Vẽ và quy trình vẽ đầu tượng

1. Cây đo dây đọ là gì? Tại sao cần phải có trợ cụ này?

ve 1

Cây đo được cấu tạo bởi ba phận rất đơn giản, dễ tìm, dễ làm và rất dễ sử dụng: Cây căm xe đạp, một đoạn chỉ nhỏ có độ bền chắc và dài khoảng từ 25cm đến 30 cm, một cái boulon hay thỏi chì có độ nặng cỡ 5 đến 10 gram.

Một đầu của sợi chỉ được cột vào đầu có độ cong, đầu kia cột vào một cái thỏi chì nhỏ. Với sức nặng của cái thỏi chì này làm cho sợi chỉ lúc nào cũng căng thẳng theo lực rơi của boulon.

Cây đo dây đọi là trợ cụ giúp chúng ta thẩm định các yếu tố cần quan tâm trước khi vẽ đối tượng:

Sự tương quan về độ lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn từ tổng thể đến các bộ phận của đối tượng.

- Các độ nghiêng, độ lệch (nếu có) trên đối tượng.

- Cây đo là trợ cụ giúp những người học vẽ trong một hay hai năm đầu khi học, nghiên cứu môn Hình họa. Sau quá trình quan sát quen dần người vẽ có thể “đo đạc” thẩm định bằng nhiều mắt mà không cần đến cây đo và dây dọi. Cây căm dùng để đo các chiều, các hướng, đường cắt trên đối tượng. Dây dọi là phương tiện dùng để xác định điểm rơi, độ xiên.

Như đã nói, muốn vẽ đối tượng thì trước hết chúng ta bắt buộc phải xác định cách nhìn vật lý.

Nghĩa là chúng ta phải xác định khoảng cách (từ chỗ đứng vẽ đến đối tượng được vẽ), góc nhìn (từ chỗ đứng thẳng tới đối tượng (nhìn chính diện, nhìn chếch hay nhìn ngang hay nhìn từ sau tới), tầm nhìn (chúng ta quan sát, vẽ với tầm nhìn trên hay dưới tầm mắt). Cách nhìn sẽ cho chúng ta khả năng thấy, quan sát và cho chúng ta có góc cạnh đẹp hay xấu tùy thuộc vào góc nhìn từ chỗ người đứng vẽ hướng thẳng tới đối tượng được vẽ

Đối với những người đã từng vẽ lâu năm thì họ quan sát đánh giá đối tượng bằng con mắt chứ không cần một trợ cụ nào cả. Nhưng đối với những người mới học vẽ hay học từ một đến hai năm thì cây đo, dây dọi là một trợ cụ rất cần thiết.

2. Đo là gì?

tuong 1

Đo là sự thẩm định độ cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp của đối tượng bằng con mắt và thông qua trợ cụ là cây đo và dây dọi. Đo còn là quá trình quan sát, thẩm định các độ xiên lệch của vật thể. Khi người vẽ dùng cây đo để đo, nằm mục đích nắm bắt được tương quan tỷ lệ về các độ lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn của các bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của đối tượng được vẽ. Đo giúp chúng ta hiểu khá rõ về đối tượng trước khi bắt tay vào việc vẽ.

* Các yêu cầu cơ bản về tư thế khi đo:

Một là, điểm đứng của người vẽ luôn luôn cố định trong suốt quá trình quan sát, đo đạt là vẽ.

Hai là, trong khi đo, người đo với tư thế phải dim một mắt, cánh tay cầm cây đo phải vươn thẳng ra thế nằm ngang, song song với mặt đất. Mục đích của sự thẳng tay là nhằm xác định khoảng cách cố định nhất từ cây đo đến vật được đo; thân cây đo đứng thẳng, thẳng góc với cánh tay.

Sau khi quan sát đo đạc xong chúng ta bắt đầu tiến hành vẽ, trình bày, bố cục hình vẽ đối tượng lên giấy. Việc này tiến hành theo các trình tự sau:

3. Xác định hình vẽ theo giấy dọc hay ngang:

Nếu khi đo mà chúng ta thấy tổng chiều cao của đối tượng lớn hơn tổng bề ngang thì chúng ta đặt tờ giấy vẽ và vẽ theo chiều giấy đứng. Nếu toàn bộ bề ngang của đối tượng lớn hơn tổng chiều cao thì ta chọn, đặt giấy nằm ngang.

Trước tiên phải vẽ phác hai đường trục thẳng và ngang giao tại tâm của tờ giấy: Đây là những nét phác định vị cơ bản nhất để làm cơ sở cho việc bố cục hình vẽ trên giấy.

4. Vẽ phác hình tổng thể và bố cục hình vẽ trên giấy:

Tổng diện tích của hình vẽ phải cân đối với tổng diện tích, không gây cảm giác lỏng lẽo (vì hình quá nhỏ so với nền của tờ giấy vẽ) hay cảm giác chật chội so với tổng diện tích nền của tờ giấy (hình quá lớn so với tổng diện tích tờ giấy). Hình vẽ phải bố cục hợp lý trên tờ giấy dựa tên hai đường trục. Không nghiêng phía này hay phía kia. Nghĩa là phải tạo được sự cân đối giữa “khoảng trống” và “khoảng có hình”. Nếu tổng diện tích của khoảng có hình quá lớn so với “tổng diện tích” của tờ giấy thì hình vẽ có vẻ chật chội so với diện tích tờ giấy Nếu hình vẽ nhỏ quá thì gây cảm giác lỏng lẻo…

Chú ý: - Có khi trước khi vẽ trên giấy thật chúng ta có thể ký họa trước vài lần trên giấy rời. Kế đó ký họa ngay trên góc trái của tờ giáy kiểu bố cục mà mình xem là tốt nhất, để dựa vào đó mà bố cục hình thật trên giấy.

- Khi vẽ chân dung người thật hay vẽ đầu tượng thì khi bố cục hình vẽ theo hướng nhìn ngang thì yêu cầu là phải chừa khoản không gian trống phía trước mặt hình vẽ nhiều hơn phía sau.

ve 2

Các cách chuốt bút chì

ve 3

Cách cầm bút chì

5. Vẽ và tô, diễn tả bóng:

Sau giai đoạn vẽ phác bố cục hình vẽ trên tờ giấy thì phần vẽ và diễn tả được thực hiện theo tiến trình sau đây:

a. Dựng hình: Dựng hình là quá trình vẽ đối tượng từ khi phác nhẹ các đường nét làm hệ thống sườn của hình (trục, các nét ngang, dọc, xiên phân chia các khu vực, chiều hướng của hình). Kế đó là vẽ hình dáng chung của đối tượng trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các đặc điểm tổng thể: thế dáng, hình khối, cấu trúc, thăng bằng, hướng ánh sáng chính phụ.

Chúng ta dựng hình trên cơ sở bảo đảm chính xác các đặc điểm cốt lõi của đối tượng. Dựng bằng các nét phác nhẹ tay, nhưng khá chuẩn xác. Khi phác nét lỡ bị sai thì không nên vội tẩy xóa. Đừng e ngại, cứ tiếp tục phác các nét tiếp theo. Nếu nét thứ hai cũng bị sai thì nét đúng sẽ ở giữa ngay bên trong hai nét sai.

Hình vẽ phác đúng là khi nó thể hiện chuẩn xác về: tương quan tỷ lệ, chiều hướng của đối tượng, điểm rơi của các bộ phận xiên, trục thăng bằng, đối tượng không bị nghiêng, lệch đo, những phần lồi, lõm, phần rỗng, phối cảnh…

Khái niệm “vẽ đúng” là hình vẽ chính xác, giống với mẫu thật trên cơ sở so với góc nhìn, tầm nhìn của người vẽ.

b. Tô bóng tổng quát: Sau khi xác định hướng ánh sáng, chính phụ, hệ thống các mảng sáng tối, đậm nhạt thì trước hết chúng ta bắt đầu việc tô bóng tổng quát thành hệ thống đơn giản. Để thực hiện đúng về kỹ thuật và quy trình tô bóng thì chúng ta cần phải tô sắc độ nhạt trước… chưa vội tô đậm ngay mà là phải từng bước tăng dần độ đậm theo quy trình.

Nên nắm bắt cho được tinh thần của ánh sáng đang tác động trên đối tượng. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng: hễ tô bóng lên hình thì lớp bóng sẽ làm hình đã vẽ bị mờ đi. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải dùng nét vẽ để củng cố hình lại sau khi bị mờ.

Khi lớp bóng thứ hai tô lên thì hình vừa được củng cố lại bị mờ nữa. Cứ như thế, sau mỗi lớp bóng là chúng ta lại phải chỉnh dùng nét vẽ để chỉnh hình lại. Việc chỉnh hình là cơ sở để chúng ta định vị các mảng bóng theo hình, diện, các mối liên kết giữa chúng với nhau.

Việc tô bóng tổng quát không phải thực hiện chỉ một lần duy nhất. Sau mỗi lần tô bóng chúng ta cần lùi ra xa để ngắm nhìn lại hình mẫu mà mình mới tô bóng để phân tích, so sánh sự tương quan. Nghĩa là chúng ta phải kiểm tra liên tục sau mỗi chu kỳ tô bóng và chỉnh hình.

c. Tô bóng chi tiết và diễn tả kỹ: Sau khi thực hiện các lớp bóng tổng quát tương đối tốt cũng như liên tục chỉnh hình để cho bóng và hình quyện với nhau một cách chặt chẽ làm lộ đối tượng dần dần một cách toàn diện, chắc chắn thì chúng ta bắt đầu đi vào công việc diễn tả kỹ từng bước, lần lượt từ tổng thể đến các chi tiết.

Không nên tập trung tô bóng vào từng bộ phận mà quên so sánh nó với tổng thể. Từ cơ sở tương quan tổng thể mà dìm, nhấn các sắc độ bóng vào vị trí thích hợp.

Nên nhớ rằng hệ thống ánh sáng: hình khối, cấu trúc, các diện, chất liệu của đối tượng là mục tiêu diễn tra trong bước này.

Không bao giờ để diễn ra tình huống lệch khối, méo hình; hình khối bị lệch đổ; không gian của hình khối quá tách bạch so với nền, hình khô cứng; quá đen, quá đậm….

>>> Quy trình vẽ chân dung người thật

>>> Một chút khái niệm về tranh chân dung

>>> Vai trò của vẽ chân dung trong nghệ thuật

0976984729