Than chì, bút chì, bột than chì và muội than

 

1. Than chì:

Than chì được phát hiện ra lần đầu tiên vào thế kỷ XVI, ban đầu người ta nghĩ rằng đó là chì. Do đó bút chì thường bị nhầm lẫn là làm từ chì.

Than chì hay graphit (graphite): là một thể dạng của cacbon (được đặt tên bởi Abraham Gottlob Werner năm 1789, từ tiếng Hy Lạp γραφειν: "để vẽ/viết", vì ứng dụng của nó trong các loại bút chì). Công dụng được biết đến nhiều nhất của than chì là làm ruột các loại bút chì.

2. Bút chì:

Ban đầu, những que than chì được quấn trong dây thừng hoặc bọc trong da cừu, nhưng sau này chúng được nhét vào trong những thanh gỗ đục lõi. Những cây bút chì than được sản xuất đại trà đầu tiên ra đời ở Nuremberg nước Đức vào năm 1662.

* Ý nghĩa những con số trên thân bút chì:

Cấu tạo của ruột chì là một hỗn hợp, than chì càng nhiều, đất sét càng ít thì càng đậm nét. Càng nhiều đất sét thì bút chì càng cứng và nét bút càng nhạt khi viết lên giấy. Những cây bút chì được phân loại dựa vào độ mềm hoặc cứng của chúng.

- Con số: “No. 2”: Số No. 2 trên thân một cây bút chì cho biết có bao nhiêu lượng than chì bên trong lõi của nó, do các nhà sản xuất kí hiệu. Thang điểm phân loại bao gồm từ số 1 đến số 4: No. 1, No. 2, No. 2,5, No. 3, No. 4. Hỗn hợp với lượng than chì nhiều hơn thì nét đậm.

Đây cũng là một cách để phân loại bút chì, Với No.1 thì nét đậm, dễ bị làm nhòe, với No. 3 và No. 4 với lượng than chì ít dần, nét chì mờ.

- Con số: "2B" Còn có cách khác để phân loại độ đậm nhạt của bút chì. Trên thân bút chì đều ghi một kí hiệu như vậy, với bút 2B chắc chúng ta đã quá quen thuộc và đặt cùng với 1 cái tên cho nó “bút chì 2B” nhưng thực chất nhiều người không biết ý nghĩa của thông số này, cũng như không biết các loại bút chì khác.

Một thang phân loại khác ghi có trên thân bút chì bao gồm từ : 9B, 8B, 7B, 6B, 5B, 4B, 3B, 2B, B, HB, F, H, 2H, 3H, 4H, 5H, 6H, 8H, 9H.

chi 6

chi 7

chi 10

chi 13

H là viết tắt của Hard (cứng), B viết tắt cho từ Black, còn F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy đầu chì (loại bút này rất hiếm gặp). Các bút chì black là màu đen đậm nhất tỉ lệ nghịch với độ cứng, độ cứng càng nhiều thì độ đen càng ít đi.

Thang số trên chính là chỉ độ cứng (Hard), độ cứng tăng dần từ trái qua phải (từ 9B đến 9H) vậy bút chì 9B là đậm nhất thuần màu đen và mềm nhất, 7B thì nhạt hơn, 5B thì nhạt hơn nữa, còn 9H thì cứng nhất bởi vậy nên nét bút cũng nhạt nhất trong thang phân loại. Cho nên phần lớn những cây bút chì thông dụng thường ở mức HB (hard = black) – nghĩa là trung bình về độ cứng và màu đen, không quá cứng và cũng không quá đậm.

* Phân biệt các loại bút chì:

• Bút than chì (graphite Pencils): Bút hỗn hợp than chì và đất sét, loại phổ biến nhất

• Bút than chì đặc (Solid graphite Pencil): Toàn thân được làm bằng than chì không vỏ gỗ.

• Bút làm từ than củi (Charcoal Pencils): Cho màu đen đậm hơn, nhưng bị lem bẩn nhanh và mài mòn nhanh.

• Bút chì carbon (carbon pencils): Vừa đậm màu hơn than chì vừa mềm mại hơn than củi.

• Bút chì màu (pencil crayons): Có lõi giống như sáp, gồm bột màu và các phụ gia khác.

• Bút chì màu nước (watercolour pencils): cũng tương tự như bút chì màu nhưng người ta có thể dùng nước và cọ để hòa màu các nét bút đã vẽ.

• Bút chì dầu (grease pencils): dùng để viết trên kính, nhựa, kim loại và giấy ảnh.

3. Bột than chì:

Bột than chì (hay còn gọi là bột graphit) được tạo ra trong quá trình xử lý gia công điện cực than chì.

4. Muội than:

Muội than (Color Index International, PBK-7) là tên của một loại bột màu đen thông thường, được sản xuất theo truyền thống từ các vật liệu hữu cơ như gỗ hoặc xương.

• Màu đen ngà được sản xuất bằng cách ngà voi hoặc xương

• Nho đen được sản xuất bởi những cây nho và cọng nho khô.

• Đèn đen được sản xuất bằng cách thu thập bồ hóng từ đèn dầu.

Tất cả các loại muội than này được sử dụng rộng rãi như các màu sơn kể từ thời tiền sử. Rembrandt, Vermeer, Van Dyck, và gần đây, Cézanne, Picasso và Manet sử dụng các sắc tố màu muội than trong tranh của họ. Một ví dụ điển hình là trong bức tranh " Âm nhạc trong Tuileries " của Manet, trong đó váy đen và mũ của nam giới được sơn màu đen ngà.

Theo đúng nguyên tắc, các họa sĩ phải thông thạo kỹ năng vẽ chì sau đó mới chuyển sang vẽ màu.

Trong số các nghệ sĩ vẽ ký họa chì xuất chúng nhất có Leonardo, Michelangelo, Raphael, Dürer, Guercino, Ingres, Degas và Seurat.

chi 15

Vào năm 1795 ở Pháp, Nicolas – Jacques Conté (1755-1805) là một họa sĩ người Pháp, đã phát minh ra loại bút “chì” hiện đại (bút sáp Conté), bằng cách trộn bột than chì với đất sét và nén hỗn hợp này vào trong ruột một thanh gỗ, đó là một loại bút phấn màu cứng được rất nhiều nghệ sĩ sử dụng để tạo nên những hiệu ứng tuyệt vời, trong đó có Seurat với rất nhiều bức ký họa có màu sắc êm dịu.

Trước khi bút làm từ than chì được sử dụng rộng rãi, và cả về sau đó nữa, các họa sĩ thường vẽ ký họa và vẽ phác thảo bằng bút lông hoặc bút sắt, hoặc bằng phấn màu, hay bằng bút ngòi bạc (silverpoint) – là một loại bút làm từ bạc hoặc kim loại tương tự dùng để tạo nên những đường nét có màu xám bạc.

chi 1

chi 2

chi 3

chi 4

chi 5

Chì than

chi 8

Những “ký hiệu” để diễn tả sắc độ

chi 9

chi 10

Bút chì đậm

chi 11

Bút chì than trắng

chi 12

Cây nối đuôi bút chì

chi 14

Bột than

chi 16

chi 17

Tranh phong cảnh vẽ bằng bút chì

chi 18

Bột than, cọ tải, cọ vẽ, và gôm

chi 19

Bột chì than

chi 20

Bột giấy di chì

chi 21

chi 22

Tranh phong cảnh vẽ bằng bút chì

- Theo Trần Công Quới -

>>> Hình họa cơ bản

>>> Kỹ thuật sử dụng bút chì

>>> Hướng dẫn vẽ chân dung bằng chì than

0976984729