Phác thảo và gợi ý về chiều sâu

Hội họa là nền tảng căn bản của nghệ thuật . Về bản chất, hội họa là quá trình tạo ra các nét vẽ trên một bề mặt nào đó thông qua việc sử dụng các phương tiện như than củi, bút chì, hoặc bút mực. Người nghệ sĩ có thể tạo ra một loạt các điểm hoặc nét vẽ nhằm diễn tả hoặc thể hiện điều mà họ đã nhìn thấy. Một trong những khái niệm căn bản của hội họa nhằm thúc đẩy bạn quan sát chứ không chỉ đơn giản là nhìn thấy chủ thể đề tài. Nhìn ở đây được hiểu theo nghĩa là quan sát một cách cẩn thận.

chieu sau 1

Nếu muốn chuyển từ vẽ viền sang vẽ gợi ý chiều sâu, đòi hỏi bạn phải biết tô bóng. Khi các nét vẽ được đặt gần nhau, chúng sẽ tạo ra cường độ màu từ nhạt sáng thành các sắc độ màu tối hơn. Đây là kiến thức cơ bản của quá trình tô bóng (Hình 1).

chieu sau 2

Hình 1: Các nét vẽ ngày càng gần nhau tạo ra sự thay đổi trong cường độ màu từ nhạt sáng thành sắc độ tối hơn.

1. Phác thảo thô: Phác thảo một chủ đề có thể kết thúc chủ đề đó, nhưng thường đó là giai đoạn khởi đầu cho việc họa chi tiết hơn về sau. Một phác thảo được tạo thành bởi một loạt các nét lỏng tự do được vẽ nhanh nhằm giới thiệu nội dung của đề tài (Hình 2). Các đường diễn tả nhạt và trùng lặp nhau cũng có thể dùng trong phác thảo.
Phác thảo thô và phác thảo ngắn gần giống nhau. Các phác thảo ngắn thường không có nhiều chi tiết và được vẽ rất nhanh. Chúng giới thiệu các cách mà ta có thể sắp đặt bức họa. Việc so sánh và bình luận hai hoặc ba phác thảo sơ khởi sẽ giúp bạn chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển và lên kế hoạch tạo hình sau cùng (Hình 3). Ngoài ra, thay vì sử dụng phác thảo thô hoặc phác thảo ngắn, một số người lại vẽ tự phát trên giấy. Với những lần thực hành và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ thấy thích phương pháp này hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mới làm quen với hội họa, thì việc lên dàn bài và chuẩn bị kỹ sẽ giúp cho sáng tác của bạn trở nên tốt hơn. Vì lý do này, chúng tôi khuyên bạn nên vẽ và nhận xét ít nhất hai phác thảo ngắn trước khi bắt tay vào vẽ tác phẩm hoàn chỉnh.

chieu sau 3

Hình 2: Khi phác họa, sử dụng các nét vẽ thưa và dày, chồng lên nhau nhằm diễn tả thực tế của đề tài.

chieu sau 4

Hình 3: Một loạt các phác thảo ngắn với nhiều cách thử sắp xếp tạo hình đa dạng

2. Vẽ từ ảnh và từ quan sát:

Luôn có một câu hỏi đặt ra cho mọi người, đó là: “Liệu vẽ từ một bức ảnh có thích hợp không?”. Câu trả lời là: “Có”. Một bức ảnh được chọn lựa kỹ càng sẽ giúp bạn có sự tiếp xúc thị giác với đề tài bạn muốn vẽ. Thậm chí khi vẽ giống với cảnh mà bạn quan sát được từ bức ảnh, tác phẩm do bạn tạo ra tất nhiên sẽ không đơn thuần là một bản sao. Dù bạn vẽ từ ảnh hay do quan sát, thì quá trình sáng tạo đó vẫn khiến bạn tổ chức, đơn giản hóa và nhấn mạnh đề tài theo ý của mình.

Khi vẽ từ quam sát, việc sử dụng các đề tài có thật chứ không phải từ một bức ảnh nào đó, sẽ giúp bạn thay đổi cách tạo hình cho đề tài một cách tự do. Chẳng hạn, với một bức tranh tĩnh vật, sự có mặt của các vật thể thực sẽ tạo cơ hội cho bạn chọn ra được đề tài mình muốn và quan sát nó kỹ hơn, nhìn nhận đề tài từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là có thể sắp xếp chúng lại theo nhóm v.v…

3. Một vài kiến thức thêm về hình và thể:

Hình là bề mặt hoặc phác thảo bên ngoài của một thể nào đó. Một hình vẽ thường có hai chiều, gồm chiều dài và chiều rộng. Hình thường được coi là cách vẽ phác thảo sơ bên ngoài và có dạng phẳng. Hình không có dung tích hoặc độ dày. Hình cũng có thể được biểu diễn thông qua một khu vực nào đó rắn đặc và có sức chứa, hoặc nhiều nét vẽ đặt gần nhau. Hình có thể có dạng hình học, ví dụ như tròn hoặc vuông với các góc và đường thẳng vuông góc nhau, hoặc có dạng hệ thống, tức là gồm những đường cong mềm và nhẹ.

chieu sau 5a

Hình 4a: Vẽ tuyến tính tạo ra cấu trúc thể ba chiều

chieu sau 6

Hình 4b: Tô bóng nhấn mạnh dung tích của vật

Từ một mặt phẳng hai chiều, người ta có thể vẽ được thể ba chiều bằng cách thể hiện dung tích của vật thể hoặc người đó. Có 6 dạng hình học cơ bản, đó là: Khối hộp, hình cầu, hình nón, hình trụ, hình chóp và hình lăng trụ (Hình 4a và 4b). Các dạng hình học này là nòng cốt của nhiều vật thể ta gặp hàng ngày, chẳng hạn như quả bóng, cái hộp, bình, ly uống nước hay một mái nhà đơn giản. Cơ thể con người cũng có thể xem là sự kết hợp của nhiều dạng hình học khác nhau.

Các thể hình học có nhiều dạng hình liên quan hoặc trái ngược nhau (hình 5). Tùy thuộc vào góc độ mà bạn nhìn, một số thể có nhiều liên quan. Chẳng hạn, đáy của hình nón là hình tròn. Nếu nhìn từ phía khác, một hình nón có thể có dạng hình tam giác.

chieu sau 7

Hình 5: Các thể rắn hình học và bình ngược của chúng

Vật thể: Khối hộp, hình cầu, hình nón, hình trụ, hình chóp, hình lăng trụ.

Các dạng hình liên quan: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác và hình tròn; hình tam giác và hình tròn; hình tam giác và hình vuông; hình tam giác và hình chữ nhật.

4. Các thể phức:

Hầu hết các vật thể mà ta gặp trong cuộc sống hàng ngày đều có dạng phức. Khi vẽ các thể phức này, bạn nên xem thử chúng có được tạo thành từ các vật thể các nối với nhau bằng các đường hình học hoặc theo hệ thống hay không. Điều này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều khi vẽ chúng.

Khi vẽ động vật hoặc con người, bạn hãy bắt đâu với các hình cơ bản như hình tròn, ôvan, hình nón và hình trụ. Khi vẽ tranh tĩnh vật, nên chú ý các thể cơ bản nằm bên trong thể phức. Trong kỹ thuật dựng các thể cơ bản để tạo nên thể phức, chúng tôi khuyên bạn nên phác thảo các nét nhạt. Chẳng hạn, nếu đề tài là một lọ hoa có đáy tròn và các cạnh thon, bạn có thể vẽ theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Bắt đầu với phần tròn của lọ hoa bằng cách vẽ một hình cầu. Hãy tưởng tượng cổ tay của bạn đang bị giữ và di chuyển cánh tay theo hướng hình tròn. Như thế có nghĩa là bạn vẽ bằng cả cánh tay của mình. Tiếp tục tạo ra nhiều hình tròn xếp chồng lên nhau. Trong giai đoạn này, bạn không được tẩy xóa, trừ khi mắc lỗi sai về kích cỡ.

chieu sau 8

Hình 6: Một hình nón không đỉnh kết hợp với hình cầu tạo ra phần giữa của lọ hoa

chieu sau 9

Hình 7: Càng thêm nhiều dạng hình cơ bản vào bức vẽ, cấu trúc càng trở nên phức tạp

Bước 2: Khi bạn nối phần hình trụ phía trên với hình cầu, bạn nên vẽ dạng mới này nhạt tương tự bằng cách sử dụng nhiều nét phác thảo (Hình 6). Để diễn tả nòng cốt của  bức vẽ, giai đoạn này bạn dùng các nét vẽ nhạt, nới lỏng một cách tự do. Nếu bạn nhìn lọ hoa từ cạnh góc thay vì nhìn đối diện, thì phần đỉnh và đáy của lọ hoa sẽ trông giống hình elíp, thay vì hình tròn. Đây là hiệu ứng gây ra bởi phối cảnh.

Bước 3: Bạn cần nối thêm một số đường giữa các thể hoặc diện cơ bản này với các thể và diện khác. Bạn cũng có thể điều chỉnh lại tỷ lệ giữa chúng. Trong quá trình kết hợp các thể trùng lắp và tiến hành sửa chữa (Hình 7), bạn nên xem lại phác thảo và tinh lọc các nét vẽ nhằm tạo ra một phác thảo gọn đẹp cho đề tài.

5. Sử dụng luật xa gần và các phương pháp khác để tạo chiều sâu:

Nếu đang vẽ một vật thể thực, có thể bạn sẽ cần đến một vài cách để thiết lập mối tương quan giữa các vật thể trong không gian ba chiều. Phối cảnh là một hệ thống các vật thể ba chiều được thể hiện trên mặt phẳng hai chiều nhằm tạo ra cảm giác thực, giống như khi ta nhìn cảnh hoặc vật thực từ một vị trí quan sát nào đó. Có rất nhiều gợi ý có thể giúp xem hiểu được chiều sâu của bức vẽ. Một trong những phương pháp đó là cách phối cảnh tuyến tính dựa trên các quy luật toán học. Kiến thức này được phát hiện vào thời kỳ Phục Hưng của Ý. Chúng ta có thể dùng một số khái niệm căn bản của phối cảnh tuyến tính để sử dụng trong bức vẽ của mình. Dưới đây là một số điểm gợi ý cần ghi nhớ để thiết lập chiều sâu.

a. Phối cảnh không gian Atmospheric Perspective: Phối cảnh không gian là hiệu ứng tạo ra do có sự thay đổi trong cường độ màu từ các màu cận cảnh tối với cường độ mạnh sang các màu nền nhẹ và nhạt (Hình 8 và 9). Hiệu ứng của phối cảnh không gian dễ dàng thấy được nếu bạn nhìn ra tầm xa cảnh một miền quê phủ sương mù. Những cây cối, đất đá, bụi rậm gần bạn nhất sẽ có màu tối và sắc nét. Bên cạnh đó, khi các vật thể trong cảnh càng cách xa bạn, thì độ sắc nét của đề tài càng lúc càng mạnh nhạt. Cây cối dần có một sắc xám trung bình và vùng xa nhất của cảnh càng lúc càng sáng. Cuối cùng cảnh tượng sẽ biến mất trong sắc mờ của bầu trời. Bạn cũng có thể tạo ra một hiệu ứng trong tranh vẽ. Trước tiên, bạn hãy tạo ra một dãy sắc độ màu trên một tờ giấy rời. Bạn có thể dùng bút chì để tạo ra dãy màu với bảy sắc độ màu khác nhau. Đầu tiên là màu đen và dần dần sáng lên cho đến khi đật được màu trắng ở phía cuối dãy. Dùng các sắc độ tối nhất cho các vật thể ở gần bạn nhất và tạo màu sáng cho các vật thể ở xa hơn. Vật thể càng xa bao nhiêu thì độ sáng càng tăng lên bấy nhiêu. Khi vẽ màu, bạn cũng có thể tạo ra sự thay đổi sắc độ tương tự.

- Giảm bớt sự rõ ràng: Là một hiệu ứng phối cảnh có liên quan đến phối cảnh không gian. Vật thể càng xa, đề tài càng trở nên mờ nhạt. Giảm tính rõ ràng là sự mất đi một số chi tiết nào đó khi chủ thể đề tài càng lùi ra xa. Các vật thể xa nhất sẽ hoàn toàn mờ đi. Dùng các nét vẽ khác nhau để có thể làm giảm độ rõ. Các nét vẽ dày hoặc mỏng hoặc các vết mạnh tay được dùng để tạo ra độ nhạt và cảm giác về chiều sâu cho phông nền của bức tranh. Các chủ thể đề tài ở cận cảnh thì vẽ các nét dày và tối, khi chúng lùi ra xa, đường vẽ càng mỏng hơn và sáng hơn. (Hình 10).

chieu sau 8

chieu sau 9

Hình 8 và 9: Hai thí dụ về chiều sâu không gian

chieu sau 10

Hình 10: Giảm độ rõ. Thuyền và sống gần nhau nhìn thấy rõ hơn so với những vật thể xa

- Phép đặt vị trí trung gian: Khi đường nét bên ngoài của hình này làm gián đoạn hình khác, ta thường giả định rằng phần hình bị che nằm phía sau hình kia. Phép trung gian này cũng giúp gợi ý về chiều sâu. Trong Hình 11, chúng ta có thể thấy rằng khung tò vò tối cắt qua hinh của sân nhà thờ, vì vậy ta biết nó ở gần ta hơn.

chieu sau 11

Hình 11: Một ví dụ của phép đặt vị trí trung gian

- Kích cỡ và không gian: Những vật ở xa nhìn nhỏ hơn những vật ở gần. Những cái cây to chỉ trông giống như những que diêm nếu chúng ở xa. Những vật thực tế cách xa nhau, ví dụ cấc cọc hàng rào, nếu nhìn từ xa sẽ gần nhau hơn. Bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng này ở Hình 10, những con thuyền ở xa thì trông rất nhỏ bé.

b. Phối cảnh tuyến tính: Phối cảnh tuyến tính rất có ích khi các họa sỹ muốn đặt vật thể trong không gian. Phương pháp này rất phổ biến với tranh phong cảnh cũng như tranh tĩnh vật.

- Phối cảnh từ một điểm: Trong phối cảnh một điểm, mặt trước của chủ thể nằm song sóng với mặt phẳng của tranh (Hình 12). Tất cả các đường thẳng thuộc chủ thể mà không song song với mặt phẳng hội tụ tại một điểm ảo (điểm biến mất: vanishing point – VP) trên đường chân trời. Đường ray xe lửa là một ví dụ cổ điển cho phối cảnh một điểm (Hình 13). Hình 14 là một ví dụ khác cho phương pháp này.

chieu sau 12

Hình 12: Một chiếc hộp với phối cảnh được nhìn từ một điểm

chieu sau 13

Hình 13: Những đường ray xe lửa hội tụ ở phía xa, một thí dụ về phối cảnh được nhìn từ một điểm

- Phối cảnh hai điểm: Trong phối cảnh hai điểm, vấn đề cơ bản là góc tạo ra với mặt phẳng (Hình 15). Các đường song song thuộc cạnh của chủ thể hội tụ tại hai điểm ảo trên đường chân trời. Các điểm ảo quá gần nhau sẽ ảnh hưởng đến yếu tố chủ chốt của bức vẽ, làm sai lệch chủ đề ban đầu. Bức vẽ trông sẽ thực hơn nếu các điểm ảo cách xa nhau. Khi bạn muốn định vị điểm ảo nên thêm một dải giấy vao mỗi đầu của bức vẽ, và kéo dài đường chân trời. Sau khi đã định vị được điểm ảo, bạn có thể bỏ hai mảnh giấy mở rộng nay.

Trong thực tế, hầu hết các tranh tĩnh vật thường được vẽ theo hai chiều. Người phác hoạ và vẽ các loại tranh này it khi dùng tới đường chân trời, điểm ảo hoặc đường hội tụ vì các khái niệm này đã trở thành một phần bản năng sáng tạo tự nhiên của họ. Đây là điều hiển nhiên sau khi bạn đã vượt qua một chặng đường nghệ thuật nào đó. Tuy vậy, trong thời gian đâu, việc sử dụng các điểm ảo, đường chân trời vẫn sẽ là công cụ tốt cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với kỹ năng hội họa của mình.

chieu sau 14

Hình 14: Một thí dụ khác về phối cảnh được nhìn từ một điểm

chieu sau 15

Hình 15: Trong một phối cảnh có hai điểm nhìn hoặc điểm nhìn nằm ở góc,
những đường kẻ được nối từ các cạnh của chiếc hộp đến điểm hội tụ gặp nhau trên đường chân trời

- Phối cảnh ba điểm: Nếu bạn thêm một điểm ảo thứ ba vào bức hình, tác phẩm sẽ gây ấn tượng  mạnh hơn. Điều này rất có ích khi bạn lạc xa khỏi chủ thể đề tài. Ví dụ, bạn có thể phóng lớn toà nhà cao tầng bằng cách vẽ đường chân trời thấp hoặc thu nhỏ nó bằng cách vẽ đường chân trời cao lên (Hình 16). Trong cả hai trường hợp, vị trí tốt nhất của điểm ảo thứ ba là nằm gần trọng tâm đứng của bức tranh. Điểm ảo thứ ba cũng có thể nằn ở một vị trí nào đó ngoài bức tranh, và bạn có thể xác định chúng bằng cách sử dụng giấy mở rộng, giống như trong trường hợp phối cảnh hai chiều.

- Vẽ rút gọn: Vẽ rút gọn là khái niệm được áp dụng do phần vật thể ở gần bạn lúc nào trông cũng lớn hơn phần vật thể ở xa. Hãy tưởng tượng có một người đi trước bạn đang leo lên đồi (Hình 17). Chân nào của anh ta ở gần bạn sẽ to hơn chân kia, đây là kết quả của luật xa gần.

Hầu hết đề tài nào cũng có thể sử dụng để tạo nên bức vẽ nhằm chứng minh nguyên ý của vẽ rút gọn. Khái niệm chính của phép phối cảnh này là cách định vị vật thể trong mối tương quan đối với người xem. Hãy luôn đặt một phần vật thể gần bạn và phần kia xa về phía phông nền. Để hiểu rõ hơn phương pháp này, bạn cố thể thử bằng cách chụp ảnh một người trong tư thế một tay nắm đằng trước và tay kia giữ phía sau, hoặc nhìn vào một tờ báo cuộn tròn với một đầu quay về phía bạn.

chieu sau 16

Hình 16: Phối cảnh có 3 điểm nhìn, với chủ đề được nhìn từ trên xuống

chieu sau 17

Hình 17: Bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng của phép rút gọn ở hình này. Bàn chân ở gần trông rõ hơn chân ở phía xa

>>> Những chiêu sâu ẩn giấu trong tranh sơn dầu

>>> Ứng dụng chiêu sâu trong hội họa

>>> Tái tạo chiều sâu trong hội họa và nhiếp ảnh

0976984729