Phóng lớn hình ảnh
Tại một số thời điểm, bạn sẽ cần biết cách phóng to hình ảnh. Ví dụ, bạn muốn phóng lớn ảnh chụp mà bạn nhìn thấy qua lỗ ngắm. Có một phương pháp rất đơn giản mà không đòi hỏi nhiều phép đo lường: đó là phương pháp đường chéo.
1. Phương pháp đường chéo:
Vật dụng:
- Ảnh chụp hoặc các hình ảnh khác mà bạn muốn phóng lớn (ảnh gốc).
- Giấy in đủ rộng để dành cho bức vẽ phóng to.
- Bút chì 2HB.
- Thước thẳng, bìa cứng cỡ nặng, hoặc thước kẻ.
- Êke hoặc tam giác vuông.
- Lỗ ngắm hình chữ nhật, ô cửa hoặc các hình chữ L.
Bước 1: Bắt đầu với một mảnh giấy rộng, đặt lỗ ngắm phía trước ảnh gốc. Đánh dấu lỗ ngắm trên bức ảnh để bạn khỏi phải định lại vị trí sau này. Nếu bạn dùng lỗ ngắm chữ L, nên cố định hai chữ L lại với nhau để tránh cho chúng bị xê dịch. Sau đó, chuyển bức vẽ ra ngoài và kéo cửa sổ lỗ ngắm sang góc trái của tờ giấy vẽ lớn (Hình 1).
Hình 1. Ở bên trái là dụng cụ chọn khung. Hãy can lại hoặc vẽ khung hình chính xác
từ dụng cụ chọn khung ở góc dưới phía bên trái của tờ giấy lớn
Bước 2: Từ góc trái phía dưới của hình chữ nhật bạn vừa vạch, kẻ một đường chéo thẳng lên góc phải. Tiếp tục kéo dài đường chéo đó lên góc phải của bức vẽ trên mặt giấy lớn (Hình 2).
Hình 2. Hãy vẽ một đường chéo đi qua hình chữ nhật nhỏ, kéo dài đường vẽ này ngang qua tờ giấy lớn
cho đến khi chạm vào đường kẻ phía trên, có thể điểm chạm sẽ không nằm ở ngay góc của tờ giấy
Bước 3: Quyết định độ rộng của bức hình bạn muốn vẽ. Để làm điều này, bạn hãy bắt đầu từ góc trái của khổ giấy rộng (tại nơi đặt cửa sổ) và chuyển dần từ trái sang phải dọc theo đáy của tờ giấy. Bạn muốn bức vẽ rộng bao nhiêu thì dùng bút chì đánh dấu tại vị trí mình muốn. Từ điểm này, vẽ một đường thẳng đứng vuông góc cho đến khi cắt đường chéo (Hình 3). Tại điểm đường thẳng giao với đường chéo, kẻ một đường ngang sang trái của tờ giấy (Hình 4). Phải chắc chắn để đường ngang thật vuông góc với đường thẳng.
HÌnh 3. Vẽ một đường thẳng đứng tư một điểm ở đường đáy đi lên cho đến khi gặp đường chéo
Hình 4. Vẽ một đường ngang từ điểm dừng vừa rồi ở biểu đồ trước đến cạnh trái của tờ giấy
Bước 4: Quá trình này sẽ luôn phóng lớn tỷ lệ bức vẽ từ cửa sổ ban đầu, dù bạn đặt đường thẳng vuông góc ở đâu (Hình 5).
Hình 5. Bạn có thể mở lớn khung hình lúc đầu theo nhiều kích cỡ khác nhau bằng cách lặp lại tiến trình này
Để thu nhỏ bức vẽ từ ảnh gốc ban đầu, mở rộng đường chéo của cửa sổ lên giấy và vẽ những đường ngang dọc tương tự như khi phóng lớn.
Một số thuật ngữ:
- Khổ: Là hình dạng của bề mặt bức vẽ.
- Lỗ ngắm: Giấy hoặc bìa cứng dùng để lên khung cho cảnh hoặc hình ảnh, hỗ trợ việc chọn và tạo sắp đặt.
- Đường kẻ ô: Là một loạt các đường chéo đặt trên ảnh gốc giúp cho việc phóng lớn hoặc thu nhỏ bức ảnh.
- Ảnh gốc: Là nguyên liệu thị giác mà bạn dùng làm nguồn cho bức vẽ. Ví dụ, đó có thể là một bức tranh tĩnh vật, một người nào đó, một bức ảnh chụp, một bức tranh phong cảnh hoặc bức ảnh từ tạp chí.
- Cắt lọc: Cắt hoặc bỏ một phần nào đó của ảnh gốc.
- Thiết kế trừu tượng: Là một thiết kế không dựa vào bất kỳ chủ thể đề tài nào, thiết kế không mang tính biểu trưng.
2. Dùng đường kẻ ô:
Vật dụng:
- Lỗ ngắm hình chữ nhật;
- Ảnh chụp hoặc hình ảnh gốc;
- Hai tờ giấy in dùng cho ảnh phóng lớn;
- Giấy vẽ tốt, cùng cỡ với giấy in;
- Bút chì 2HB;
- Than củi mềm;
- Thước kẻ;
- Êke hoặc thước tam giác vuông;
- Giấy đồ hình (có thể có hoặc không).
Đường kẻ ô vạch trên ảnh gốc sẽ cô lập khu vực mà bạn muốn dùng và giúp bạn phóng lớn tỷ lệ của chủ thể đề tài. Có hai cách để tạo các đường kẻ ô trên ảnh gốc. Bạn có thể sử dụng phương pháp gấp mô tả dưới đây, tuy nhiên, với phương pháp này, bạn sẽ phải vạch bức vẽ hoan chỉnh lại trên giấy. Bạn cũng có thể dùng thước đo các cạnh của hình và tạo ra các đường kẻ ô tại các quãng đều nhau. Để sử dụng được hai phương pháp này, bạn cần chuẩn bị cửa sổ lỗ ngắm trên bức ảnh gốc cho đến khi tìm ra được sắp xếp mình thích.
a. Phương pháp gấp dùng cho phóng lớn:
Bước 1: Gấp đôi lỗ ngắm theo chiều ngang, thực hiện hai lần chia cửa sổ thành bốn phần dọc bằng nhau. Tiếp tục gấp lỗ ngắm theo chiều dọc sẽ tạo nên các đường ngang. Bạn nên gấp mạnh tay, còn nếu các đường thẳng không đủ sắc, hãy vẽ đường chì đè lên để tạo kẻ ô. Sau đó, dùng thước thẳng mở rộng các đường kẻ trên ảnh chụp và chia thành các phần tư bằng nhau. Nếu bạn không muốn để lại vết trên bức ảnh chụp, hãy phủ một tờ giấy đồ hình lên trên trước.
Bước 2: Vẽ khung phóng to lên giấy in, với tỷ lệ giống như phần ảnh gốc nhìn thấy qua lỗ ngắm theo phương pháp đường chéo. Cắt phần khung phóng to ra khỏi giấy in và gấp làm tư theo chiều dọc và chiều ngang.
Bước 3: Bây giờ, bạn đã sẵn sàng phóng to ảnh, lần lượt từng hình chữ nhật một. Bắt đầu với các vùng rộng in đậm, và bỏ qua các chi tiết nhỏ (bạn có thể vẽ chúng sau). Các chi tiết nhỏ trông sẽ đẹp hơn nếu bạn vẽ chúng một cách tự nhiên ở giai đoạn cuối khi hoàn thành bức vẽ.
b. Vẽ ô kẻ phóng to bằng phương pháp đo lường:
Bước 1: Dùng phương pháp đo lường trong phóng to ô kẻ, bạn sẽ kẻ các đường ngang cách nhau trên ảnh gốc, giống như minh họa trên Hình 5. Dùng giấy đồ hình nếu bạn không muốn vẽ trực tiếp trên bức ảnh. Các đường kẻ nên cách nhau 1 hoặc 2,5 cm, cũng có thể hơn, tuỳ thuộc vào kích cỡ và chi tiết của ảnh gốc và độ lớn mà bạn muốn phóng to. Nếu bạn muốn phóng to ảnh gì đó phức tạp, bạn sẽ cần nhiều đường kẻ ô hơn các ảnh đơn giản. Sau đó, tiếp tục vẽ các đường vuông góc với đường ngang trên hình. Như vậy, bạn sẽ có các ô kẻ hình vuông.
Bước 2: Trên giấy in, vẽ các đường kẻ ngang và dọc với khoảng cách rộng gấp đôi so với ảnh gốc nhìn thấy qua lỗ ngắm (cũng có thể rộng hơn phụ thuộc vào độ lớn của bức vẽ mà bạn muốn). Nếu mỗi ô kẻ rộng gấp đôi, bề rộng của bức vẽ sẽ giãn ra gấp hai lần. Như vậy, bức vẽ sẽ to gấp 4 lần so với ảnh gốc (Hình 6, bên trái).
Hình 6. Ô kẻ hình chữ nhật trên ảnh gốc và ô kẻ phóng to với cùng tỷ lệ (hình bên trái)
Bước 3: Vẽ và tô bóng bức tranh giống như cách mà bạn làm trong phương pháp gấp. Sau đó đồ bức vẽ sang giấy và tiếp tục hoàn thành các khâu cuối (Hình 7).
Hình 7. Đồ tranh phóng lớn lên giấy và hoàn chỉnh bức vẽ
3. Dùng ô kẻ để biến hóa một hình ảnh
Vật dụng:
- Lỗ ngắm;
- Ảnh gốc;
- Giấy in khổ lớn;
- Bút chì 2HB;
- Thước kẻ;
- Êke hoặc thước tam giác vuông;
- Giấy đồ hình (có thể có hoặc không).
Bước 1: Vẽ các đường thẳng cách đều nhau trên ảnh gốc hoặc trên lớp giấy đồ hình.
Bước 2: Trên giấy in, vẽ các đường kẻ không song song, các đường ngang dọc không vuông góc. Điểm mấu chốt của phương pháp này nằm ở cách tạo ra các đường kẻ ô trên giấy phóng to. Tổng số các đường ngang dọc vẽ trên giấy phải bằng số đường trên ảnh gốc (Hình 8). Điều này có nghĩa là một số ô vuông trên ảnh gốc sẽ được phóng to hơn các ô còn lại, nguyên nhân là do không gian trong các ô phóng to không bằng nhau về kích cỡ và hình dạng.
Hình 8. Bức ảnh được cắt lọc và chỉ có một phần được phóng to. Sử dụng các ô kẻ bên trái sẽ làm biến đổi ảnh phóng to
Bước 3: Để phóng to ảnh, bạn nên đánh số thứ tự các đường dọc ngang tương ứng trên ảnh gốc cũng như trên tranh phóng to. Lần lượt lấy một hình có đánh số và vẽ nội dung của nó lên ô phóng to một cách chính xác nhất có thể (Hình 9).
Hình 9. Bức vẽ này là kết quả của hoạt động dùng ô kẻ để biến hóa một hình ảnh
>>> Những hình ảnh cách điệu động vật
>>> Tổ chức hình ảnh trong vẽ ký họa
>>> Vận dụng hình ảnh trong hội họa và trang trí