Từ vựng thiết kế nội thất (Phần cuối)
7. Cân bằng:
Không gian nội thất và các yếu tố bao quanh nó như đồ đạc, đèn ánh sáng và các trang trí khác thường bao gồm một tổng thể hình thể, kích thước, màu sắc và chất liệu. Những yếu tố này được nhận biết như thế nào là do sự đáp ứng, sự thích dụng của đồ đạc để đạt nhu cầu thẩm mỹ. Lúc này những yếu tố sẽ thu xếp để đạt được sự cân bằng thị giác, một trạng thái thăng bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần.
Nội thất: Sự hòa trộn hình dáng, màu sắc và chất liệu
Mỗi thành phần trong tổng thể không gian nội thất đều có những nét đặc trưng về hình khối, kích thước, màu sắc, chất liệu. Những nét đặc trưng này cùng với các nhân tố: Địa điểm, sự định hướng, lực thị giác của mỗi yếu tố và sự quan sát tìm tòi sẽ thu hút tất cả các hình mẫu không gian.
Các nét đặc trưng sẽ tăng lực thị giác của mỗi yếu tố và thu hút của sự chú ý của mỗi chúng ta như:
- Hình thù không đều hoặc tương phản;
- Màu sắc và chất liệu tương phản;
- Kích thước lớn và tỷ lệ không bình thường;
- Chi tiết phức tạp.
Nhận thức của chúng ta về một căn phòng và cách bố trí các đồ đạc trong đó bị thay đổi khi chúng ta sử dụng nó và dịch chuyển chúng trong không gian. Cảm giác xa gần rất khác nhau khi điểm nhìn thay đổi theo thời gian khi nó được chiếu sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, khi bị chiếm chỗ bởi con người và các đồ dùng cá nhân và lại được làm dịu đi bởi chính thời gian. Sự cân bằng thị giác giữa các yếu tố trong một không gian nên được cân nhắc trên ba chiều và đủ sức để thích nghi các thay đổi do thời gian và điều kiện sử dụng.
Cân bằng thị giác cần phải xem xét theo ba chiều
Có 3 kiểu cân bằng: đối xứng trục, đối xứng xuyên tâm, không đối xứng. Cân bằng đối xứng là kết quả của việc sắp xếp các yếu tố chuẩn, sự tương xứng trong hình dáng, kích thước, và vị trí liên quan bởi một điểm, một đường hay một trục chung. Nó cũng được coi như trục đối xứng hay đối xứng hai chiều.
Cân bằng đối xứng
Cân bằng đối xứng hầu hết là kết quả của sự phối hợp hài hòa, tĩnh lặng và sự thăng bằng ổn định luôn rõ ràng, nhất là khi được định hướng trên một diện thẳng đứng. Phụ thuộc vào mối liên hệ giữa chúng, một sự sắp xếp đối xứng có thể nhấn mạnh khu vực trung tâm hay sự chú ý vào tiêu điểm ở nơi kết thúc của trục.
Đối xứng đơn giản là một phương pháp có sức thuyết phục để thiết lập quy tắc thị giác. Nếu điểm nhìn đủ xa, nó có thể đưa đến một cái nhìn chính xác của một bố trí nội thất, đối xứng toàn bộ dù sao vẫn được ít người ưa hoặc khó thực hiện, vì yếu tố công năng hay hoàn cảnh xung quanh.
Cân bằng xuyên tâm
Nó có tính khả thi hay được ao ước để tổ chức một hoặc nhiều thành phần không gian hơn trong một kiểu đối xứng và tạo ra đối xứng cục bộ. Nhóm đối xứng bên trong một không gian dễ tổ chức và có một chất lượng đông nhất là làm cho đơn giản hóa tổ chức bố cục của phòng.
Kiểu thứ hai, cân bằng xuyên tâm, là kết quả của việc tổ chức các yếu tố xung quanh điểm trung tâm. Nó tạo ra một bố cục tập trung nhấn mạnh phần sàn ở giữa như một điểm trọng tâm. Các yếu tố có thể hội tụ vào trung tâm hướng ra ngoài từ trung tâm, hoặc đơn giản là được xếp vào yếu tố trung tâm.
Không đối xứng được công nhận như là sự thiếu tương xứng về kích cỡ, hình dáng, màu sắc hay mối liên hệ vị trí giữa các yếu tố của một bố cục. Trong khi một bố cục đối xứng đòi hỏi sử dụng yếu tố đồng nhất thì một bố cục không đối xứng lại kết hợp chặt chẽ các yếu tố không giống nhau.
Cân bằng không đối xứng
Để đạt được một cân bằng huyền bí hay cân bằng thị giác, một bố cục không đối xứng phải được đưa vào tính toán sức nặng thị giác hay sức mạnh trong mỗi yếu tố và nguyên lý đòn bẩy trong tổ chức của chúng. Các yếu tố kích thích thị giác mạnh và lôi cuốn sự chú ý của chúng ta các hình dáng không bình thường, màu sắc sáng, sắc độ tối, chất liệu pha trộn cần phải được làm ngang bằng bởi các yếu tố ít kích thích hơn mà xa hơn hay rộng hơn kể từ trung tâm của bố cục.
Cân bằng không đối xứng không rành mạch như đối xứng và thường có cảm giác nhìn năng động hơn. Nó có sức chuyển động nhanh, thay đổi, thậm chí hoa mỹ. Nó cũng linh hoạt hơn đối xứng và được áp dụng nhiều hơn trong trường hợp thường thay đổi chức năng không gian và hoàn cảnh.
8. Sự hài hòa:
Sự hài hòa có thể được định rõ như sự phù hợp hay sự hài lòng về các thành phần trong một bố cục. Trong khi sự cân bằng đạt được cái thống nhất thông qua sự sắp xếp cẩn thận giữa cả các yếu tố giống nhau và không giống nhau, nguyên lý hài hòa đòi hỏi sự chọn lọc kỹ lưỡng các yếu tố, chia những nét riêng hay những đặc tính chung như hình dáng, màu sắc, chất liệu hay vật liệu. Nó lặp lại ở một điểm chung là tạo ra sự thống nhất và hài hòa thị giác giữa các yếu tố trong một nội thất.
Sự hài hòa, khi sử dụng quá nhiều yếu tố có đặc điểm giống nhau có thể dẫn đến bố cục không linh hoạt. Sự đa dạng trong trường hợp khác khi lạm dụng nó để làm cơ sở cho sự phong phú có thể dẫn đến sự hỗn loạn thị giác. Một sự lựa chọn cần thiết và có sự suy tính giữa trật tự và hỗn độn, giữa thống nhất và đa dạng sẽ làm sinh động và gây nên thú vị của khung cảnh nội thất.
9. Thống nhất và đa dạng:
Một trong những điều quan trọng mà chúng ta phải chú ý là những nguyên lý của sự cân bằng và hài hòa. Khi đưa chúng lên thành một thể thống nhất, chúng ta phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo. Hơn nữa, phải xác định sự cân bằng, hài hòa, sự hiện diện của những yếu tố, những nét đặc trưng riêng trong khuôn mẫu của chúng.
Sơ đồ không đối xứng có thể tổ chức một sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và chất liệu trong bài trí
Ví dụ như: sự thiếu đối xứng tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau về kích thước, hình thù, màu sắc và chất liệu. Sự hài hòa được tạo nên bởi sự phân chia các đặc tính chung một cách hợp lý của các yếu tố. Như vậy, những yếu tố tương tự cũng có sự đa dạng trong cái thống nhất, đó chính là đặc điểm riêng.
Những chiếc ghế văn phòng cùng cỡ thông thường nhưng có sự thay đổi về đường nét và chi tiết
Một phương pháp khác để tạo nên sự khác nhau là sắp xếp các vật xung quanh nhau và mối liên hệ xen lẫn giữa chúng. Chúng ta hãy tham khảo các phương pháp này và nhờ nó để chúng ta loại bỏ những yếu tố không quan trọng. Để giúp cho việc tăng cường sự đa dạng thị giác của bố cục, sự liên tục của tuyến và đường nét được thiết lập dựa vào hình dáng và các yếu tố.
Những yếu tố không đồng dạng có thể sắp xếp chúng cùng nhóm hoặc liên quan theo tuyến hay mặt bằng
Các đồ vật được nhóm lại theo tuyến hoặc cạnh chung
10. Nhịp điệu:
Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại của các yếu tố trong không gian và thời gian. Sự lặp lại này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên sự chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí người quan sát có thể theo hướng đó, bên trong một bố cục hoặc xung quanh không gian.
Tính lặp lại của những yếu tố cấu trúc tạo thành một nhịp điệu tự nhiên trong không gian 3 chiều
Hình thái đơn giản nhất là sự nhắc lại các không gian đều đặn của các yếu tố giống nhau theo một đường kẻ. Khi những kiểu mẫu này trở nên quá đơn điệu, nó có thể được dùng để thiết lập một nhịp điệu cho những phần chính hoặc để xác định một tuyến chất liệu, đường viền hay để trang trí.
>>> Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Hiểu và sử dụng tỷ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất