khuôn mặt dạng nhìn nghiêng, ranh giới hình dạng giữa hình và nền là yếu tố tuyến.

e. Các diện giao cắt nhau tạo ra tuyến.

f. Các khối trụ tiếp xúc nhau tạo ra tuyến.

g. Các khối trụ tiếp xúc, chồng xếp lên nhau tạo ra tuyến.

* Hình thái của tuyến:

Một hình gọi là tuyến khi chiều rộng của nó rất hẹp và chiều dài của nó tương đối lớn so với chiều rộng. Về mặt khái niệm, tuyến không có chiều rộng nhưng để nhận thức được về mặt thị giác, tuyến cần có độ dầy để hiện thực hóa nó lên mặt tranh, bản vẽ, công trình kiến trúc. Có thể bàn về hình thái của tuyến trên bảy khía cạnh sau:

- Hình thái của tuyến đơn: Tuyến rất đa dạng, rất khó định danh và định hình cho đầy đủ, nhưng về sau cơ bản tuyến đơn gồm các kiểu sau: tuyến thẳng; tuyến cong; tuyến nằm ngang, thẳng đứng, tuyến xiên; tuyến gấp khúc.

Tuyến cong có thể là tròn hoặc ô van. Khi chuyển động dạng quay vòng hướng vào trong sẽ tạo ra kiểu xoáy trôn ốc (xem Hình 1.21). Một tuyến thẳng có thể dừng lại chuyển thành hệ zíc-zắc hoặc cong. Với thủ pháp thay đổi chiều hướng, có thể tạo được vô số các dạng thức khác nhau của tuyến. Hình 1-22 là các ví dụ về chuyển hướng tuyến để tạo ra một tập hợp tuyến có kiểu thức đa dạng.

thi giac 22

Hình 1.21: Hình dạng tuyến đơn

Các tuyến đơn có dạng: nằm ngang, thẳng đứng, cong, cong tròn, lượn sóng, xoáy trôn ốc, chéo, zíc – zắc

thi giac 23

Hình 1.22: Ví dụ thay đổi chiều hướng và loại tuyến

a. Tuyến chéo + tuyến cong.

b. Tuyến thẳng đứng + tuyến cong tròn.

c. Tuyến thẳng đứng + tuyến zíc zắc

* Hình dạng của bản thân tuyến:

Các tuyến phải có bề rộng để nhận ra, vì vậy bờ cạnh của chúng có các dạng sau: Hai bờ cạnh thẳng đều song song; Hai bờ cạnh thẳng đều không song song; Dạng chia khúc; Dạng lượn sóng; Dạng hai bờ cạnh xù xì không có quy luật; Dạng tập hợp một chuỗi các ký tự hay hoa văn. Xem hình 1.23.

thi giac 24

Hình 1.23: Hình dạng bờ cạnh tuyến

Từ trên xuống dưới: hai bờ cạnh thẳng song song, hai bờ cạnh thẳng không song song, dạng chia khúc, dạng lượn sóng, dạng bờ cạnh không có quy luật, dạng tập hợp một chuỗi ký tự.

* Đoạn kết của tuyến:

Trong nhiều trường hợp khi yếu tố tuyến có bề rộng tương đối lớn thì đoạn kết của tuyến sẽ tạo nên điểm nhấn thu hút sự tập trung thị giác. Đoạn kết có dạng hình vuông; hình tròn; đầu nhọn; không có quy luật (xem hình 1.24).

thi giac 25

Hình 1.24: Hình dạng đoạn kết tuyến

Từ trái sang phải: đầu vuông, đầu nhọn, đầu tròn, không có quy luật.

* Hình thái cấu trúc tuyến dạng khung xương và cấu trúc tuyến dạng mạng:

Hình dạng bên ngoài của một hình thể, tiêu biểu là thế giới động thực vật phụ thuộc vào cấu trúc khung xương bên trong của nó.

Có hai dạng hình thái cấu trúc dạng tuyến: kiểu dạng nhánh, khung xương và dạng tuyến mạng.

- Kiểu dạng tuyến (nhánh) khung xương: Về cấu tạo, cấu trúc này có trục xương sống chính, có nhánh, có khớp nối và có hình thái dạng tuyến. Có thể thấy được dạng cấu trúc này ở thân cây, nhánh cây, cành cây. lá cây, bô xương cá, xương thú. Hình 1.25 vẽ hệ cấu trúc nhánh dạng tuyến một số loài hoa.

- Hình dạng của bản thân tuyến: Các tuyến phải có bề rộng để nhận ra, vì vậy bờ cạnh của chúng có các dạng sau: hai bờ cạnh thẳng đều song song; Hai bờ cạnh thẳng đều không song song; Dạng chia khúc; Dạng lượn sóng; Dạng hai bờ cạnh xù xì không có quy luật; Dạng tập hợp một chuỗi các ký tự hay hoa văn (Xem hình 1.23).

- Đoạn kết của tuyến: Trong nhiều trường hợp  khi yếu tố tuyến có bề rộng tương đối lớn thì đoạn kết của tuyến sẽ tạo nên điểm nhấn thu hút sự tập trung thị giác. Đoạn kết có dạng hình vuông; hình tròn; đầu nhọn; không có quy luật (xem hình 1.24).

4. Hình thái cấu trúc tuyến dạng khung xương và cấu trúc tuyến dạng mạng

Hình dạng bên ngoài của một hình thể, tiêu biểu là thế giới động thực vật phụ thuộc vào cấu trúc khung xương bên trong của nó. Có hai dạng hình thái cấu trúc dạng tuyến: kiểu dạng nhánh khung xương và dạng tuyến mạng.

* Kiểu dạng tuyến (nhánh) khung xương: Về cấu tạo, cấu trúc này có trục xương sống chính, có nhánh, có khớp nối và có hình thái dạng tuyến. Có thể thấy được dạng cấu trúc này ở thân cây, nhánh cây, cành cây, lá cây, bộ xương cá, xương thú. Hình 1.25 vẽ hệ cấu trúc nhánh dạng tuyến một số loài.

Cấu trúc nhánh khugn xương có thể được định nghĩa: là dạng cấu trúc được hợp bởi một số nhánh có chiều hướng khác nhau nhưng tất cả đều nối với một trục (nhánh). Các nhánh cuối thường là tuyến cụt (kết thúc nhánh). Khi xem xét sơ đồi cấu trúc nhánh của các ví dụ hình 1.25 có một số nhận xét:

- Với một loài, hình thể các nhánh tuyến đều được chiếu theo quy luật nào đó.

- Chúng giống nhau về mặt quy luật nhưng tổ chức nội tại lại đa dạng và biến tấu về hình, ít dối xứng, ít đều đặn. Một nhánh nào đó có tính đối nghịch, thay đổi về chiều hướng nhánh mà vẫn không tách rời khỏi tuyến cấu trúc xương sống thường tạo ra sự thú vị;

- Cấu trúc dạng tuyến nhánh (khung xương) xác định phần cốt lõi của hình thể, nó khoanh vùng tạo ra một tiểu không gian của riêng nó. Từ cấu trúc khung xương này ta có thể hình dung ra tương đối chính xác đường bao bên ngoài vật thể. Hình 1.26 là ảnh chụp một con chó săn, xem hình ta có thể hình dung được cấu trúc khung xương của nó.

thi giac 26

Hình 1.25: Hình ảnh tuyến khung xương

Mỗi một dạng thân cây, cành cây, khung xương động vật có một kiểu hình thái riêng.

thi giac 27

Hình 1.26: Khung xương của động vật

Phản ánh đúng hình dáng bên ngoài của nó

- Kiểu dạng tuyến mạng: Khác với hệ tuyến cấu trúc nhánh (khung xương) hệ tuyến mạng là đa chiều, các tuyến được nối thông mạch nhau, không có hoặc rất ít tuyến cụt, ví dụ cấu trúc mạng ở xơ quả mướp. Hệ tuyến mạng này có thể là tam giác, tứ giác, lục giác hay hệ đa lặp, tức kết hợp nhiều mạng ví dụ tam giác với tứ giác. Hình thức tuyến có thể là thẳng hay cong, có thể ở dạng hai chiều hay ba chiều (xem hình 1.27).

Hệ tuyến mạng có thể là thực, là ảo. Các tuyến ở hệ mạng là để kết nối các hình thể độc lập.

thi giac 28

Hình 1.27: Cấu trúc dạng tuyến mạng

a. Hình ảnh xơ quả mướp. Các tuyến của xơ được nối thông mạch, ít có tuyến cụt.

b. Sơ đồ một hệ tuyến – mạng đa lặp, mạng tam giác và tứ giác.

c. Cấu trúc hệ mạng của san hô.

5. Chiều hướng của tuyến:

Cùng với độ mảnh, độ thô, kiểu dạng v.v… chiều hướng của tuyến cho hiệu quả tâm lý thị giác khác nhau, có thể quy ước:

- Đường nét ngang, trải dài tạo cảm giác yên tĩnh, ổn định, tĩnh lặng. Cảm giác bắt nguồn từ hình tượng quen thuộc như bờ sông, bãi cỏ, cánh đồng, chân trời…

- Đường kẻ thẳng đưng vươn cao uy nghiêm nhưng có thể tạo sự choáng ngợp hay lạnh lẽo, gắn liền với hình tượng ngọn tháp, vách đá, thác đổ.

- Tuyến xiên mang lại cảm giác về cái động. Hợp nhóm nhiều nét xiên có chiều hướng khác nhau mang tính động, tuy nhiên có thể dẫn tới sự phân rã, hỗn độn. Hình 1.28, 1.29 và 1.30 là các ví dụ về sử dụng tuyến đứng, tuyến ngang, tuyến chéo trong tạo hình kiến trúc.

Xét dưới góc độ biểu tượng, đường thẳng mang lý tính, đường nằm ngang là cảm tính. Nét ngang thể hiện sự tĩnh lặng trầm mặc, nét đứng biểu hiện sự vươn lên, nét xiên mô tả tính năng động và biến đổi.

thi giac 29

Hình 1.28: Satellite City Towers, Mexico City, 1957, Luis Barragan

a. Đài tưởng niệm gồm năm tháp tam giác thẳng đứng thể hiện sự vươn lên.

b. Hình nét vẽ lại.

thi giac 29

Hình 1.29: Sudioc, Brazil, 2011. Studio MK27

a. Ảnh chụp lối vào, sảnh chính. Hành lang cầu, máng đèn, thiết bị trưng bày là các tuyến ngang dài. Cảm giác thanh khiết, đơn giản của phong cách tối thiểu.

b. Hình vẽ lại, các nét mảnh ngang của hành lang, thiết bị, máng đèn của nội thất.

thi giac 30

 

thi giac 30

Hình 1.30: Karuizawa museum complex, Karuizawa, Japan, 2011. Yasui Hideo Atelier

a. Các diện giao nhau tạo thành các tuyến chéo. Công trình có trạng thái động, mang chất biểu hiện.

b. Các nét chéo được vẽ lại theo cách giản lược.

6. Tuyến ba chiều:

Trong nghệ thuật tạo hình ba chiều (kiến trúc, điêu khắc) yếu tố tuyến có thể được tạo ra bởi những thanh, dây kim loại, que cứng và các vật liệu khác tương tự.

Tuyến ba chiều có thể coi là yếu tố tạo hình bổ sung cho danh mục phương tiện tạo hình ở thế kỷ XX mà trước đó ít xuất hiện trong nghệ thuật. Các tuyến trong không gian ba chiều đi thẳng, lên xuống, vào trong, ra ngoài, uốn lượn… khi tổ hợp là dạng tạo hình khá mới mẻ.

Việc cảm nhận – nhận thức tuyến ba chiều không đơn giản, đặc biệt với hợp nhóm tuyến phức tạp. Việc làm các phép chiếu trên bản vẽ, ví dụ bản vẽ kiến trúc là khó cảm nhận chính xác. Vì vậy người tạo tác cần lưu ý các điểm quan sát tuyến trong không gian thực, trên mô hình, thậm chí phải tính đến sự cảm thụ tuyến khi điểm quan sát chuyển động. Trong kiến trúc các tuyến có tác dụng hữu hiệu trong việc liên kết hài hòa về mặt thị giác và cấu trúc. Các hình 1.31, 1.32, 1.33 và 1.34 là các ví dụ sử dụng yếu tố tuyến trong kiến trúc và điêu khắc hiện đại.

thi giac 31

Hình 1.31: Jay Pritzker Pavilion, Chicago, 2004. Frank O. Gehry

a. Lối vào, các ống thép, bản kim loại cong uốn lượn để lộ trần.

b. Hình ảnh sân khấu ngoài trời, các tuyến ống kim loại liên kết thị giác các diện, các khối.

thi giac 32

Hình 1.32: Campus Recreation Center, Ohio, 2005. Morphosis – Thom Mayne

Hợp nhóm các tuyến cong, diện cong tạo vẻ mềm mại, uyển chuyển cho công trình.

thi giac 33

Hình 1.33: Wexner Center for the Visual Art, Ohio, 1989. Peter Eisenman

a. Phối cảnh bên ngoài. Sự tương phản giữa hệ tuyến mạng trực giao với các khối đặc chắc xây gạch trần.

b. Hệ mạng kiểu cài lồng trên tuyến giao thông.

c. Yếu tố tuyến xuất hiện tại nội thất đại sảnh.

thi giac 33

Hình 1.34: Kenneth Snelson. Dây cáp và ống kim loại. 1968

7. Tuyến và màu sắc:

Bề mặt một tuyến có thể có sắc độ, màu sắc. Khi thêm các yếu tố này tuyến sẽ được bổ sung khả năng biểu cảm. Với sắc độ, màu sắc sẽ cho cảm giác về tính không gian của đường nét. Thông thường nét nhạt ở xa, nét đậm ở gần, các màu có sắc ấm tiến lên, các màu sắc lạnh lùi lại. Một tuyến đơn nếu có sắc độ, màu sắc lại biến đổi trên chiều dài sẽ cho cảm giác vặn xoắn trong không gian. Hình 1.35 là bức tranh của họa sỹ Mỹ theo phong cách biểu hiện trừu tượng Jackson Pollock. Người theo đuổi vẽ các nét cong uốn lượn.

thi giac 35

Hình 1.35: Jackson Pollock. Number 14. Gray (1948). Chất liệu tổng hợp

Một tập hợp tuyến biến đổi về chiều hướng, kích cỡ và sắc độ đậm nhạt đã tạo nên hiệu quả chiều sâu không gian, sự sống động cho bức tranh.

Bài tập thực hành:

* Tạo các loại nét:

Sử dụng tối đa các dụng cụ có thể có để tạo ra nét như: các loại bút, cành cây, vỏ cây, các que, các dụng cụ khác… đem nhúng mực tạo ra nét vẽ. Cách thứ hai, dùng phương pháp in, lấy các vật dụng như que tre, que gỗ, vỏ cây, tóc… nhúng mực và in lên giấy. Lưu ý: Nét vẽ được thực hiện từ trên xuống dưới, trái qua phải; Dùng nét đen; Vẽ trên khổ A4. Mục đích của bài là tìm hiểu sự đa dạng của các loại nét và sự phối kế giữa chúng trên một khung tranh.

thi giac 36

Hình 1.36: Tạo các loại nét

a. Các nét được in từ vỏ cây và lá cây, hình thái tương phản mảnh sắc và xù xì.

b. Các nét được in, vẽ từ vỏ cây, lá cây, bút sắt, bút lông. Hình thái chung là nét chảy ngang.

c. Các nét đứng là chủ đạo, bức tranh trông như đám lau cỏ.

>>> Cách tạo hình trong vẽ cổ trang

>>> Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)

>>> Hiệu quả tạo hình của các chất liệu nề họa - khảm sứ

0976984729