Cách thưởng thức nghệ thuật

Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) được đánh giá là một trong những nghệ sĩ tài năng của nền Hội họa Việt Nam thế kỷ 20. Ông sinh ra và sống gần như suốt cả cuộc đời ở Hà Nội. Ông đã làm việc miệt mài ở xưởng vẽ trên căn gác xép nhỏ, vỏn vẹn khoảng chừng tám mét vuông tại ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc, Hà Nội và để lại một số lượng lớn tác phẩm hội họa. Ông đặc biệt nổi tiếng với các bức tranh vẽ về phố xưa, nhà cổ, mái ngói thâm nâu ở Hà Nội nội thành - “Phố Phái”. Mặc dù được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của hội họa hiện đại Việt Nam, song cho mãi tới năm 1984, Ông mới được phép tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên, từ ngày 22/12/1984 đến 22/01/1985 tại Nhà triển lãm 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Tiếc thay, đây cũng là cuộc triển lãm cá nhân duy nhất và cuối cùng của Ông.

Đương thời, họa sĩ Bùi Xuân Phái sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, túng thiếu và chật vật, phải chạy vạy lần hồi từng bữa để kiếm tiền nuôi các con ăn học, trong khi Ông lại bị thôi việc sớm nên chỉ còn cách kiếm tiền vặt vãnh qua nhận vẽ tranh minh họa cho các báo và phục trang sân khấu. Nhưng đối với hội họa, Ông luôn tự đặt câu hỏi nghệ thuật là gì? Thế nào là nghệ thuật? Làm như vậy có phải là nghệ thuật đích thực không? Cái đẹp nằm ở đâu? Ông lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại, tự nhủ mình, rồi tự trả lời, tự băn khoăn trong cuộc sống đầy lo âu, bất trắc mà nếu ai chưa từng sống qua thời kỳ tem phiếu, bao cấp và chứng kiến cảnh ngăn sông cấm chợ khi đó, thì cũng khó mà hiểu hết những gì Ông viết. Thời kỳ đó, không chỉ có những khó khăn về kinh tế, đe doạ của bom đạn chiến tranh, mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, giáo điều, ấu trĩ và đặc biệt có không ít kẻ cơ hội chính trị trong họat động nghệ thuật, các “hồng vệ binh” trên “mặt trận văn hoá”, hỗn thói sai nha, rình rập, soi mói, thóc mách, quy chụp xằng bậy những ai sớm ảnh hưởng văn hoá phương Tây, có khuynh hướng hội họa hiện đại, biểu hiện sáng tác “chệch hướng”, mang tư tưởng tự do cá nhân, “nghệ thuật vị nghệ thuật”, xa rời đường lối... giống như việc quy kết “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là thành phần suy thoái, bất hảo hiện nay.

Ông không bao giờ chấp nhận hạ thấp nghệ thuật để cho dễ hiểu đối với số đông, trái lại Ông luôn đòi hỏi, mong muốn trình độ thẩm mỹ của dân chúng sẽ dần được nâng cao. Với Ông, giá trị đích thực của bức tranh không quá lệ thuộc vào đồng tiền, và Ông tin rằng nghệ thuật đích thực cũng cần phải có quá trình để nhận thức và phải mất thời gian lâu dài mới có thể hiểu thấu được.

Theo đuổi cái đẹp không đơn thuần chỉ ở trong tranh mà còn phải luôn luôn trau dồi tư cách đạo đức của một người nghệ sĩ chân chính. Muốn đưa được cái đẹp lên tranh, trước hết người nghệ sĩ phải NHÌN và phải THẤY được cái đẹp ngoài đời, cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa và quan trọng là phải sống đẹp - chân thành, trung thực, tình nghĩa và tử tế. Cái đẹp của nghệ thuật là vô thời, là mãi mãi, không đánh bóng thời vụ, không màu mè phong trào, không hô hào sáo rỗng.

Theo Ông, muốn xem được tranh, tất nhiên không chỉ có năng khiếu về thẩm mỹ, mà còn phải có giáo dục, sự hiểu biết phong phú về hội họa và cuộc sống. Xem được tranh trước hết bạn phải thích tranh, yêu tranh và bạn phải có kiến thức căn bản về hội họa. Xem tranh là để hiểu tác giả. Danh họa Picasso đã từng nói: “Bạn hãy đưa tranh của bạn ra đây, tôi sẽ nói bạn là ai!”.

Thực tế, rất nhiều người NHÌN tranh nhưng họ lại không THẤY được cái đẹp. Buồn thay, một nàng tuyệt đẹp lại gặp phải chàng cận thị không có kính. Nói tinh mắt về hội họa nó khác với tinh mắt về ... vệ sinh. Giống như anh chàng bị mù chữ, dù mắt nhìn vẫn rõ. Chuyện kể rằng, có một quý bà hỏi một họa sĩ vẽ trừu tượng: “Ông vẽ cái gì mà tôi nhìn chẳng hiểu gì cả?”. Họa sĩ bèn hỏi lại: “Thưa bà, thế bà có hiểu gì không khi nghe con chim họa mi cất tiếng hót?”. Người mù về hội họa tất nhiên họ sẽ không xem nổi những bức tranh khó hiểu. Xem tranh là xem tác giả. Tác giả càng quen thuộc càng làm cho ta thích không hẳn chỉ vì cái tên, vì giá tranh mà vì phong cách vẽ.

Có những người xem tranh “không có gì” nên họ xem những tranh “không có gì” và họ lấy đó làm cái thú! Hỡi người chơi tranh, xem tranh, người thưởng thức tranh, nếu quả các người chỉ vì tiền, vì a dua, xem tranh bằng tai... thì các người sẽ không thể hiểu được những bức tranh thật hay, thật mới. Các người chỉ hiểu nổi những cái cũ kỹ nó đã quen với những rung cảm cũng cũ kỹ của các người mà thôi. Chao ôi, đáng thương những “bức tranh” dở mà nhiều người lại tha thiết chơi. Lỗi tại người vẽ hay lỗi tại người chơi?

Mà chết nỗi cái “đẹp” tầm thường lại được nhiều vị tầm thường ưa thích! Các vị đó lại hay có tiền, nên mấy ông họa sĩ khéo tay “trúng mánh” kiếm tiền rất dễ, đâm ra kiếm ăn thành quen, thành ra khi vẽ họ không nhìn thấy cái đẹp nữa mà cứ nghĩ đến tiền, để bán, để chiều lòng khách hàng, rút cục vì kiếm ăn lại đẩy họ vào lối vẽ dễ dãi để kiếm ăn. Thành một thói quen, một lối vẽ tầm thường, cứ làm đi làm lại, không sao nhích tới mức nghệ thuật được. Đừng làm xiếc với nghệ thuật - nó thành ra một thứ tiểu xảo tầm thường. Làm nghề “phổ biến cái đẹp” mà vô tài thì thật là tai hại. Như thế có khác gì phổ biến cái xấu! Bi đát thay và đáng thương thay!

Với Ông, càng ngày hội họa càng xa dần cái vỏ thực tế vì sợ nó giống ảnh, họa sĩ nếu dựa vào thiên nhiên mà để làm tranh, nếu chỉ sao chép lại thiên nhiên một cách lệ thực thì không đáng vẽ về mặt sáng tạo. Một cái máy ảnh làm công việc đó nhanh, chính xác và rẻ tiền hơn rất nhiều. Người họa sĩ phải dùng trí tuệ và tình cảm để cảm thụ, phân tích thực tế và chuyển tải nó sang “ngôn ngữ” hội họa, trong đó óc tưởng tượng họat động. Nghệ thuật làm người xem thấy thú vị ở chỗ đó. Những người có nghề, khi xem một bức tranh, câu hỏi đầu tiên của họ thường là: “Đâu là tín hiệu của sáng tạo?”.

Một nghệ sĩ có tài là người vẽ tranh có chất lượng cao, không rẻ tiền chiều khách, không ngô nghê nhàm chán, không hời hợt sáo cũ, không nhái theo người khác, không rập khuôn nhà trường, không dễ để được khen, không ngại bị loại bỏ, không sợ bị chê “chửi”. Vẽ mà không giống bất kỳ ai trên thế giới và không lặp lại chính mình mới là khó!

nghe thuat 1

Theo HS Bùi Xuân Phái (BXP), vẽ chân dung trước hết là có nghệ thuật chứ không phải là giống. Không phải là cố vẽ cho đúng, cho giống, cho đầy đủ. Mà giống như thế nào? Phải giống theo quan niệm của NGƯỜI VẼ chứ không phải theo quan niệm của NGƯỜI XEM (sinh thời, có một anh nhà giàu - vốn là người sưu tầm cây và chim cảnh, có ý muốn đặt BXP vẽ cho mình một bức chân dung, anh ta đi lại nhiều lần, hối thúc BXP vẽ. Sau đó BXP đã nói: “Nếu vẽ chỉ để cho một mình ông thích thôi thì rất dễ và tôi có thể vẽ cho ông xong ngay bây giờ, nhưng nếu để cho nhiều người khác xem bức chân dung đó mà cũng thích được thì lại là chuyện khác”)

nghe thuat 2

nghe thuat 3

nghe thuat 4

nghe thuat 5

nghe thuat 6

nghe thuat 7

nghe thuat 8

nghe thuat 9

nghe thuat 10

nghe thuat 11

nghe thuat 12

nghe thuat 13

nghe thuat 14

nghe thuat 15

nghe thuat 16

nghe thuat 17

nghe thuat 18

nghe thuat 19

nghe thuat 21

nghe thuat 20

nghe thuat 22

nghe thuat 23

nghe thuat 24

nghe thuat 25

nghe thuat 26

nghe thuat 27

nghe thuat 28

nghe thuat 29

nghe thuat 30

nghe thuat 31

nghe thuat 32

nghe thuat 33

nghe thuat 34

nghe thuat 35

nghe thuat 36

Vào những năm 1970, các nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu quan tâm đến nghệ thuật phương Tây ngoài Liên Xô và các nước XHCN, dưới góc độ phê phán những ảnh hưởng xấu của văn hoá và hội họa phương Tây. Tài liệu về nghệ thuật phương Tây thời gian đó không có nhiều ở Việt Nam. Ngay cả Picasso, một họa sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ cũng chỉ được nhắc đến ở Việt Nam như một đảng viên ĐCS Pháp nhiều hơn là một họa sĩ tiên phong trong các khuynh hướng hội họa hiện đại. Bùi Xuân Phái và các họa sĩ được đào tạo từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đều đã ít nhiều biết đến hội họa hiện đại. Thực tế, trên thế giới, những trào lưu nghệ thuật này đã phát triển trong một thời gian dài đầu thế kỷ. Nhưng ở miền Bắc XHCN lúc này gần như các họa sĩ ít được ra nước ngoài để nhìn tận mắt những tác phẩm của chủ nghĩa hiện đại. Họ chỉ được nghe nói và biết rất ít qua các tài liệu của Liên Xô và Pháp xuất bản do những người đi học ở Đông Âu đem về. Triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối tháng 12/1984) tại Hà Nội có 4 bức tranh trừu tượng được trưng bày, Ông lấy tên “Thể nghiệm 1”, “Thể nghiệm 2”, “Thể nghiệm 3” và “Thể nghiệm 4”. Giai đoạn này ở miền Bắc Việt Nam, tranh trừu tượng là một đề tài chưa được chấp nhận. Có lẽ tranh trừu tượng ít được công bố và chấp nhận nên các bức tranh trừu tượng của Bùi Xuân Phái được Ông cất giữ nguyên vẹn cho đến ngày họa sĩ qua đời. Mãi đến năm 1993 Việt Nam mới có “triểm lãm tranh trừu tượng” đầu tiên (tổ chức tại Sài Gòn).

nghe thuat 37

nghe thuat 38

nghe thuat 39

nghe thuat 40

- Trần Huy Mẫn -

>>> Kiến thức về nghệ thuật trang trí

>>> Hình tượng nghệ thuật trong tranh lụa

>>> Tầm quan trọng của khoa học vật liệu trong nghệ thuật

0976984729