Các cách tạo hình cụ thể (Phần 1)

1.  Tạo hình theo cách tả thật:

Cách tạo hình theo khuynh hướng tả thực nghĩa là từ quan niệm vẽ cho thật giống đối tượng. Chúng ta đã biết có nhiều cách tạo hình trong nghệ thuật thị giác, trong đó có khuynh hướng tả thực được nghe nhiều người nói tới. Trên thực tế sáng tạo nghệ thuật thị giác thì muốn hiểu nghệ thuật này phải được học, có sự trải nghiệm do tiếp xúc với tác phẩm, nghệ sỹ, không gian sáng tạo chuyên nghiệp và hiểu về lịch sử mỹ thuật. Không học thì không thể hiểu cho dù nghệ sỹ vẽ giống như thật, vẽ thật chi li, thật công phu. Phải hiểu rằng giá trị của nghệ thuật thị giác là do sự sáng tạo, cách nhìn, trình độ tay nghề, cách chọn khuynh hướng, chất liệu, kỹ thuật, thủ pháp biểu đạt, sự độc đáo trong phong cách; cái Riêng của chủ thể sáng tạo, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật chứ không phải vẽ, chép, ghi cho thật giống những gì thấy ngoài thực tế cuộc sống như cái máy ảnh! Cái Đẹp của nghệ thuật phải thông qua sự sáng tạo của người nghệ sỹ.

Sáng tác, tạo hình theo hướng tả thực là tác giả (chủ thể sáng tạo) chú tâm vào việc nghiên cứu, tạo nên hình tượng nghệ thuật thị giác mà trong đó các đối tượng có trong hệ thống hình thức của tác phẩm được chủ thể sáng tạo theo hướng diễn tả thật giống đối tượng thực tế với sự tập trung nghiên cứu ngoại hình và tình cảm. Muốn vậy người ta đặt nặng việc nghiên cứu con người về cơ thể học các đối tượng từ con người, con vật cho đến không gian và các phụ kiện trong tác phẩm.

Tiêu biểu cho hướng sáng tác này là khuynh hướng hiện thực (Realism). Chủ nghĩa hiện thực là một phong trào nghệ thuật bắt đầu ở Pháp vào những năm 1850, (sau cuộc Cách đại cách mạng toàn Châu Âu năm 1848 cùng với sự ra đời của Tuyên ngôn chủ nghĩa cộng sản). Những người chủ xướng tạo hình theo khuynh hướng này đề nghị chối bỏ khuynh hướng nghệ thuật Lãng mạn, vốn đã thống trị văn học và nghệ thuật Pháp kể từ cuối thế kỷ 18. Các nghệ sỹ mỹ thuật theo chủ nghĩa hiện thực muốn chống lại việc sáng tác chạy theo những chủ đề kỳ là và phóng đại tính cảm xúc và tạo hình theo hướng kịch tính của phong trào Lãng mạn (Romantic) trước đó. Những người theo chủ nghĩa hiện thực cổ xúy việc sáng tác, tạo hình miêu tả những người đời thường trong đời sống thực tế và cố gắng miêu tả những con người trong đời sống hiện thực với hoàn cảnh sống thật và chính xác; chối bỏ sáng tác tạo hình các chủ đề, nhân vật mà họ cho là lãng mạn xa vời. Vì chủ trương như vậy cho nên có một số người cực đoan chuyển sang miêu tả thật sâu vào con người lao động với đời sống tầm thường, khổ sở cùng cực cho nên đã dẫn đến tình trạng có một số tác phẩm hiện thực sa vào diễn tả, gợi cho công chúng cảm giác khó chịu, tạo nên cảm giác sự khô khan, nặng nề cho hình tượng; gợi nên sự liên tưởng về sự khiếm nhã đối với cuộc sống, không gian cũng như tính thăng hoa trong sáng tạo cũng như cái Riêng, phong cách biểu đạt, nét độc đáo trong tư duy tạo hình nghệ thuật (so với các khuynh hướng trước đó). Đây cũng là khuynh hướng cực đoan trong biểu hiện nghệ thuật bị công chúng phê phán cho nên sau đó có nhiều khuynh hướng biểu đạt mới hơn, sáng tạo hơn lần lượt ra đời hợp với xu thế phát triển, biến đổi của tư duy văn học nghệ thuật, triết học, khoa học kỹ thuật…

tao hinh 1
Tác phẩm sơn dầu “Bacchus” của họa sỹ Caravaggio

tao hinh 2
Tác phẩm sơn dầu “Ba chàng nhạc sỹ” của họa sỹ Velazquez

tao hinh 3
Tác phẩm sơn dầu “Xưởng vẽ của họa sỹ” của họa sỹ Velazquez

Chủ nghĩa hiện thực có thể được xem như một xu hướng quan trọng trong các tiểu thuyết và hội họa của Pháp từ năm 1850 đến năm 1880. Như đã nói ở trên, những người Pháp chủ xướng về chủ nghĩa hiện thực đã bác bỏ ý tưởng nhân tạo của Chủ nghĩa Cổ điển và Lãng mạn. Những người theo khuynh hướng hiện thực cho rằng cách tư duy, sáng tác theo chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn mang nặng cách tư duy học viên trước đó mà cố gắng miêu tả thực tế cuộc sống, Họa sỹ người Pháp Gustave Courbet (1819-1877) được coi là nghệ sỹ tiêu biểu cho khuynh hướng này và là người đầu tiên tự ý thức tuyên bố và thực hành thẩm mỹ hiện thực.

Chúng ta đang nói về khuynh hướng tư duy tạo hình chủ yếu tả thực chi li. Nhiều nghệ sỹ phản đối hướng đi này nói rằng nghệ thuật đâu phải là chi li, tủn mủn. Trên thực tế sáng tác và tư duy tạo hình đâu phải cứ tả thật giống đối tượng là lột tả được tâm tư tình cảm của đối tượng. Nếu nói miêu tả trung thực thì phải hiểu thật tích cực ở hai hướng nhìn: Một là trung thực với đối tượng. Hai là trung thực với cảm xúc, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Cần phải hiểu rằng nếu tập trung vào “thực tế bên ngoài” mà quên “thực tế bên trong” là sai lầm! Hai hướng này phải hòa quyện vào nhau thật nhuần nhuyễn bằng tài năng, sự sáng tạo mang tính khái quát, tinh lọc hình tượng thông qua cảm xúc chân thành (sincerity of the emotion), cái Riêng (personality), trình độ thông minh, trình độ thẩm mỹ của nghệ sỹ… mới là sự sáng tạo đích thực. Nếu không chỉ là sao chép một cách nô lệ thực tế cuộc sống! Không có cái Riêng, không có sự sáng tạo thì đừng nói đến nghệ thuật. Còn nữa, sự lãng mạn, chất thơ cũng rất cần trong ngôn ngữ hình thức nghệ thuật.

Trong thực tế sáng tác, người nghệ sỹ muốn đưa ra những cách đặt vấn đề, các giải pháp tạo hình khác hơn, mới nữa theo ý riêng của mình chứ không phải chép cho giống mà quên đi ý tưởng, cái Riêng, khát vọng tìm cái mới hay sự khác biệt, dấu ấn mà chủ thể sáng tạo muốn gửi gắm, thể hiện vào tác phẩm.

Thật vậy, nếu tả thực theo cách nhìn vật lý (theo luật viễn cận) mà quên đi cách nhìn chủ quan với cảm xúc, thái độ sống, tâm trạng “rất người + rất sáng tạo” của nghệ sỹ thì khó tạo nên những tác phẩm độc đáo. Riêng trong tư duy, cách tạo hình và phong cách diễn tả và “kẽ hở của ngôn ngữ” để nêu những hàm ý, sự gợi tả, những liên tưởng, duy tưởng trong tư duy con người… để tạo nên sự khác biệt vô cùng cần thiết trong vườn hoa nghệ thuật… Các chủ thể sáng tạo muốn đặt vấn đề về trách nhiệm sáng tạo cho chính học và cách nhìn sâu rộng hơn của người xem… Chính vì vậy cho nên nhiều khuynh hướng, tư duy tạo hình lần lượt phủ định, kế thừa nhau trên cơ sở lý luận luôn gắn với những sự tương tác với các phát minh khoa học kỹ thuật, triết học, văn học, y học để đưa ra những cách nhìn, tư duy sáng tạo mới, độc đáo hơn làm phong phú cho kho tàng nghệ thuật thị giác… nhằm tạo nên dòng chảy tuyệt vời, rất người, rất nhân bản. Nó thể hiện rõ nét quyền tự do sáng tạo, quyền con người một cách hoàn hảo, tuyệt đối. Những tư duy khô cứng, rập khuôn, bảo thủ trong nghệ thuật là những người không hiểu về quyền tự do, đổi mới, sáng tạo nghệ thuật.

Ở góc độ phương pháp luận về nghệ thuật hay còn gọi là phương pháp nghệ thuật (Art methodology) các nhà nghiên cứu đề cập đến một phương pháp nghiên cứu và đánh giá, phản biện liên tục, được đòi hỏi trong nghệ thuật, trái ngược với một phương pháp chỉ áp dụng (không có suy nghĩ). Quá trình nghiên cứu phương pháp tư duy và đánh giá lại hiệu quả đúng hướng cho phép các tư duy thực hành sáng tạo nghệ thuật có sự chuyển tiếp và thay đổi. Chính những thay đổi này nói lên khát vọng đổi mới, làm phong phú cho nghệ thuật. Đổi mới là điều vô cùng cần thiết và nó đã thực sự hiện hữu trong dòng chảy lịch sử nghệ thuật thị giác.

Ví dụ, một họa sỹ, một nhà điêu khắc trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình có thể chọn vẽ, nặn, tạo hình đối tượng từ những gì họ quan sát trước mặt họ hoặc từ những gì cảm nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng… hoặc từ những gì họ đã biết hay chợt nghĩ về chủ đề. Những cách tư duy vừa nói rất có thể sẽ tạo ra nhiều quan niệm sáng tạo cho phong phú, làm giàu cho tư tưởng nghệ thuật, quan niệm, cách thức tạo hình và diễn tả nghệ thuật.

Chúng ta cần hiểu rằng “Hình vẽ hay hình tượng nghệ thuật không phải là bản thân của đối tượng mà chính là cách nhìn của chủ thể sáng tạo với đối tượng đó”. Trên thực tế, những khẳng định chủ quan của một người vẫn chưa thể khẳng định là phương pháp duy nhất tối ưu. Một phương pháp được cho là cẩn thận (tạm gọi như thế) sẽ không chỉ bao gồm việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu với cách thức tư duy trước đó; nghĩ về những phương tiện, vật tư, kỹ thuật, phương pháp thể hiện theo những thói quen đã có hay chủ quan của mỗi người… mà là phải bao gồm cả cách tự phản biện, cách tư duy mới của chính chủ thể sáng tạo về những cách suy nghĩ, những cách thể hiện trước đó của mình, của đồng nghiệp, của phương pháp đào tạo đã qua hay hiện tại; mà cần mạnh dạn so sánh mình với đồng nghiệp, với dòng chảy sáng tạo, so với yêu cầu đổi mới của thời đại, bằng cả lòng tự trọng của nghệ sỹ, tinh thần trân trọng cái Riêng của đồng nghiệp trong sáng tác nghệ thuật thị giác. Vì vậy, mỗi tác giả có thể và có quyền (phải được quyền) đặt vấn đề, so sánh, nghiên cứu, thử nghiệm nhiều hơn, đánh giá cẩn trọng trên tinh thần cầu tiến hơn, để tạo ra những phong cách tư duy và thể hiện nghệ thuật mới hơn cho chính mình hay nhóm mình. Điều tối kỵ là sự chủ quan, tự mãn, phủ định sự sáng tạo của người khác. Áp đặt, chỉ đạo nghệ sỹ làm theo ý mình là vi phạm quyền tự do, không hiểu về những yêu cầu của sáng tạo và bản chất của nghệ thuật.

2. Tạo hình theo cách tinh giản, tinh lọc hình tượng:

Trong nghệ thuật thị giác thì tinh lọc hình tượng không phải chỉ là cố gắng tạo nên hình tượng điển hình theo phương pháp luận về: “hệ thống điển hình”  (bối cảnh, khoảnh khắc, sự việc, nhân vật, thao tác…). Quan điểm này dường như đã bị giới nghệ sỹ cho là đã lạc hậu rồi! Chúng ta hãy liên tưởng một họa sỹ vẽ tranh thủy mặc phải vẽ cả đời một đối tượng thì người họa sỹ đó đã “nhập tâm”, nắm được “cái tinh thần”, “cái hồn”, cái tinh túy của đối tượng như thế nào! Mô tả chưa chắc gợi được cái hồn, cái tinh túy của hình tượng. Giải pháp bố cục, tạo được sự tinh tế trong cách trình bày với thủ pháp, bút pháp riêng sẽ góp phần nói lên ý nghĩa củ sự tinh lọc hình tượng thị giác. Như vậy, cách nghĩ, cách tinh lọc hình tượng có thể tạm hiểu như thế và phương cách nghĩ, ý muốn này đã được các họa sỹ Trung Hoa xưa thực hiện trong nghệ thuật tranh thủy mặc mà ở đó luôn tạo nên dấu ấn cá nhân chứ không thuộc lòng hay sao chép làm theo những người đi trước. Như vậy, trong khi nói tới các phương cách tạo hình trong nghệ thuật thị giác thì cách tư duy trong quốc họa Trung Hoa xưa cũng là một hướng tạo hình độc đáo cần quan tâm trong tư duy sáng tạo độc lập của mỗi người. Chúng ta trân trọng đó là một cách nghĩ tích cực, tạo cho nghệ thuật tranh thủy mặc vô cùng đặc biệt của phương Đông… Quan niệm “cái Thần” là yêu cầu rất cao trong mỹ thuật Trung Hoa xưa… và yêu cầu “hình, thần kiêm bị” (trong hình vẽ phải tạo được cái Thần, sinh khí, sự sống động cực cùng…) là điều đáng học tập. Huyền thoại vẽ Rồng, rồng bay mất khi vừa “điểm nhãn” là như thế. Với tinh thần nghệ thuật đặc biệt như vậy thì cái gọi là khoa học hình học không gian, luật viễn cận (Perspective) của phương Tây không được các nghệ sỹ thủy mặc Trung Hoa xưa nay áp dụng. Họ có một số phương châm về phép viễn cận rất riêng. Vì vậy khái niệm hiện thực, tả thực của Tây Phương và Đông Phương không giống nhau. Ở Trung Hoa xưa nay thì tranh thủy mặc vẫn được coi là quốc họa. Câu nói “Hình, Thần kiêm bị” (trong Hình phải có Cái Thần) là của họa sỹ Tề Bạch Thạch (1863-1957) vẫn được truyền khẩu. Bởi nó là cái riêng của nghệ sỹ thủy mặc của Trung Hoa chứ hoàn toàn không phải là ý tưởng riêng của cá nhân họa sỹ Tề Bạch Thạch. Vì vậy, động cơ tạo hình, cách diễn tả trong tranh của ông chủ ý phải đạt cho được “cái Thần” hay còn gọi là “thần khí”. Sự thành công trong nghệ thuật tạo hình tranh thủy mặc của ông thành công là ở chỗ có “thần khí”. Để đạt được điều này người vẽ phải chịu khó quan sát, nghiên cứu thực tế, nắm bắt tỉ mỉ hình thú, hình thái của đối tượng ở nhiều hướng nhìn, nhiều góc nhìn, vẽ thật nhiều lần, vẽ miệt mài từ chậm, đến nhanh, từ vẽ kỷ hà đến giản lược dần… rồi quên đi… để rồi nhập vào “cảnh giới” thoát thần, phóng bút… để diễn tả được hình và lấy hình để biểu hiện cái thần. Họa sỹ Tề Bạch Thạch gần như tâm đắc và tâm niệm lời nói của họa sỹ Trương Thao đời Đường “Ngoại sư tạo hóa, nội đắc tâm nguyên”, nghĩa là ngoài học thiên nhiên, học trong lòng mình, dung hợp hai yếu tố khách quan và chủ quan trong tranh để đạt tới “hình thần kiêm bị” và khổ luyện theo hướng này. Đó là hình tượng thì tế vi (không phải tinh vi), hoàn mỹ, thần thái thì sống động, cuốn hút, được thể hiện đầy đủ trên tranh. Nhưng Trung Hoa là Trung Hoa, Tề Bạch Thạch là Tề Bạch Thạch, Leonardo Vinci là Leonardo Vinci! Chúng ta là chúng ta! Mỗi nghệ sỹ có thế giới riêng! Tinh thần tinh lọc trong sáng tạo, thể hiện hình tượng nghệ thuật là bài học cần lưu ý. Nhưng tự do sáng tạo, cái Riêng là tất yếu. Không có cái Riêng thì không có nghệ thuật!

Trên đây, chúng ta tìm hiểu một cách tư duy điển hình của Phường hội họa thủy mặc Trung Hoa xưa, nhưng ở Việt Nam cách tạo hình tinh lọc không nhằm tạo nên cái thần mà là vì cái đẹp, nét độc đáo của cách bố cục, của hình nhân vật. Việt Nam ta cũng không giống họa sỹ Hàn Quốc Kim Hong Do mà các bậc thầy hội họa Việt Nam chúng ta luôn quan tâm đến vẻ đẹp tinh tế, trang nhã của hình theo cách riêng của mỗi người. Thí dụ, họa sỹ Lê Văn Đệ (1906-1966), họa sỹ Trần Văn Cẩn (1910-1994) và rất nhiều họa sỹ khác nữa.

Tóm lại, mục đích của tư duy thực hành tinh lọc hình tượng trong nghệ thuật thị giác có hai mục đích chủ yếu: Một là tạo cho được hình tượng đẹp, trang nhã, độc đáo, có phong cách, có cá tính, góp phần làm đẹp cho hệ thống, các tổ hợp về hình và bố cục tác phẩm. Hai là tạo, gợi được cái Thần, sự sống động (Vivacity) của tác phẩm.

Trong giảng dạy tranh lụa ở Việt Nam thì việc dùng giấy calque, phủ lên trên hình vẽ nghiên cứu để lọc hình nhiều lượt cũng nhằm giáo dục ý thức quan tâm đến cách tinh lược hình tượng, chú tâm đến vẻ đẹp, nhịp điệu, đường lượn, mạch liên kết của hình mảng, độ sáng tối bằng hệ thống nét màu đơn giản mang cái Riêng của tác giả. Điều đáng chú ý là ngay trong bài học cơ bản về sáng tạo một họa tiết thì ngoài yêu cầu cách điệu, kiểu thức hóa (stylisation, stylize) thì sinh viên cũng phải thực bước đơn giản hóa (simplification, simplify) hình đã nghiên cứu. Như vậy, tinh giản hình song song phối hợp với cách điệu đã đưa hình tượng nghệ thuật đi từ thực tế sang sáng tạo, trên cơ sở cá nhân hóa đã cho thấy nhiều cách tạo hình rất riêng và rất nghệ thuật. Quan niệm và cách tạo hình theo hướng tinh lọc mà chúng ta nói tới hoàn toàn phải xuất phát từ cái riêng, nét độc đáo của từng nghệ sỹ.

Tóm lại, mục đích của tư duy thực hành tinh lọc hình tượng trong nghệ thuật thị giác có hai mục đích chủ yếu: Một là tạo cho được hình tượng đẹp, trang nhã, độc đáo, có phong cách, có cá tính, góp phần làm đẹp cho hệ thống, các tổ hợp về hình và bố cục tác phẩm. Hai là tạo, gợi được cái Thần, sự sống động (Vivacity) của tác phẩm.

tao hinh 4

Trong giảng dạy tranh lụa ở Việt Nam thì việc dùng giấy calque, phủ lên trên vẽ nghiên cứu để lọc hình nhiều lượt cũng nhằm giáo dục ý thức quan tâm đến cách tinh lược hình tượng, chú tâm đến vẻ đẹp, nhịp điệu, đường lượn, mạch liên kết của hình mảng, độ sáng tối bằng hệ thống nét màu đơn giản mang cái Riêng của tác giả. Điều đáng chú ý là ngay trong bài học cơ bản về sáng tạo một họa tiết thì ngoài yêu cầu cách điệu, kiểu thức hóa (stylisation, stylize) thì sinh viên cũng phải thực bước đơn giản hóa (simplification, simply) hình đã nghiên cứu. Như vậy, tinh giản hình song song phối hợp với cách điệu đã đưa hình tượng nghệ thuật đi từ thực tế sang sáng tạo, trên cơ sở cá nhân hóa đã cho thấy nhiều cách tạo hình rất riêng và rất nghệ thuật. Quan niệm và cách tạo hình theo hướng tinh lọc mà chúng ta nói tới hoàn toàn phải xuất phát từ cái riêng, nét độc đáo của từng nghệ sỹ.

tao hinh 5
Tác phẩm “Nắng Hè”, tranh lụa của cố danh họa Lê Văn Đệ
(1906-1966, người đổ Thủ khoa, khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) 

Tác phẩm này được sáng tác năm 1954 tại Hà Nội

tao hinh 6
Tác phẩm “Đấu vật Triều Tiên” của danh họa Hàn Quốc Kim Hong Do (1745-1806)
Kim Hong Do là một trong những danh họa vĩ đại của Hàn Quốc vào thời đại Joseo

tao hinh 7
Tác phẩm “Ba cậu bé”, tranh sơn dầu của cố họa sỹ Lê Văn Đệ

tao hinh 8
Một bức tranh đổi một cây rau cải trắng (Tranh Tề Bạch Thạch)

tao hinh 9
Tác phẩm “Gội đầu”, khắc gỗ của cố họa sỹ Trần Văn Cẩn (1910-1994)

tao hinh 10
Tạo hình theo hướng tinh lọc hình tượng của mỹ thuật Mông Cổ

3. Tạo hình theo hướng cách điệu:

tao hinh 11
1. Vẽ nghiên cứu – 2. Đơn giản – 3. Cách điệu – 4. Ứng dụng

tao hinh 12
1. Vẽ nghiên cứu – 2. Cách điệu và Ứng dụng

tao hinh 13
1. Vẽ nghiên cứu – 2. Đơn giản – 3. Cách điệu và Ứng dụng
(Một số minh họa bài tập cách điệu của sinh viên khoa mỹ thuật ứng dụng Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
do Giảng viên Phạm Như Linh cung cấp)

Tạo hình theo hướng cách điệu (stylised visuaslisation) là sự cố gắng nghiên cứu cẩn trọng để sau đó tạo nên phong cách nghệ thuật riêng cho cá nhân, cho nhóm tác giả, cho thời đại, cho quốc gia, cho dân tộc… Chính tư duy này tạo nên sự khác biệt. Khi phải tạo hình phục vụ cho những yêu cầu cụ thể thì chúng ta phải nghiên cứu các phong cách tạo hình đã đang có thời đại, vùng lãnh thổ, nét văn hóa của đối tượng muốn kết nối, để tạo nên nét riêng cho yêu cầu tạo hình mới. Giải pháp tạo hình theo hướng cách điệu thường ứng dụng trong nghệ thuật trang trí của nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi lẽ thuở xa xưa người ta không quan tâm nhiều đến mô tả chi ly. Hồi ấy, các phương tiện, họa cụ như cọ, bút đâu có hiện đại và phong phú cho nên kiểu thức hóa, tạo phong cách riêng và mang tính khả thi cho từng kỹ thuật thể hiện tác phẩm những là tiêu chí quan trọng. Trong thực hành khi muốn cách điệu một họa tiết hay hình tượng nào đó thì người thực hiện phải đặt một số câu hỏi cơ bản như sau:

Câu hỏi thứ nhất sẽ là: Mục đích của cách điệu để làm gì? (mỗi sản phẩm, công trình ứng dụng có kỹ thuật, chất liệu thể hiện riêng biệt như vẽ, dệt, thêu đan, chạm, khắc trên đất, trên gỗ, đúc kim loại). Câu hỏi thứ hai là: Môi trường mà họa tiết đang được chuẩn bị cách điệu sẽ phối hợp vào đang có sự cách điệu theo phong cách gì? (nếu không biết rõ yêu cầu này, chúng ta sẽ tiến hành cách điệu, tạo ra hình tượng không hài hòa với môi trường sẽ phối hợp. Mỗi hình thái thị giác của hình tượng được cách điệu sẽ ẩn chứa sắc thái rất riêng cho ngôn ngữ nghệ thuật (bản sắc dân tộc, tính thời đại). Thí dụ cách tạo hình con Rồng thời Lý hoàn toàn không giống con Rồng Trung Hoa hay con Rồng thời Trần, Lê hay Nguyễn. Không thể lấy tạo hình theo hướng cách điệu thời Lý ghép vào cách tạo hình theo thời Nguyễn… Điều này các nhà thiết kế sân khấu hay điện ảnh bắt buộc phải quan tâm… để tránh sự lai tạp, không thống nhất phong cách trong tác phẩm nghệ thuật thị giác!

tao hinh 14
Phong cách tạo hình nghệ thuật Champa theo hướng cách điệu

tao hinh 15
Thần Brahma theo phong cách tạo hình Java (Indonesia)

tao hinh 16
Tượng thần Brahma, bằng gỗ vào triều đại Chera thuộc Nam Ấn Độ (thế kỷ 15 trước Công Nguyên)
không giống phong cách của thần Brahma của dân đảo Java, Indonesia
(tượng đang lưu giữ ở Bảo tàng Kerala, Ấn Độ)

tao hinh 17
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Châu Phi cổ đại

tao hinh 18
Phong cách nghệ thuật Eskimo

tao hinh 19
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Campuchia xưa

tao hinh 20
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Islamic

tao hinh 21
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Islamic

tao hinh 22
Phong cách tạo hình dân tộc cổ Hoa Kỳ

tao hinh 23
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật cổ Azerbaijan

tao hinh 24
Phong cách tạo hình Ai Cập

tao hinh 25
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Mông Cổ xưa

tao hinh 25b
Phong cách tạo hình Ấn Độ

tao hinh 26

tao hinh 27
Tạo hình cách điệu theo dân tộc Maya

tao hinh 28
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật cổ Ai Cập

tao hinh 29
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Tây Tạng

tao hinh 30
Tạo hình cách điệu trong điêu khắc dân gian Châu Phi

tao hinh 31
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật của thổ dân Hoa Kỳ

tao hinh 32
Tạo hình cách điệu của họa sỹ Nhật Bản xưa

tao hinh 33
Tạo hình cách điệu trong mỹ thuật Byzantine

tao hinh 34
Tạo hình cách điệu họa sỹ Nhật Bản Haki Maki

tao hinh 35
Tạo hình theo hướng cách điệu của họa sỹ Henri Rouseau (1844-1910)

4. Tạo hình theo cách biến điệu:

Biến điệu là gì? Biến điệu (modify, modification) là biến đổi quy mô, độ lớn, hình dáng, phong cách đường nét, màu nóng lạnh, nhịp điệu, chất liệu của một hình thể đang có cho phù hợp vào môi trường khác mà hình thể ấy sẽ phối hợp vào. Như vậy bản chất của biến điệu là biến đổi cái có sẵn chứ không phải sáng tạo mới.

Tuy nhiên có khi người ta tạo nên tác phẩm mới bằng cách dựa vào mẫu có sẵn để tạo thành tác phẩm mới. Hình dưới đây cho thấy một kết cấu mới, cách bố cục mới dựa vào chân dung có sẵn. Như vậy, điều sáng tạo là hình thành bố cục, kết cấu mới trở thành tác phẩm mang tính tổng hợp.

tao hinh 36

5. Tạo hình theo cách cường điệu:

Tạo hình cường điệu thường được áp dụng trong hoạt họa (Caricature), nghệ thuật hoạt hình (Animation Art), đồ họa quảng cáo (Advertising Graphic Art) hay tranh hoành tráng (Monumental Painting).

Một số hình ảnh về sự cường điệu trong nghệ thuật thị giác

tao hinh 37
Hình vẽ cường điệu một số nhân vật

tao hinh 38
Cường điệu bằng cách kéo giãn các chiều và một số bộ phận của chân dung

tao hinh 39
Caricature of Steve Jobs By Bryant Arnold

tao hinh 40
Tác phẩm của nhà điêu khắc Trung Quốc Liu Xue

tao hinh 41
Tác phẩm của họa sỹ Mexico: David Alfaro Sequeiros (1896-1774)

6. Cách tạo hình bóp méo, làm biến dạng:

* Biến dạng hình tượng thị giác (Distortion) là làm thay đổi hình dạng ban đầu (hoặc các đặc tính khác) của một cái gì đó, chẳng hạn như một đối tượng, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng sóng. Distortion thường không mong muốn và vì vậy các kỹ sư phấn đấu để loại trừ biến dạng hoặc giảm thiểu nó. Trong một số trường hợp, tuy nhiên, sự biến dạng có thể được mong muốn. Có nhiều cách làm biến dạng hình như: xoắn hình (Twisting), kéo giản hình, rút ngắn hình (Foreshortening), tháo tung hình (như phái lập thể), làm hình no tròn, béo phì (Như họa sỹ Fernando Botero), thú tội hóa nhân hình (biến người thành con vật như nhà điêu khắc Trung Quốc Liu Xue).

Một số họa sỹ thực hiện cách tạo hình biến dạng (Distortional Plastic): Picasso, Braque, El Greco, Dali, Henri Moore…

* Ngoài ra, nghệ thuật thính giác (âm nhạc, sân khấu) người ta còn tìm các biến dạng âm thanh để gây ấn tượng về sự mê loạn, ảo giác và các chuyên gia về âm thanh có cách xử lý theo chủ ý, nội dung của đoạn phim…

Các hoạt động xử lý tín hiệu quan trọng của phách dựa trên trộn bất định của các tín hiệu gây ra. Việc biến dạng (Distortion) cũng được sử dụng như là một biện pháp tạo hiệu quả bất ngờ trong âm nhạc, đặc biệt là với guitar điện.

Biến dạng các tín hiệu điện tử, đồ thị của một dạng sóng và một số phiên bản méo mó của dạng sóng tương tự. Sự biến dạng (Distortion) do thay đổi theo tần số, tín hiệu bị méo giới thiệu các thành phần tần số mới cho một tín hiệu nhưng không làm thay đổi sự cân bằng của những cái hiện có.

Ở đây, tất cả các thành phần của tín hiệu đầu vào không được khuếch đại với độ lệch pha tương tự, làm cho một số bộ phận của tín hiệu ra khỏi giai đoạn với phần còn lại của đầu ra.

Trong thế giới nghệ thuật thị giác, một sự biến dạng được nghệ sỹ mỹ thuật áp dụng để làm bất kỳ thay đổi kích thước, hình dáng của hình tượng trong tác phẩm để thể hiện môt ý tưởng, nhằm truyền đạt một cảm giác hoặc tăng cường tác động trực quan đến thị giác, cảm xúc của người xem. Ví dụ sự làm biến dạng như hình tượng trong tác phẩm “The Weeping Woman” mà họa sỹ cố ý tạo ra Picasso và hay họa sỹ El Greco thể hiện trong tác phẩm của ông là “The Adoration của Shepherds”.

7. Tạo hình theo cách bóp méo và xoắn hình:

tao hinh 42
Đây là hai ảnh chụp. Ảnh gốc chưa bị bóp méo qua kính lọc “IWarp” Original Image.
Ảnh bị vặn méo hình khi qua kính lọc

tao hinh 43
Chân dung bị bóp méo qua cắt dán

tao hinh 44
Chân dung bị cắt dán, lắp ráp và kéo giản bằng computer. Chúng ta cảm thấy các chiếc ly
bị méo do các nét sọc ở nền phông và tác động của khúc xạ do hình khối của ly

tao hinh 46
Hình ảnh bị bóp méo do nghệ sỹ Cedrtico Fernandez thực hiện

tao hinh 51
Tác phẩm được tạo hình theo cách tạo độ rung của họa sỹ Harding Meyer

tao hinh 52

Tác phẩm tạo hình theo cách uốn xoắn của nhà điêu khắc Richard Dupont

>>> Cơ sở tạo hình trong kiến trúc

>>> Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)

>>> Các yếu tố tạo hình trong hội họa

0976984729