Tự học vẽ

1. Vẽ gì đây?

Bạn có thể vẽ bất kỳ thứ gì mình muốn, từ hình khối cho đến họa tiết. Cũng có thể là tranh trừu tượng (chủ thể không rõ bản chất) hay tranh tượng trưng (chủ thể rõ ràng) hoặc những bức vẽ không phân định rạch ròi thể loại.

Những bức vẽ tượng trưng thường được phân chia thành nhiều thể loại và hạng mục, tiêu biểu có thể kể đến tranh phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và dáng vẻ cơ thể người.

Việc phân loại này rất hữu dụng, tuy nhiên đừng để bản thân bị giới hạn bởi chúng và ám ảnh phải vẽ được các bức tranh phù hợp với một thể loại nhất định. Vì vậy, bạn có thể chọn vẽ duy nhất một thể loại hay kết hợp chúng với nhau. Nhớ rằng, chúng ta là công cụ hỗ trợ, chứ không phải nguyên tắc tuyệt đối cần tuân theo.

* Tranh tĩnh vật:

ve 1

Đây là một loại hình hội họa, gồm vẽ một vật hoặc nhóm các sự vật bất động. Đây cũng là một cách hay để rèn luyện sự tập trung quan sát của bạn, và học cách truyền tải chúng vào trang giấy.

* Tranh hình dáng cơ thể người:

ve 2

Cơ thể con người luôn là một thử thách thú vị với các họa sỹ, dù cho là vẽ tốc họa, thô sơ hay tỉ mỉ từng chi tiết. Có rất nhiều cách để vẽ loại chủ thể này, với vô vàn hình dáng và chuyển động khác nhau. Và bạn cũng không cần phải giới hạn bản thân mình vào chỉ mỗi hình dáng cơ thể người.

* Tranh chân dung:

ve 3

Nắm bắt, chuyển tải được đặc điểm và cá tính riêng của một ai đó lên trang giấy bằng những đường chì chưa bao giờ là một việc dễ dàng hay nhanh chóng. Nó đòi hỏi nhiều thời gian và sự khổ luyện nhưng tất cả những nỗ lực ấy đều mang đến thành quả xứng đáng. Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp hay để củng cố kỹ năng của bạn.

* Tranh phong cảnh:

ve 5

ve 6

Loại hình hội họa này mang đến cho tranh của bạn đa dạng các loại phông nền, chẳng hạn như những ngọn đồi trùng điệp, khu rừng rậm xanh màu, dòng suối róc rách chảy hay thậm chí có thể chỉ là những khung cảnh bạn ngắm nhìn được từ căn phòng của mình. Thú vị là, những phong cảnh này cũng có thể hoán đổi vị trí, trở thành chủ thể chính của bức tranh.

ve 7

Con đường đến Tarascon – Vincent Van Gogh (1888)

Vicent Van Gogh là họa sỹ có niềm đam mê vô cùng mãnh liệt. Ông cảm thấy thích thú với thế giới xung quanh mình và không ngừng chuyển tải những điều này lên tranh canvas hay các trang giấy. Dù họa phẩm của ông đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ vẫn còn một số bức hiếm gặp hơn, chẳng hạn như những tranh mang phong cách vẽ phóng khoáng, ít sự tính toán.

Van Gogh là bậc thầy khám phá thị giác. Đối với ông, hội họa hợp lý hóa những gì ông nhìn thấy hằng ngày xung quanh mình. Và chủ thể trong tranh ông phản ánh chính xác phong cách này. Để tái hiện toàn bộ khung cảnh trước mắt mình, Van Gogh sử dụng một loại ngôn ngữ của dấu ấn, dấu chấm, vệt màu, đường thẳng và đường uốn lượn để “viết” nên tác phẩm hội họa của riêng mình.

ve 8

Chờ số báo mới – L.S.Lowry (1930)

Bức tranh trên khắc họa sắc nét nhiều con người đang đứng chờ đợi một điều gì đấy. Phía sau họ, khung cảnh thị trấn trông như đang tan rã, nhem nhuốc hòa lẫn vào khoảng không mơ hồ. Một màu xám xịt bao trùm lên tất cả, từ người lớn, trẻ em cho đến những tòa nhà, phố xá. Nhưng cũng chính trong bầu không khí xỉn màu này, chúng ta lại rõ ràng nhìn thấy, cảm nhận được sắc màu và hơi thở của bối cảnh sống hàng ngày.

Đây chính là thế giới của họa sỹ L.S. Lowry. Nó chắc hẳn không “thú vị”, cũng chẳng “đẹp đẽ” gì và cam đoan rằng càng không phải là một đề tài tiêu biểu của các họa sỹ vào những năm 1930. Thay vào đó, nó rất bình thường, chỉ đơn thuần là một nơi có những dãy nhà giống hệt nhau, lởm chởm ống khói đen ngòm và đầy rẫy bao người bước ra ngoài, cặm cụi làm những công việc hàng ngày của họ.

Lowry đã truyền tải tính cách cá nhân của mỗi nhân vật vào tác phẩm này, không phải thông qua mô tả chi tiết trên khuôn mặt, mà là các dáng vẻ khác nhau. Chẳng hạn, ta có thể thấy ở giữa bức tranh, một cậu bé đang buông thõng đôi vai mình, chán nản chờ đợi và tìm cách thu hút sự chú ý từ người mẹ. Phía bên trái, một cô gái có vẻ như đang đỡ lấy một cú đánh từ cậu em trai tinh nghịch. Trong khi đó, các bậc phụ huynh thì đang tranh thủ tám chuyện, trong lúc đợi chờ số báo mới.

Cũng giống như Lowry, bạn có thể trở thành một người ghi chép sắc sảo, lưu giữ hình ảnh con người và không gian trong thế giới của chính bạn dù cho nó có là gì hay ở đâu đi chăng nữa.

ve 9

Mùa cảm cúm – Mattias Adolfsson (2016)

Chúng ta sẽ rất dễ lạc bước trong căn phòng của họa sỹ Mattias Adolfsson bởi vì nó đầy ắp và chen chúc những chi tiết tuyệt diệu. Nếu như bản chất bức vẽ của họa sỹ Lowry là sự giản đơn, thì Adolfsson thổi hồn vào tác phẩm của ông một nét đẹp phức tạp.

Bức tranh này là một tổng thể phức tạp, vì Adolfsson đã lấp đầy khắp các ngóc ngách của nó bằng những chi tiết kích thích, gây tò mò. Tính cách của chủ nhân căn phòng này dần tiết lộ thông qua mọi chi tiết bên trong, như một chiếc bàn lộn xộn hay các tựa sách chi chít chữ trên kệ lớn.

Tác phẩm của Adolfsson thường khắc họa những nhân vật tuyệt vời, luôn vùi mình bận rộn trong khung cảnh kỳ diệu, đẹp đẽ. Đường nét phức tạp trong các bức tranh phản ánh đúng bản chất của một người xuất thân từ ngành kiến trúc sư, kỹ sư như ông. Họa sỹ có tình cảm đặc biệt dành cho ngành cơ khí, máy móc, những cấu trúc kỳ lạ và tuyệt diệu. Chính vì thế, ông luôn dặm tô những chi tiết này rực rỡ, tỏa sáng trong tranh vẽ của mình.

Hãy quan sát chủ thể thật gần và vẽ tất cả những chi tiết nhỏ bạn thấy vào tranh. Và đừng ngại khi phải vẽ kín cả trang giấy.

ve 10

Trở lại Brideshead – Quentin Blake (1962)

Những bức vẽ đẹp luôn song hành cùng các câu chuyện tuyệt vời. Từ những lời nói của một trong những người kể chuyện hay nhất thế kỷ 21, họa sỹ Quentin Blake đã tài tình chuyển hóa, tạo nét dựng hình chúng thành một bức tranh sắc bén.

Bức tranh dưới đây khắc họa hai người đàn ông trẻ tuổi, Charles Ryder và Sebastian Flyte, trong tiểu thuyết “Trở lại Brideshead” của nhà văn Evelyn Waugh.

Thoáng nhìn qua, hai người đàn ông này đều có chung một bộ dạng thư giãn. Nhưng trong biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể họ có những nét khác biệt rất tinh tế. Chúng đã được Blake nắm bắt và chuyển tải vào trang giấy bằng một sắc thái bén lẹm. Trong đó, một người quý tộc trẻ đang nằm ườn dài, duỗi thẳng đôi chân, trông rất lừ đừ và trống trải. Còn người bạn của anh thì bó gối, biểu cảm có vẻ không mấy dễ chịu.

Nếu một bức vẽ tựa ngàn lời chuyện trò, thì chỉ riêng một cử chỉ hay biểu cảm “đắt giá” là đã chiếm 999 phần. Đây chính là kỹ năng của Blake. Ông thâu tóm toàn bộ sự chú ý của chúng ta tựu lại vào một biểu cảm hay điệu bộ đặc trưng, lột tả tính hoàn hảo tính cách của nhân vật. Rồi dựa vào điểm trung tâm này, mọi thứ xung quanh được phác họa theo.

Những bức vẽ của Bake trông có vẻ rất thanh thoát, cứ như thể mọi nét vẽ tự nhiên xảy đến, nhưng thực tế lại khác rất nhiều. Ông đã phải thử hết lần này đến lần khác, trước khi tìm thấy được một “hạnh phúc ngẫu nhiên” hay còn được gọi là “hạnh phúc hão huyền” – điều giúp ông hoàn chỉnh bức vẽ của mình.

“Hạnh phúc hão huyền” trong mỗi bức vẽ là khác nhau. Nó mang đậm tính riêng tư, cảm xúc cá nhân, xuất phát từ sự quan sát xung quanh dựa trên cá tính riêng của mỗi người. Hãy đi ra ngoài và tìm hiểu một biểu cảm hay cử chỉ “đắt giá”, sau đó họa nên những phần còn lại của bức vẽ xoay quanh nó.

2. Kể chuyện bằng tranh:

ve 11

Những tên cớm – Matt Bollingeer (2015)

Khi nhắc đến họa sỹ Quentin, chúng ta nghĩ về một bậc thầy tài ba trong việc thổi hồn vào câu chuyện của người khác. Còn khi bàn về họa sỹ Matt Bollinger, lại hiện ra hình ảnh một thiên tài xuất chúng, người mang lại sự sống cho chính câu chuyện của mình. Tác phẩm trên tái hiện một hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí của ông, mang đến cho chúng ta cảm giác ngờ ngợ như vừa lướt qua một khung cảnh trong thước phim nào đấy.

Chỉ bằng một cây bút chì, vẽ vời những đường nét là ta có thể trở thành đạo diễn phim ảnh, mà không cần phải vật vã dành dụm hàng triệu đô la chi phí sản xuất bộ phim. Trong bức vẽ này, ta có thể thấy hình bóng của một nhân vật được gói gọn trong khung hình cánh tay của hai vị cảnh sát. Chỉ dừng ở đó, phần còn lại của câu chuyện sẽ do trí tưởng tượng của người xem tranh định đoạt. Nhưng đồng thời, ông cũng ẩn chứa vào đấy những công cụ thị giác nhất định, dẫn dắt mọi người theo một hướng cụ thể, chẳng hạn như cái nắm tay thật chặt phía sau lưng cảnh sát hay cách cánh tay của họ hợp thành một khung hình chữ V, thoáng lộ ra một gương mặt tối sầm của nhân vật thứ ba. Bollinger khởi họa bức tranh của mình bằng một cụm từ hoặc câu chuyện đơn giản nào đấy, rồi bắt đầu vẽ chủ đề ấy. Trước khi đi đến bức vẽ cuối cùng, ông luôn tìm kiếm tư liệu tham khảo trên mạng để vẽ những hình phác nhỏ, hỗ trợ ông xác định vị trí chủ thể chính của mình trong tranh. Sau đó, ông sẽ vẽ những chi tiết còn lại, làm phông nền.

Khi có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ phát triển khả năng tái hiện những khung cảnh tưởng tượng trong tâm trí, một cách đầy sống động và không khác gì so với thực tế. Và bạn nên phác họa chúng trước trên những bản phác thảo nhỏ, để có thể dễ dàng khai triển trên các bức tranh lớn hơn, cũng như sẽ không bị quá chú trọng vào các tiểu tiết trong thời gian đầu của quá trình vẽ.

ve 12

Buộc chặt hội họa – Matthew Barney (2007)

Họa sỹ Matthew Barney vốn không thích những tác phẩm của mình được vẽ ra một cách dễ dàng. Suốt chặng hải trình tại biển Đại Tây Dương, ông cho ra đời bức vẽ “Buộc chặt hội họa số 15” bằng cách tận dụng tất cả mọi thứ xung quanh mình, như chiếc thuyền hay con cá bắt được. Kết quả cuối cùng không quan trọng, điều hay ho nằm ở quá trình thực hiện.

Bản chất của những tác phẩm thuộc thể loại này nằm ở trí tưởng tượng và những ý tưởng của người họa sỹ. Khi vẽ thế này, bạn không thể nào kiểm soát hoàn toàn dáng vẻ cuối cùng của tác phẩm, và có lẽ bạn sẽ thấy nó có đôi phần quái lạ, nhưng tôi cần nói với bạn rằng: khoan vội chỉ trích cho tới khi bạn đã thử nó.

Niềm vui thật sự của kiểu vẽ này là bạn có thể vẽ mọi thứ bạn thấy, dù đang ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Bạn cũng không thể chắc chắn được là sẽ họa ra một thứ giống với hình dung của mình.

ve 13

Hơi thở đi ra từ cuốn mật mã – Ernesto Caivano (2009)

Họa sỹ Ernesto Caivano tạo ra thế giới huyền ảo trong những bức vẽ của mình, nơi các nhân vật và họa tiết thoắt ẩn thoắt hiện như đường chỉ thêu dệt trên một tấm thảm lớn. Mỗi bức vẽ là một cái nhìn thoáng qua, góp phần hé mở một không gian huyền bí. Đó là nơi được xây dựng hoàn toàn từ những tác phẩm của ông.

Khi nhắc đến phong cách của Caivano, chúng ta dễ gợi nhắc đến hình ảnh một người đàn ông “tham lam”. Ông tiếp nhận tất cả mọi thứ trong những lĩnh vực khác nhau, từ phép toán đồng dạng cho đến kỹ thuật in gỗ thời Trung cổ. Sau đó, từ những chất liệu trong cuộc sống, tranh ảnh và trí nhớ cũng như sự tưởng tượng của mình, ông tập hợp, tạo hình chúng thành một mạng lưới kể chuyện phức tạp.

Hội họa không chỉ dừng lại ở những bức tranh đơn lẻ, mà cần tập hợp hàng loạt những bức tranh. Trong thế giới nghệ thuật của Caivano, mỗi bức vẽ là một mảnh ghép khác nhau, hợp thành quyển tiểu thuyết phức tạp mang tính sử thi. Khi bạn nhìn vào từng bức vẽ, thì những hình ảnh to lớn trở nên rõ ràng và câu chuyện hé lộ nhiều hơn. Hội họa chính là cách để Caivano mở rộng trí tưởng tượng của mình và dẫn dắt người xem đến ngắm nghía khung cảnh và con người tồn tại ở đấy.

Hãy triển khai chậm rãi loạt tranh của bạn có đầy đủ những nhân vật và câu chuyện. Bạn không cần phải khắc họa những bức vẽ này rõ ràng, dễ hiểu như các quyển truyện tranh. Thay vào đó, hãy đem đến một bầu không khí huyền ảo như Caivano đã làm.

3. Pha trộn nhiều thể loại:

ve 14

Khi Shakespeare khỏa thân – Alan Reid (2013)

Dáng vẻ và thần thái của cô gái này gợi nhắc đến hình ảnh người mẫu trong tạp trí thời trang. Đường nét dịu nhẹ trên khuôn mặt của cô hoàn toàn tương phản với những họa tiết trừu tượng mạnh mẽ, cứng rắn ở phần thân trên.

Sự pha trộng những phong cách trong bức vẽ của họa sỹ Alan Reid đã gây ra một mâu thuẫn thị giác vô cùng năng động – vừa thực tế lại trừu tượng, vừa mang đến cảm giác khó chịu lại hòa hợp đến không ngờ. Sự mơ hồ xuất hiện trong tranh và trong cả chính cảm giác của chúng ta lại gần hơn để nhifnt hấy được bề mặt bên dưới hay nó khiến chúng ta cảm thấy tách biệt bởi sự cách điệu lạnh lùng?

Vẻ đẹp thật sự của hội họa nằm ở tính tự do tự tại, không bị ràng buộc bởi bất kỳ rào cản nào. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái vẽ những gì mình muốn, theo bất kỳ cách nào bạn thích.

Đừng cảm thấy bị bó buộc với một phong cách vẽ duy nhất. Thay vào đó, hãy phối hợp chúng lại với nhau. Chẳng hạn, bạn có thể tận dụng tính tương phản giữa chủ nghĩa hiện thực và sự trừu tượng, cảm giác đối nghịch trong các sắc độ ánh sáng, thậm chí là các sự vật liền kề nhau bật lên một mối mâu thuẫn. Tất cả đều có thể mang lại cảm giác sinh động và hơi thở cuộc sống cho bức tranh. Từ đó, khuấy động cảm giác mãnh liệt đầy hứng khởi trong tâm trí người xem và khiến họ chăm chú nghiền ngẫm tác phẩm.

Hãy thử chọn ngẫu nhiên những kỹ thuật trong sách để họa nên một bức vẽ nhé.

ve 15

Trận nô đùa vĩ đại - Anh em nhà Chapman (2000)

Không phải mọi bức vẽ đều bắt đầu từ trang giấy trắng. Trong tác phẩm này, hai họa sỹ Jake và Dinos Chapman đã vẽ một không gian nhộn nhịp, miêu tả cảnh gia đình nhà mèo tắm rửa, trên phông nền là một bức tranh được in ấn vào đầu thế kỷ thứ 19 bởi họa sỹ người Tây Ban Nha Francisco de Goya. Sự “lột xác” đơn giản này đêm đến một cú xoay chuyển bất ngờ, mang đậm hơi thời đương đại và chuyên chở quá khứ tái sinh trong thì hiện tại.

Đừng e ngại khi làm những điều gây tranh cãi. Gia đình Champans sở hữu toàn bộ bộ sưu tập Goya 80 “Những thảm họa Chiến tranh” dưới dạng bản khắc axit. Nội dung của bộ tranh đặc tả nỗi kinh hoàng của các trận chiến. Sau đó, không nghĩ ngợi gì nhiều, gia đình Champans đã vẽ lên trên những tác phẩm tạo hình đẹp đẽ này.

Những chi tiết thêm thắt này được họ gọi là “cải tiến”. Chúng đại diện cho một niềm tin rằng thật sự không cần thiết phải quá tôn sùng những điều đến từ quá khứ. Trong khoảnh khắc này, sự sáng tạo của họ là điều tối quan trọng. Những bức vẽ chồng chất lớp lang này thúc giục chúng ta phải nhìn nhận lại các giá trị và chế độ mà con người đang tồn tại trong đấy.

Mỗi bức ảnh đều mang trong nó một câu chuyện. Vẽ vời trên một họa phẩm sẵn có hoặc thậm chí trên những bức vẽ cũ của chính mình, giúp bạn củng cố hoặc làm suy yếu đi những định kiến, khuôn mẫu văn hóa lâu đời hay đơn giản chỉ là xóa mờ quá khứ nhằm tạo ra một dòng lịch sử mới theo phong cách của riêng bạn.

4. Vẽ trên mọi chất liệu:

ve 16

Hình xăm Henna – Anoushka Irukandji (2016)

Hội họa đôi khi không chỉ “cư ngụ” nơi những quyển sổ phác họa hay cây bút chì. Bạn còn có cả một kho tàng chất liệu khác, ngoài những trang giấy. Cơ thể con người chính là một trong những bề mặt được thử nghiệm, kiểm tra nhiều nhất và mang lại những thành quả tuyệt vời.

Đó cũng chính là điều mà họa sỹ Anoushaka Irukandji đã làm với những hình xăm henna tuyệt đẹp và tỉ mỉ của mình. Khác với hình xăm thông thường, bạn không thể lưu giữ hình xăm henna vĩnh viễn. Nhưng chúng cũng thể tồn tại vẹn nguyên đủ lâu để cho mọi người cùng chiêm ngưỡng và tận hưởng một vẻ đẹp sáng tạo, tinh tế và phức tạp. Vẽ nên từ một hỗn hợp hòa quyện mực in, nước chanh, đường và tinh dầu, thiết kế của Irukandji uốn lượn những vòng cung mềm mại, nhẹ nhàng ôm trọn lấy dáng hình của các người mẫu.

Hội họa trên cơ thể người hay bất kỳ một bề mặt nào khác ngoài giấy vẽ, sẽ mở ra một chiều không gian hoàn toàn khác biết cho tác phẩm của bạn. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về đối tượng hoặc vật thể bạn vẽ nên và chấp nhận rằng có thể tác phẩm của mình sẽ không thể tồn tại lâu dài.

>>> Bài tập cho người mới bắt đầu học vẽ

>>> Lý thuyết màu sắc cho người mới bắt đầu

>>> Sách vẽ màu nước cho người mới bắt đầu (Phần 1)

0976984729