Sắp xếp và phác thảo một bức tranh tĩnh vật
Khi vẽ tranh tĩnh vật, bạn hãy tìm các thể hình học cơ bản cấu trúc nên các thể phức, kiểm tra xem có nên sửa đổi bức họa hay không bằng cách sử dụng các kiến thức về phối cảnh.
* Vật dụng:
- 4-6 dụng cụ làm bếp;
- Ly uống nước;
- Bản vẽ 46 x 61 cm;
- Bút chì 2H;
- Tẩy;
- Sắp xếp tĩnh vật.
Hình 18. Dùng một nhóm các vật thể liên quan đến nhau nhưng khác nhau về kích thước, hình dạng, cấu trúc và màu sắc
Bước 1: Chọn các vật thể có chiều cao, kích thước, và hình dạng khác nhau, giống như trong Hình 18.
Bước 2: Thiết lập khổ tĩnh vật, chiều rộng hẹp với các vật thể cao hoặc trải rộng nếu có nhiều vật thể khá thấp. Chuẩn bị khổ giấy phù hợp với sự sắp xếp.
Bước 3: Nếu bạn không chắc về đường chân trời, hãy dùng chiếc ly uống nước cao để thiết lập đường chân trời.
Hình 19. Nâng cao hoặc hạ thấp một cái ly uống nước sẽ chỉ ra vị trí của tầm nhìn
(đường chân trời) trong tranh tĩnh vật, khi đỉnh ly hoàn toàn phẳng
Đường chân trời luôn nằm tại vị trí ngang với tầm mắt (Hình 19).
Bước 4: Bạn có thể sẽ không nhìn thấy đỉnh của các vật thể vượt ra khỏi đường chân trời (tức là vượt khỏi tầm mắt của bạn), trừ khi các vật thể đó trong suốt. Các vật thể mà đỉnh chạm vào đường chân trời cũng có thể không nhìn thấy được, và phần đỉnh này trở nên phẳng. Đối với các vật thể có đỉnh nằm dưới đường chân trời, bạn sẽ nhìn thấy được. Vì vậy, nên chú ý vật thể nào vượt quá, nằm trên hoặc phía dưới đường chân trời.
Bước 5: Tìm các thể hình học cơ bản bên trong các thể phức (Hình 20).
Hinh 20. Tìm ra các thể hình học căn bản trong các thể phức và phác thảo các nét này trước
Bước 6: Bắt đầu phác thảo tĩnh vật trên giấy vẽ. Vẽ trên giấy rộng có thể cho bạn nhiều tự do hơn trong khi sáng tác.
Bước 7: Cố gắng hình dung ra điểm ảo của vật thể ở đâu (Hình 21). Sử dụng các đường phối cảnh hai chiều để chỉnh sửa các cạnh, đỉnh v.v… của vật thể nếu cần thiết.
Hinh 21. Một khi đã thiết lập được đường chân trời, nếu bạn quan tâm đến độ chính xác của phác thảo, hãy xác định các điểm ảo và tạo ra các đường hội tụ để kiểm tra xem các vật thể có được vẽ chính xác hay không.
Bước 8: Tinh gọn lại phác thảo sơ khởi để tạo nên một phác thảo rõ ràng cho mỗi vật thể (Hình 22).
Bước 9: Nếu bạn thích, hãy dùng phác thảo làm nền tảng cho bức vẽ của mình.
Hình 22: Đơn giản hoá phác tảo và bỏ các đường phối cảnh
>>> Lịch sử lâu đời của dòng tranh tĩnh vật
>>> Tĩnh vật màu sắc