Vẽ chân dung bằng phấn tiên (Pastel)
Về tên gọi thì “pastel” được gọi là phấn tiên để phân biệt với phấn màu dùng để viết trên bảng. Như vậy, phấn tiên là phương tiện, chất liệu để vẽ diễn tả chứ không phải để viết bảng.
Trên thực tế cũng có người gọi “pastel” là “phẩm màu”, thuật ngữ này không chính xác. Phấn màu là chất bột thạch cao và đất sét trắng được người ta nghiền trộn và ép thành thỏi. Nó có độ cứng hơn phấn tiên cho nên người viết có thể vẽ những nét thanh mảnh và nét to (do nhấn hay viết nhẹ). Phấn tiên mềm hơn cho nên không thể chuốt hay mài nhọn hay mài vạt như mũi xà beng…
1. Các đặc điểm của chất liệu phấn tiên (pastel):
a. Phấn tiên là dạng bột màu được trộn với keo và nén thành thỏi tròn hay vuông.
b. Giấy vẽ phấn tiên có độ nhám để dễ bắt màu (màu bám vào sớ giấy). Giấy có độ trơn láng không thể vẽ phấn tiên được.
c. Phấn tiên có độ mềm hơn chất chì trong bút chì cho nên chúng ta không thể “tỉa” chi tiết đối tượng như bút chì.
d. Vẽ pastel thì chúng ta có phấn màu trắng để điểm những phần sáng chứ không phải chừa giấy trắng như vẽ bút chì đen bình thường.
e. Nét hay mảng màu phấn tiên không bám đều lên mặt giấy mà chỉ bám vào các hạt trên mặt giấy. Khi dùng ngón tay (da đầu ngón tay) để “di” (chà cho mịn) làm cho các hạt màu tan nhuyễn thành các mảng màu bám sát vào mặt giấy tạo bề mặt của mảng màu mịn màng hơn. Người cũng có thể dùng vải hay nỉ để “di” hay vuốt màu cho mịn mà không can ngón tay.
2. Quy trình vẽ chân dung người thật bằng phấn tiên:
a. Dùng màu da tô mảng lớn trùm cả diện tích phần đầu.
b. Dùng màu nâu hơi đậm vẽ những mảng tối ở các vị trí: lỗ mũi, hố mắt, môi và phần bóng tối lớn (một bên mặt hay dưới cằm…).
c. Dùng màu đậm hơn để xác định những nét phấn sơ bộ đồng thời dùng màu sáng để nhấn lên những phần sáng do màu nền có sẵn (tô tổng quát từ bước đầu tiên) với mục đích tạo khối sơ bộ và kiểm tra mức độ giống mẫu ở dạng toàn bộ.
Quy trình vẽ chân dung bằng phấn tiên (pastel) hoặc than
>>> Quy trình vẽ chân dung người thật
>>> Hướng dẫn vẽ chân dung bằng chì, than