Tại sao nên bồi biểu tranh lụa?

1. Lụa nên biểu hay không? Câu hỏi này nên viết chính xác là tác phẩm tranh lụa có nên biểu hay không?

Biểu (裱) có nghĩa là bồi, biểu họa (裱畫) là bồi tranh, còn khi nói biểu bối 裱褙 (ở Việt Nam gọi là “bồi biểu”) thì đầy đủ ý nghĩa hơn, tức là kỹ nghệ trang hoàng, làm đẹp cho tranh. Môn kỹ nghệ bồi tranh ra đời có hai nguyên nhân chính: 1. Để tạo nên sự bảo hộ, che chở, thông qua việc bồi thêm các lớp giấy ở lưng, bồi thêm lụa ở biên giúp cho các tác phẩm thư họa thông qua các lớp bảo vệ có thể lưu truyền từ đời này đến đời khác mà ít bị hư hỏng. Như vậy có thể nói mục đích chính của việc bồi tranh là để kéo dài tuổi thọ cho tranh. 2. Để tăng thêm hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm thư họa. Tác phẩm thư họa chưa qua tay nghệ nhân bồi biểu thì không tiện để trưng bày triển lãm, cũng như thưởng ngoạn. Vậy nên việc bồi biểu tác phẩm tranh lụa là cần thiết với hai mục đích rõ ràng trên. Việc bồi biểu tranh lụa đã được thực hiện và được kiểm chứng qua hàng ngàn năm nay khi quan thưởng các hiện vật còn lưu giữ trong các bảo tàng ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

2. Tính hiệu quả giữa biểu và không biểu?

Như trên đã nói rõ hai mục đích của việc bồi tranh và việc bồi tranh là việc nên làm, tuy nhiên khi nào thì không nên đem đi biểu?. Cổ nhân có câu “bất ngộ lương công ninh tồn cố vật" nghĩa là “không gặp được thợ giỏi thì thà để nguyên vật đấy còn hơn”, việc bồi biểu tranh lụa là cần thiết nhưng phải giao cho đúng người mới có hiệu quả, lợi ích như trên đã nói. “lương công” ở đây là người phải có trình độ chuyên môn cao về bồi biểu, phải được đào tạo bài bản về bồi biểu. Tiện đây tôi nói luôn, không nên dùng kỹ thuật bồi tranh dân gian ở Việt Nam để bồi tranh lụa, cũng như dùng hồ làm từ bột gạo tẻ, hồ PVA để bồi tranh lụa, vì sẽ xảy ra tình trạng ẩm mốc, dùng hồ PVA thì không có tính khả nghịch, không có lợi cho việc phục chế tác phẩm về sau.

3. Độ bền giữa việc biểu hay không?

Các hiện vật tranh lụa lưu trữ trong các bảo tàng trên thế giới đã chứng minh lợi ích của việc bồi biểu trang hoàng tác phẩm tranh lụa. Bản thân chúng tôi cũng đã xem tận mắt, sờ tận tay rất nhiều tác phẩm tranh lụa nhờ được bồi biểu đúng cách mà có thể lưu lại đến ngày hôm nay. Nhưng bồi biểu đúng cách ở đây là như thế nào? Như trên đã nói việc bồi tranh phải giao cho người thợ có chuyên môn, học hành đàng hoàng chứ không tùy tiện mà giao phó cho người khác khi chưa biết rõ trình độ chuyên môn của họ. Như bản thân chúng tôi, khách giao tranh cho chúng tôi bồi thì ai cũng biết chúng tôi đã học được kỹ thuật này từ một chuyên gia bồi tranh người Đài Loan và chúng tôi đã ở lại học tập và làm việc bồi biểu ở Đài Loan nhiều năm rồi mới về nước làm việc. Người thợ có chuyên môn tức là họ đã được đào tạo và nắm bắt rõ các kỹ thuật để bồi tranh lụa, quy trình, công cụ, nguyên vật liệu để bồi một bức tranh lụa. Có ba điểm quan trọng cần lưu ý. Thứ nhất là hồ bồi: người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả người Mỹ sử dụng hồ nấu bằng tinh bột tiểu mạch (bột lúa mì, tên tiếng anh là Wheat Starch tức tinh bột mì là bột mì đã loại bỏ thành phần gluten, cho chất bột mịn, dai và trắng tinh, không có mùi thơm) để nấu hồ bồi tranh lụa. Thứ hai là giấy bồi: giấy bồi là các loại giấy thủ công có tuổi thọ cao như Tuyên chỉ, giấy Dó…Các loại giấy thủ công có tuổi thọ cao hơn lụa, người xưa có câu “chỉ thiên niên, quyên bát bách” nghĩa là “giấy thọ ngàn năm, lụa thọ tám trăm năm”, nên bồi lớp giấy ở lưng tranh sẽ tạo thành một lớp nền làm giá đỡ và bảo vệ lớp lụa mỏng, người Trung Quốc gọi lớp giấy nền bồi sát tranh này là “mệnh chỉ”, mệnh trong sinh mệnh, tính mệnh vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mạng của bức tranh. Thứ ba là kỹ thuật: quét hồ lên giấy để bồi tranh lụa khác với quét hồ lên giấy để bồi tranh giấy. Bồi tranh giấy thì dùng hồ lỏng, bồi tranh lụa thì dùng hồ đặc, hồ càng đặc thì càng khó quét, bởi dùng hồ đặc nhưng phải quét thật đều, thật mỏng thì mới đạt, lúc này nên dùng cọ dày lông ngắn, loại cọ của người Nhật làm. Làm thẳng một bức tranh lụa cũng khó hơn làm thẳng một bức tranh giấy, làm thẳng tranh giấy thì chỉ cần phun một ít nước (phun sương) để tạo độ ẩm thì có thể làm thẳng được rồi. Làm thẳng tranh lụa thì không phun mà dụng cọ thấm nước ở mép tranh để căng tấm lụa.

4. Không biểu thì để được bao lâu?

Việc này thì phải xem điều kiện bảo quản, nếu điều kiện bảo tốt có thể lưu giữ được vài trăm năm. Nhưng như thế nào là điều kiện bảo quản tốt? Điều kiện bảo quản tốt là điều kiện môi trường được xây dựng đặc thù như các kho bảo quản trong các bảo tàng khắp nơi trên thế giới, có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, ánh sáng theo tiêu chuẩn bảo tàng và có các biện pháp chữa trị kịp thời khi tranh lụa xuống cấp.

5. Tại sao biểu hay bị mốc, cách khắc phục?

Biểu hay bị mốc phần lớn là do chỗ dụng hồ, sử dụng các loại bột không phải là các loại tinh bột đã loại bỏ thành phần gluten, bồi biểu không đúng kỷ thuật. Điều kiện bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm thấp cũng sẽ khiến tranh bị mốc. Cách khắc phục: 1. Tạo môi trường bảo quản tốt. 2. Bồi biểu đúng chuẩn.

6. Tại sao tranh lụa của Trung Quốc, Nhật họ biểu mà bền đẹp, mấy trăm năm không mục mốc? Câu hỏi này liên quan đến chất lượng bồi biểu đã trả lời ở câu hỏi số 3.

"Quét hồ lên giấy để bồi tranh lụa khác với quét hồ lên giấy để bồi tranh giấy. Bồi tranh giấy thì dùng hồ lỏng, bồi tranh lụa thì dùng hồ đặc, hồ càng đặc thì càng khó quét, bởi dùng hồ đặc nhưng phải quét thật đều, thật mỏng thì mới đạt, lúc này nên dùng cọ dày lông ngắn, loại cọ của người Nhật làm. Làm thẳng một bức tranh lụa cũng khó hơn làm thẳng một bức tranh giấy, làm thẳng tranh giấy thì chỉ cần phun một ít nước (phun sương) để tạo độ ẩm thì có thể làm thẳng được rồi. Làm thẳng tranh lụa thì không phun mà dụng cọ thấm nước ở mép tranh. Thợ bồi biểu mới vào nghề thì không bồi tranh lụa được, nhưng thợ làm nghề lâu năm cũng phải hết sức cẩn thận. Ba năm học tập kỹ thuật bồi tranh lụa ở Đài Loan thêm hai năm làm việc ở Việt Nam chúng tôi đã không ngừng hoàn thiện tay nghề và đến hôm nay thì có thể tự tin làm tốt khâu bồi biểu tranh lụa, dòng tranh mà nhiều họa sĩ ở Việt Nam đã và đang theo đuổi. Việc bồi một lớp giấy thủ công tuổi thọ cao ở mặt sau sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của tranh lụa, lớp giấy này giống như lớp giá đỡ bảo vệ giúp tranh lụa trường tồn với thời gian. Và việc bồi một lớp giấy ở mặt sau tranh lụa để kéo dài tuổi thọ đã được thực hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... chứ không phải là sáng kiến gì của bản thân chúng tôi. Chúng tôi chỉ là người học được ngón nghề này từ họ và mong muốn góp phần vào việc giữ gìn những bức tranh lụa quý giá của các họa sĩ Việt Nam." (Hán Nôm Đường) Trong hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục liệt kê trả lời các câu hỏi của anh.

Có ba yếu tố quyết định Tranh nên bồi: chất lượng giấy bồi, hồ bồi, kỷ thuật bồi, ở Việt Nam người ta thường dùng kỷ thuật bồi tranh dân gian để bồi tranh lụa thì sao không nhanh hỏng được.

tranh lua 1

tranh lua 2

tranh lua 3

tranh lua 4

tranh lua 5

tranh lua 6

tranh lua 7

tranh lua 8

tranh lua 9

tranh lua 10

tranh lua 11

tranh lua 12

tranh lua 13

tranh lua 14

tranh lua 15

tranh lua 16

tranh lua 17

tranh lua 19

tranh lua 20

tranh lua 21

tranh lua 22

- Theo thầy Bùi Tiến Phúc
(Facebook Chia se Kien thuc Hoi hoa)

>>> Tìm hiểu về tranh lụa Việt Nam

>>> Tính trang trí trong tranh lụa

>>> Hình tượng nghệ thuật trong tranh lụa

0976984729