Sự khác biệt giữa tượng đầu người và tượng thật

So với vẽ đầu tượng thì vẽ chân dung người thật chắc chắn là khó hơn. Sự khác nhau của hai loại bài học này có thể tóm tắt trong một số vấn đề như sau:

tuong 1

tuong 2

1. Mẫu người thật luôn chuyển động và có sự sống. Do vậy để quan sát, xác định khối hình đặc điểm không dễ như vật mẫu bất động. Trong quá trình vẽ chắc chắn là có sự giao lưu giữa vẽ và người mẫu. Đây là sự tương tác có thể gây cảm xúc cho người vẽ.

2. Vì người mẫu có sự chuyển động của cơ thể và cả nét mặt đồng thời có giờ nghỉ giải lao theo quy định. Do vậy việc quan sát và vẽ đòi hỏi người vẽ cần có kế hoạch sử dụng thời gian cho từng giai đoạn thật cụ thể (dựa trên tổng quỹ thời gian của bài học cho phép) và tiến hành nghiêm túc thì mới mong đạt hiệu quả về tiến độ.

3. Sự tương quan về màu sắc trên người mẫu hoàn toàn không giống với tượng thạch cao. Với tượng mẫu bằng thạch cao thì chỉ có một màu trắng và nó thay đổi do sự tác động của ánh sáng (quang lượng, góc chiếu, màu của ánh sáng…) còn người mẫu thật có nhiều màu sắc phức tạp hơn. Do vậy người vẽ cần nhớ và phân biệt và phải quan sát thật rõ sự khác biệt giữa các loại chất liệu và quy ra sắc độ đậm nhạt: thạch cao và da người ngoài sáng cũng như trong bóng tối cùng với màu đậm của mắt và của tóc. Về da người cũng có chỗ bóng loáng (gò má, đầu sống mũi và phần hứng sáng của tóc) cho nên cần chừa những khoảng trắng của chất liệu giấy theo vị trí thích hợp.

Tất nhiên là tất cả các màu sắc đều trở nên nhạt hay đậm hơn, sáng hay tối hơn do sự tác động của ánh sáng.

Màu của da và tóc có độ bóng loáng (phần da bóng như gò mà, sóng mũi, môi và phần sáng của tóc) hay sần hoặc mờ (trường hợp da mặt sần sùi của tóc khô…).

Trước mẫu người thật thì việc xác định bóng tổng quát có vẻ khó hơn trước vật mẫu chỉ có một chất liệu và một màu (tượng thạch cao thì chỗ nào cũng trắng).

4. Khối, độ lồi lõm, nếp nhắn trên chân dung người thường sâu và nhiều chi tiết hơn so với mẫu tượng. Bởi vì đa số nhà điêu khắc nặn tượng chân dung thường có khuynh hướng tinh lọc hay đơn giản về hình khối tổng quát.

5. Đầu người thật có những chi tiết tinh tế hơn đầu tượng. Thí dụ như mí mắt, khối và khóe môi, lông mày. Mí mắt là lớp da phủ trên khối tròn của nhãn cầu có sự mềm mại, chịu sự tác động của ánh sáng. Khối môi trên môi dưới do các cơ phối hợp và có độ nở mềm mại còn khóe môi có độ lõm, phần khuất sáng sinh động. Phần lông mày vừa là khối được phủ bởi lớp lông mọc xếp theo trật tự riêng và chịu sự tác động của ánh sáng. Cho nên tất cả các bộ phận này đòi hỏi sự tinh tế trong các diễn nét đậm nhát một cách mềm mại.

tuong 3

tuong 4

Người đọc hay chăm chú quan sát hình và khối, độ nhô của đôi môi khi nhìn ngang. Sau đó nhìn trực diện để hiểu rõ điều này và thử diễn tả nét của đôi môi bằng sự nhấn buông của nét vẽ thật hợp lý và mềm mại. Nét vẽ và sự diễn nét không khô cứng như khi vẽ các bộ phận này ở đầu tượng.

6. Ở mẫu tượng có bục gắn với cổ còn ở người thật thì không có, mà chỉ là phần thân người từ vai xuống ngực. Tuy nhiên phần thân người không cần phải vẽ kỹ.

>>> Các bước dùng sơn dầu để vẽ tranh chân dung

>>> Tranh chân dung (sưu tầm)

>>> Tranh chân dung của Nicolai Fechin

0976984729