Các quy tắc hợp nhóm
Sau khi vỡ nhẽ, rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phần chịu ảnh hưởng của kết cấu tổng thể, chúng ta có thể bóc tách và mô tả một số quan hệ đặc thù giữa chúng. Để diễn đạt những mối quan hệ này ở dạng thuần túy, chúng ta có thể sử dụng, hoặc, các mô hình tương đối hỗn loạn có kết cấu được quy về giản thể ngoại trừ các đặc tính đang được nghiên cứu; hoặc, các mô hình được chọn sao cho tổng thể không ảnh hưởng đến mối tương tác cục bộ giữa các phần. Những quan sát được tiến hành trong những điều kiện đã được đưa ra, - sau đó sẽ có thể được áp dụng để nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật.
Max Wertheimer. Nguồn: prabook.com
Những quy tắc hợp nhóm, lần đầu tiên được đề xuất bởi Wertheimer, liên quan đến các yếu tố buộc cần phải nghiên cứu cho một số phần nằm gần nhau hơn các phần còn lại. Những quy tắc này có thể được coi là ứng dụng của một trong những nguyên tắc căn bản – “nguyên tắc tương đồng”. Định luật này khảng định rằng, các phần của một mô hình nhận thức thị giác nào đó càng giống nhau theo một chất lượng tri giác nào đó, chúng được nhận thức càng mạnh mẽ như những cá thể được sắp xếp cùng với nhau.
Hình 52
Hình 53
Hình 52 thể hiện một nhóm bao gồm sáu cá thể giống nhau về hình dạng và định hướng, nhưng bị vứt quăng quật khá bất hệ thống trong không gian. Cần đáng dấu rằng, sự khác biệt về kích thước sở hữu một hiệu ứng hợp nhóm: hai hình vuông lớn bị hút về phía nhau, còn ở nhóm thứ hai là bốn hình vuông nhỏ. Ví dụ hợp nhóm này có nghĩa là “tương đồng theo kích thước”. Cũng y hệt như thế khi nói về nguyên tắc “tương đồng trên cơ sở hình dạng”, được dẫn giải bằng hình 53. Các hình tròn cố gắng hợp nhau, tách riêng ra khỏi các tam giác. Trong hình 54, các hình tròn tối sắc trên cơ sở “tương đồng ánh sáng và màu sắc” cố gắng tác biệt ra khỏi các hình tròn trắng. “Tương đồng theo vị trí sắp xếp” (Wertheimer gọi đó là “quy tắc gần gũi và họ hàng”) tạo nên những nhóm thị giác như được giới thiệu trong hình 55, còn các đoạn thẳng được thể hiện trong hình 56 lại được tổ chức tương ứng theo nguyên tắc “tương đồng theo con đường định hướng không gian”.
Hình 54
Hình 55
Hình 56
Các nguyên tố liên quan với nhau qua sự tương đồng cũng cố gắng nhập về một lớp cảnh. Các họa sỹ, như Matisse, thường làm dịu hiệu ứng chiều sâu trong các tác phẩm của mình bằng cách sử dụng một màu, ví dụ, màu vàng, tô cho cả đối tượng ở tiền cảnh, cả đối tượng ở hậu cảnh, nhờ đó duy trì được giá trị của bức tranh ở mặt tiền (xem tranh “Chú mèo và cá đỏ” bên dưới).
Henri Matisse – “The Cat With Red Fish”. Nguồn: painterskeys.com
Hình 57 - Hình 58
Khi xem xét các đối tượng đang chuyển động, thì sẽ xuất hiện ảnh hưởng của các yếu tố bổ sung. Nếu các thành viên của một nhóm khiêu vũ chuyển động theo các hướng như trong hình 57, họ sẽ được nhận thức như hai nhóm tương ứng với nguyên tắc “tương đồng theo hướng”. Đến trình tự của mình, nếu một số vũ công chuyển động chậm, còn những người khác - nhanh, nguyên tắc “tương đồng theo vận tốc” sẽ tạo ra một sự hợp nhóm theo kiểu khác (hình 58). Nguyên tắc này làm dịu đi nhận thức chiều sâu, khi một cảnh quan được ngắm nhìn với các phương tiện giao thông chuyển động nhanh hay được ghi hình lại bằng máy quay phim. Bởi vì các đối tượng nằm ở một khoảng cách như nhau từ phía người quan sát có vẻ như chuyển động với cùng một vận tốc, nên khoảng cách được xác định theo thị giác dựa vào vận tốc: các đối tượng chuyển động nhanh hơn sẽ có cảm giác như là nằm gần hơn.
Cần hiểu rằng, sự tương đồng tạo ra một hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, hơn là chỉ đơn thuần làm cho các vật “thuộc về nhau”. Các phần có sự tương đồng tạo ra và thành lập các mô hình. Trong ví dụ ở hình 54, các hình tròn màu đen khi có xu hướng hút nhau chúng tạo ra một tam giác trong kết quả. Cũng có thể nói như thế về các hình tròn trắng. Trong các mô hình được sử dụng để kiểm tra thị lực mù màu, các hình thù có hình dạng chuẩn chỉnh được tạo ra từ sự tương đồng của sắc màu. Mô hình được tạo ra bằng cách đó càng đơn giản, sự hợp nhóm từ các cấu phần sẽ càng đập vào mắt mạnh hơn.
Tại công đoạn này, hiệu ứng hợp nhóm không thể được giải thích chỉ bằng phép cộng sự tương đồng của các cá thể. Cách đi “từ phía dưới” không thể nào đáp ứng được việc nhận thức các mô hình chung được tạo thành từ các cá thể đó. Việc nhận thức các mô hình chung đòi hỏi phương pháp “từ phía trên” có xuất phát điểm là kết cấu của tổng thể. Sự chia phần và hợp nhóm chính là các khái niệm đối ngược: khái niệm thứ nhất là «từ phía trên», trong khi khái niệm thứ hai - “từ phía dưới”.
Sự khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp nằm ở chỗ, khi bắt đầu từ phía dưới (hợp nhóm), chúng ta chỉ có thể áp dụng nguyên tắc về sự đơn giản vào sự tương đồng đạt được giữa các phần. Nhưng khi chúng ta áp dụng nó từ phía trên (chia phần), thì chính nguyên tắc đó đã giải thích cho một tổ chức chung. Khi cộng hợp các cấu phần, chúng ta nhận ra một điều gì đó, nhưng lại không thể hiểu thấu đáo hơn người mù trong một câu chuyện cổ tích Ấn Độ¹, anh này sau khi chạm chán với một con voi, bèn mò mẫm “vật thể lạ” này bằng cách chạm tay vào các bộ phận khác nhau của nó. Chúng ta có thể hình dung ra một người mù, người này sau khi thu thập thông tin, đã thông suốt sự tương đồng và khác biệt trong các hình dạng, kích thước và đường viền của vật thể mà mình đã sờ nắn, và cuối cùng anh ta đã biết được những mối tương quan xác định giữa những điều đó. Tuy nhiên, anh ta không bao giờ có thể biết về hình mẫu thị giác tổng thể của con voi.
¹ Chuyện này thường được biết đến trong một kịch bản khác, thông dụng hơn - Những người mù sờ voi. Nguồn minh họa: ok.ru
Hình 63
Sự phát triển tiếp theo của nguyên tắc thuần tuý về sự tương đồng giữa các phần phù hợp với quy luật xoay quanh sự tương đồng bên trong của đối tượng nhận thức thị giác và được gọi là nguyên tắc “hình dạng nhất quán”. Các đường nét được thể hiện trong hình 63 cho chúng ta biết, khi buộc phải lựa chọn một vài sự tiếp diễn của những đường cong, thì sự ưu tiên sẽ được dành cho phương án bảo thòan kết cấu bên trong nhất. Ở hình 63a có thể thấy một tổ hợp của hai cấu phần một cách dễ dàng nhất, đó là tổ hợp 63b, chứ không phải 63c, có nghĩa tổ hợp 63a có kết cấu đơn giản nhất.
Hình 62
Hình dạng của một đơn vị nhận thức thị giác nào đó càng đồng nhất, nó càng sẵn sàng nổi bật hơn từ môi trường xung quanh. Hình 62 chỉ ra rằng, đoạn thẳng sẽ được chúng ta nhận ra sớm hơn so với các đường vòng vo. Nếu trong vòng vây của sàn nhẩy, một người nào đó luôn giữ nguyên một hướng di chuyển, mắt của chủ thể nhận thức sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để dõi theo chính vũ công này.
Hình 64
Nguyên tắc hình dạng nhất quán còn tìm thấy những ứng dụng thú vị trong cái được gọi là tiến triển hài hhòa của âm nhạc. Vấn đề này nằm ở chỗ làm thế nào để duy trì được tính đồng nhất theo chiều "nằm ngang" của các đường nét giai điệu chống lại sự kết dính hhòa thanh “thẳng đứng” của các hợp âm. Điều đó được bảo thòan bằng cách giữ cho đường giai điệu đơn giản nhất trong các điều kiện mà nhiệm vụ âm nhạc cho phép. Quá trình tiến triển từ một hợp âm sang một hợp âm khác có nghĩa là, chẳng hạn, sử dụng hợp nhóm theo “điểm giống nhau của vị trí”. Walter Piston viết: "Nếu hai hợp âm ba có một nốt chung, chúng sẽ được lặp lại trong một một thanh âm chung; một (hoặc vài) thanh âm duy trì như vậy sẽ chuyển động tới một trạng thái gần nhất có thể” (hình 64).
Hình 65
Hình 66
Bằng cách xem xét kết cấu của tổng thể, chúng ta có thể mở rộng và phát triển một số các quy tắc đã được nói ở trên. Sự tương đồng về vị trí sắp xếp không những có được khi các phần đứng gần gũi nhau, mà còn khi chúng chúng chiếm các vị trí như nhau, chẳng hạn, đối xứng trong tổng thể (hình 65). Sự tương đồng về hướng và định hướng cũng có thể hiểu theo nghĩa mở rộng, ví dụ, khi các vũ công di chuyển đối xứng so với một đường chung nào đó (hình 66).
Trưởng hợp riêng của nguyên tắc tương đồng theo vị trí sắp xếp là sự tiếp xúc. Khi không tồn tại các khoảng hở giữa các phần, chúng ta sẽ có một đối tượng nhận thức thị giác gọn gàng. Việc coi các đường hay các diện tích như những nét thêu dệt hay tích tụ của các phần có thể có vẻ như là nhân tạo. Tại sao trái anh đào đỏ lịm trên nền xanh lá cây tươi mát lại được chúng ta nhận thức là ăn ý với nhau như đúng rồi? Một đòi hỏi giải thích cho điều đó sẽ có vẻ như là còn hư cấu hơn nữa. Tuy nhiên cần nhớ rằng, các hình mẫu được hình thành qua lăng kính thuỷ tinh thể - chúng được tạo ra và được thu họach bằng hàng triệu thực đơn có sẵn trên võng mạc, chúng cô lập với nhau ở một mức độ lớn. Điều đó có nghĩa, não bộ là đích đến của nhận thức đối với hàng loạt các kích thích được tạo ra, chẳng hạn, trong trường hợp này, từ vài triệu hưng phấn màu “đỏ” và vài triệu hưng phấn màu “xanh lá cây”. Cần chính thức công bố những quy luật mà dựa vào đó, tất cả các cấu phần nhỏ được hợp nhóm thành một đối tượng nhận thức thị giác. Hoá ra, những quy luật này đều dựa vào việc áp dụng nguyên tắc của sự đơn giản, một trong số đó chính là quy tắc tương đồng.
PHẦN THỰC HÀNH
Khi có ý định đưa ra một số minh họa cho các quy tắc tương đồng, tôi gặp phải một thách thức lớn. Vấn đề là ở chỗ, các đối tượng trong mô hình thị giác có thể đồng thời sở hữu nhiều yếu tố tạo hình khác nhau, chúng có thể không tương đồng theo yếu tố này, nhưng lại tương đồng theo yếu tố khác. Nghòai ra, các đơn vị hình ảnh còn có thể giống nhau theo vài quy tắc tương đồng cùng một lúc. Việc chiêm nghiệm những hiệu ứng thị giác trong nhiếp ảnh là một trò chơi cực kỳ thú vị. Tôi không có ý định chứng minh các bức ảnh này là đẹp hay không đẹp, mà chỉ muốn tìm được sự đồng tình với những gì tác giả bài viết đã nêu ra. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chia phần chưa phải là tất cả nhiệm vụ của nhà tạo hình, mà, các phần đó phải có yếu tố “nốt nhạc chung”!
Bàn tay con người, ai cũng tương đối giống nhau. Tuy nhiên do có yếu tố kích thước, bức ảnh được chia ra làm hai phần. Có thể thấy, một phần có các móng tay, còn phần kia - không. Hai bàn tay vẫn hòa vào làm một, nhờ có các đường chia đốt ngón tay của người cha và kẽ ngón tay của bé, cũng như, cung tròn cổ tay áo bên phải và phần lòng bàn tay bên trái.
Hai ngôi nhà, hai cái khoá, hàng loạt mắt xích lan can cầu, một dòng sông. Chỉ bằng một cái nhìn, tôi muốn phải có ngay sự yên tĩnh và thư giãn trong các nguyên tố thị giác. Chúng tương ứng hợp nhóm với nhau nhờ yếu tố gần gũi và sự lặp lại của các cung tròn. Ba nhóm này liên kết được với nhau cũng nhờ chính yếu tố «cung tròn» đó. Nghòai ra, giống như tranh của Matisse, tiền cảnh và hậu cảnh như hhòa vào một lớp cảnh nhờ yếu tố tương đồng sắc độ (màu trắng).
Tách nhóm theo sự gần gũi, tư thế và tốc độ. Cả ba phần đều có điểm chung về gam màu, kích thước của các cá thể. Chúng được nối liền mạch bằng mặt đất phủ đầy lá giấy vụn.
Henri-Cartier Bresson.
Khi có các đường nét tiếp xúc với nhau, (bánh xe tiếp cận chính xác với các cạnh), chúng ta có hiệu lực của nguyên tắc nhất quán. Nó tạo ra một góc gọn ghẽ (đơn giản) trong mô hình chung. Trong ví dụ cuối này, chúng ta có hai nhóm, liên kết với nhau bằng tính đối xứng của vị trí (cả hai nhóm đều nằm ở các vị trí quan trọng), và sự hướng tâm của các ngón tay - giống như của các thanh khung bánh xe. Bánh xe này không thể lăn đi đâu được nữa, cũng giống như sự chở che của người mẹ. Bức ảnh đong đầy sự tái hiện của đường nét chung (bóng cây, xương sườn, ngón tay, nan khung bánh xe), không có bất kỳ một chi tiết thừa nào - thậm chí bóng đổ của bánh xe cũng được lặp lại trên cơ thể người mẹ. Hãy tưởng tượng khi các nhạc sỹ nhạc jazz gặp gỡ nhau, thống nhất nhanh chủ đề chỉ bằng hai câu nhạc, sau đó họ có thể chơi từ sáng đến tối, chỉ dựa vào chủ đề đó.
- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -
>>> Các nguyên tố của thang màu
>>> Các nguyên lý trong trang trí hình vuông
>>> Các nguyên lý trong trang trí hình tròn