Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 1)
1. Hình thức:
Điểm là xuất phát của tất cả các hình thức. Điểm di chuyển, nó để lại nhiều dấu vết tạo thành một đường – là chiều đầu tiên. Cũng như khi đường chuyển dịch theo một hướng khác, nó tạo thành một mặt phẳng là yếu tố của chiều thứ hai. Mặt phẳng được mở rộng theo hướng không vuông góc hay vuông góc đối với bề mặt nó thành một khối ba chiều.
Điểm, đường thẳng, mặt phẳng và hình khối là những yếu tố cơ bản của hình dạng. Trên thực tế tất cả các hình dạng là có 3 chiều, trong hình mô tả những yếu tố khác nhau tùy theo kích thước tương ứng của chúng về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu – đó là vấn đề tỷ lệ và tỷ xích.
Một điểm đánh dấu một vị trí trong không gian. Theo quan niệm điểm không có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. Trước hết nó tĩnh tại và vô hướng. Như là một yếu tố bắt nguồn của hình thức, một điểm có thể đánh dấu sự kết thúc của một đường, là giao điểm của hai đường, hay là góc của các mặt phẳng, khối gặp nhau.
Như một hình thức, một điểm được gọi chung là một chấm nhỏ, một dạng hình tròn rất nhỏ ở trong một vùng rộng lớn. Các dạng khác cũng có thể xem là điểm nếu nó nhỏ, một chấm đậm và không phương hướng.
Tại trung tâm một từ trường hay không gian, một điểm được ổn định ở trạng thái tĩnh, nó có ảnh hưởng việc sắp xếp lại trật tự các yếu tố xung quanh nó. Khi rời khỏi Trung tâm, nó vẫn duy trì vị trí đó nhưng trở nên năng động hơn. Căng thẳng thị giác tạo ra giữa điểm và khu vực của nó. Điểm phát sinh những hình dạng như một đường tròn hay một khối cầu tự bản thân nó đã là điểm trung tâm.
Một điểm chuyển động trở thành một đường. Về mặt nhận thức ta xem đường thẳng chỉ có một chiều đó là chiều dài. Thực ra nhận biết chiều dài của đường rõ nét hơn kể cả khi thấy chiều dày. Khác với điểm tĩnh tại và vô hướng, một đường có khả năng chuyển động, có hướng và có sự tăng trưởng.
Những điều thấy được ở đường thẳng là độ đậm nhạt và đặc trưng riêng. Trong đó có thể nét đậm hay mảnh, kéo căng hay uốn éo, duyên dáng hay thô bạo, đặc trưng của đường thẳng là độ dài và độ đậm của nó.
Một đường tạo thành bởi hai điểm. Xa hơn nữa nó là sự lặp lại các yếu tố tuonwg tự, nếu nó tiếp tục tăng trưởng trở thành một đường thẳng với một chất lượng có thể cảm nhận được đầy ý nghĩa.
Một đường thẳng cho ta thấy tồn tại hai điểm. Một đặc trưng quan trọng của đường thẳng là có hướng. Đường nằm ngang cho ta thấy sự ổn định, nghỉ ngơi hay là mặt phẳng mà chúng ta đứng và đi lại trên đó. Tương phản với đường nằm ngang là đường thẳng đứng cho ta cảm thấy sự cân bằng.
Đường thẳng xiên, lệch so với đường nằm ngang và thẳng đứng có thể xem như là trỗi dậy hay sự rơi. Trong trường hợp khác nó ngụ ý chuyển động và là động lực tạo ra sự hoạt động của thị giác.
Một đường cong cho ta cảm thấy lệch hướng bởi một lực uốn cong chuyển động nhẹ nhàng. Phụ thuộc vào hướng chúng có thể nâng lên một cách vững chắc và gắn chặt xuống đất. Đường cong là biểu tượng của sự phát triển sinh vật.
Đường thẳng là yếu tố cơ bản trong sự hình thành bất cứ công trình gì, không có đường thẳng chúng ta sẽ không có định nghĩa hình dáng đặc trưng cho bất cứ vật gì chúng ta công nhận. Đường thẳng để mô tả cạnh của một hình và phân biệt với không gian xung quanh hình đó.
Trong việc mô tả hình dạng đường thẳng có thể tạo nên những mặt phẳng và góc cạnh của hình khối. Những đường thẳng này có thể được dùng loại vật liệu để diễn tả các hốc kín có đường gờ hay là áp dụng các khuôn mẫu.
Đường thẳng cũng có thể được tạo nên kết cấu và hình mẫu trên diện tích của hình thể.
Cấu trúc những đường thẳng dùng để cung cấp khung chịu lực đứng và những thanh ngang biểu hiện chuyển động qua không gian. Chúng xác định các cạnh của một khối không gian và cấu trúc này và của những đường thẳng có thể được xem như là tỷ lệ giữa kiến trúc, nội thất và đồ đạc trong phòng. Cùng với sự phát triển kiểu dáng của chính nó, đường thẳng còn được dùng để tạo ra các mối liên hệ và thiết lập các kiểu mẫu trong cấu trúc bản vẽ.
Đường thẳng di chuyển theo hướng khác hơn là hướng bên trong trực tiếp của mặt phẳng. Theo nhận thức, một mặt phẳng có hai chiều, chiều dài và chiều rộng, nhưng không có độ sâu. Trên thực tế, mặt phẳng có chiều rộng và chiều dài lớn hơn, tuy không lớn lắm nhưng vẫn có thể phân biệt được.
Hình dáng là một đặc trưng nổi trội của mặt phẳng
Hình là đặc điểm cơ bản của mặt phẳng. Nó được mô tả bởi đường viền của những đường vạch rõ cạnh của mặt phẳng. Từ khi chúng ta có nhận thức về hình dạng của một mặt phẳng có thể thay đổi tùy thuộc vào phối cảnh, chúng ta chỉ nhìn thấy dạng đúng của mặt phẳng khi chúng ta quan sát nó trước mặt.
Hình dáng hình được đặc trưng bằng diện tích, chất lượng vật liệu, màu sắc, cấu tạo và kiểu dáng. Những đặc trưng thị giác ảnh hưởng đến mặt phẳng là: đánh giá tầm nhìn và tính ổn định; độ lớn trông thấy, tỷ lệ và vị trí trong không gian; phản chiếu ánh sáng; tính cảm nhận; tính chất âm thanh.
Các đặc trưng bề mặt của yếu tố mặt phẳng
Hình dáng mặt bằng là yếu tố cơ bản trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Sàn, tường, trần, mái dùng để tạo nên và xác định hình khối 3 chiều của không gian. Đặc trưng thị giác của chúng và mối liên hệ giữa chúng với nhau trong không gian quyết định hình thức và tính chất của không gian xác định. Bên trong không gian này đồ gỗ và những thành phần thiết kế nội thất khác có thể xem như là những hình thức của mặt phẳng.
Một mặt phẳng phát triển theo một hướng thì hình thành một khối. Quan niệm nhận thức và tính chính xác trong hình thức khối tồn tại trong 3 chiều.
Hình thức là đường bao quanh chúng ta sử dụng để miêu tả toàn bộ cấu trúc một khối. Đặc biệt hình thức trong khối được xác định bằng hình dáng và mối quan hệ qua lại của đường thẳng và mặt phẳng là miêu tả ranh giới trong khối.
Không gian 3 chiều của thiết kế kiến trúc và nội thất một hình thể của khối đặc hoặc rỗng (không gian được bao che bởi các mặt phẳng).
Những hình dáng đặc và rỗng là tính hai mặt đặc trưng cho sự thống nhất về bản chất đối nghịch về hình dáng trong hiện thực của kiến trúc thiết kết nội thất. Hình dáng mang lại kích thước, tỷ lệ, màu sắc, không gian cấu tạo, trong khi đó không gian gợi lên những hình thức. Đây là mối quan hệ qua lại giữa hình thức và không gian được thấy nhiều trong thiết kế nội thất.
2. Hình dạng:
Hình dáng tạo bởi những đường thẳng mà chính đường thẳng giúp chúng ta có thể phân biệt hình này với hình khác. Nó có thể quy vào bao quanh một đường hay đứng ngoài của mặt phẳng hoặc đường ranh giới trong không gian 3 chiều. Trong trường hợp khác, hình dáng được hiểu là giới hạn của đường hay mặt phẳng, đường thẳng riêng so với nền nhà và không gian bao quanh phía sau.
Hình dáng có nhiều đặc điểm. Hình dáng tự nhiên tượng trưng cho hình ảnh và hình thức trong thế giới tự nhiên. Có những hình ảnh có thể thay đổi đơn giản nhưng vẫn giữ được yếu tố của thiên nhiên.
Hình không tượng trưng cho những chủ đề đặc biệt hay những chi tiết tỉ mỉ riêng biệt. Một số hình ảnh được tạo ra từ những hình của thiên nhiên và giống như một biểu tượng. Một số khác lại có thể hình dụng hình học và gợi lên những trả lời dựa trên cơ sở chất lượng thị giác thuần túy của nó.
Hình dáng hình học nổi bật trong môi trường xây dựng cả kiến trúc lẫn thiết kế nội thất. Có hai loại riêng rẽ và khác biệt của hình học – đường thẳng và đường cong. Trong hầu hết quy tắc phổ biến lập thành đường cong chuyển động quay xung quanh một trục bao gồm một số dạng đa giác mà chúng nội tiếp trong đường tròn. Trong đó, hâu hết là hình dạng hình học: đường tròn, tam giác và hình vuông. Mở rộng trong không gian ba chiều là hình cầu, hình trụ, hình nón, hình chóp và hình lập phương.
Hình tròn là một hình đặc, có một tâm điểm tự nhiên đó là điểm trung tâm của nó. Nó biểu thị một sự thống nhất, một sự liên tục và một tính tiết kiệm của hình dáng.
Một hình tròn thông thường thì bền vững và tự mình là trung tâm. Khi đặt nó cạnh những đường khác và những hình khác, hình tròn thường biểu hiện một cách rõ rệt.
Những đường và những hình uống cong khác thường được xem như là những bộ phận hay la sự kết hợp của những hình tròn. Mặc dù là có quy tắc hay không quy tắc, những hình dạng cong có khả năng biểu hiện sự mềm mại của hình thức sự ngưng chảy của vận động và sự tự nhiên của việc tăng trưởng sinh học.
Hình tam giác tượng trưng cho tính ổn định. Hình tam giác thường sử dụng cấu trúc làm mất đi điểm uốn hay gãy khúc một trong những cạnh của nó.
Từ một điểm nhìn khi một tam giác được đặt ngang một cạnh thì nó sẽ gây một cảm giác bền vững. Khi một đỉnh gắn trên một điểm, hình tam giác sẽ mất đi sự cân bằng, nó trở nên sinh động.
Tính năng động của hình tam giác phụ thuộc vào mối quan hệ 3 góc và 3 cạnh. Bởi vậy góc có thể thay đổi hình tam giác luôn luôn sinh động hơn so với hình chữ nhật. Hơn nữa hình tam giác có thể phối hợp với bất kỳ hình thức nào như hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình đa giác.
Hình vuông được đặc trưng một cách thuần khiết và hợp lý. Sự cân đối bốn mặt là bốn góc góp phần tạo cân bằng cho nó và thêm một cách nhìn sáng sủa.
Hình vuông không có nhiều hình dạng hay những hướng nổi trội. Giống như một hình tam giác, hình vuông là sự bền vững yên tĩnh khi đặt nó trên một cạnh, nhưng nó trở thành năng động khi đặt nó trên một góc.
Mọi hình chữ nhật có thể biến đổi thành hình vuông bằng cách thêm, bớt chiều rộng hay chiều dài. Ngay cả cái sáng sủa bền vững của hình chữ nhật cũng dẫn đến cái nhìn đơn điệu, sự đa dạng có thể được đưa vào bởi sự thay đổi kích thước, tỷ lệ, màu sắc, chất liệu, vị trí và phương hướng của chúng.
Hình chữ nhật là dạng tiêu chuẩn rõ ràng trong kiến trúc và trong việc thiết kế. Chúng được đo đạc vẽ và sản xuất một cách rõ ràng như là khai triển và dựng chúng, đồng thời chúng ăn nhập với nhau mau chóng và khăng khít trong xây dựng.
3. Màu sắc:
Màu sắc, giống như hình dạng và chất liệu là một tính chất thị giác bình thường vốn có của một hình thức trong những môi trường được bao bọc bởi màu sắc xung quanh chúng ta. Những màu sắc chúng ta thấy biểu hiện ở đồ vật. Chúng ta có thể tìm nguồn gốc màu sắc, độ sáng của chúng được biểu hiện trong ánh sáng và trong không gian. Không có ánh sáng, màu sắc không tồn tại.
Các nhà vật lý học đã chia màu sắc giống như tính chấ của ánh sáng. Nằm trong quang phổ có thể trông thấy được hình ảnh của ánh sáng, màu sắc đã được xác định bởi các bước sóng, bắt đầu ở bước sóng dài nhất là màu đỏ tiếp theo là quang phổ màu da càm, vàng, lục, xanh và tím đến tại bước sóng ngắn nhất có thể nhận biết được. Khi những ánh sáng màu này được biểu thị trong nguồn gốc ánh sáng với số lượng gần như nhau chúng kết hợp lại với nhau tạo nên ánh sáng trắng, là thứ ánh sáng không có màu.
Khi ánh sáng trắng chiếu xuống một vật thể mờ đục và hấp thụ một số bước sóng. Bề mặt của vật thể phản xạ chúng ta nhìn thấy ánh sáng của vật thể. Mắt của chúng ta phân biệt màu sắc của ánh sáng như màu sắc của vật thể.
Ánh sáng trắng giống như ánh sáng mặt trời vào buổi trưa được xếp thành quang phổ của ánh sáng màu. Một số nguồn sáng như ánh sáng huỳnh quang hoặc ánh sáng phản xạ của một bức tường có thể không có mức cân bằng và quang phổ bị thiếu một phần. Phần thiếu này sẽ làm cho bề mặt được chiếu sáng bởi ánh sáng xuất hiện những màu bị thiếu này.
Những bước sóng hoặc những dải sóng của ánh sáng bị hấp thụ và bước sóng mang màu đỏ như là màu của vật thể được xác định bằng màu của bề mặt. Một bề mặt màu đỏ hấp thụ hầu hết các ánh sáng chiếu lên nó và chỉ phản xạ phần đỏ của quang phổ, một bề mặt màu xanh sẽ hấp thụ các màu đỏ. Tương tự như vậy một bề mặt hấp thụ toàn bộ quang phổ đó là màu trắng.
Bề mặt có chất màu tự nhiên ở vật liệu của nó. Màu này có thể được thay đổi bằng cách phủ sơn hoặc nhuộm màu mà những chất này gồm những chất tạo màu. Khi ánh sáng màu tồn tại trong tự nhiên các chất màu sẽ bị giảm đi. Mỗi chất màu có một tỷ lệ với ánh sáng trắng. Khi các chất màu pha trộn lẫn lộn các phần hấp thụ của chúng sẽ kết hợp để loại trừ nhiều màu của quang phổ. Những màu còn lại sẽ xác định màu sắc, giá trị và độ đậm của chúng.
Màu sắc gồm có 3 khía cạnh:
- Sắc màu: Đó là thuộc tính mà nhờ nó có thể nhận ra màu gì? Ví dụ: màu đỏ, màu vàng.
- Độ sáng: Sáng hay tối của một màu trong mối quan hệ giữa đen và trắng.
- Cường độ: Độ tinh khiết hay độ bão hòa của một màu khi so sánh với màu xám ở cùng một giá trị đậm nhạt.
Tất cả các thuộc tính trên của màu sắc co quan hệ mật thiết với nhau một cách tất yếu. Mỗi màu chính có một độ đậm nhạt bình thường. Ví dụ: màu vàng tinh khiết thì sáng hơn về độ đậm nhạt màu xanh nước biển tinh khiết. Để tạo màu sáng hay đậm thì cường độ của chúng cũng sẽ bị giảm. Thật khó để tăng một thuộc tính của một màu, đồng thời lại không làm thay đổi hai thuộc tính còn lại.
Một số hệ thống màu sắp xếp theo thuộc tính của chúng theo một thứ tự để nhận biết. Đơn giản như vòng tròn màu của Brewsku hoặc của Prăng màu gốc là màu đầu tiên rồi đến màu thứ hai, thứ ba…
Hệ thống toàn diện và chi tiết hơn về sự mô tả chính xác của màu sắc, là hệ thống màu Munsell, được phát triển nhờ Albert Munsell. Hệ thống này sắp xếp màu thành 3 gam gồm các bậc không thay đổi của thị giác theo ba thuộc tính: màu sắc, độ sáng và cường độ.
Hệ màu Munsell dựa trên cơ sở 5 màu cơ bản và 5 màu trung gian, 10 màu chủ yếu được bố trí thành 10 phần và sắp xếp trên một hình tròn.
Trục thẳng đứng qua tâm của vòng tròn là thang chia độ ánh sáng, tăng dần theo 10 mức có thể nhìn bằng mắt từ đen đến trắng.
Ngoài trục thẳng đứng chỉ độ sáng là trục ngang chỉ các bậc về cường độ. Số lượng các bậc sẽ thay đổi tùy thuộc vào khi màu đó được độ bão hòa về màu sắc và độ sáng.
Trong hệ thống này một màu riêng biệt có thể được nhận ra với những ký hiệu sau: màu sắc độ đậm nhạt, gam màu, 5R, 5/14 chỉ màu đó chuẩn mức sáng trung bình và cường độ màu đạt tới mức lớn nhất.
Khả năng diễn đạt một cách chính xác về màu sắc, cường độ của một màu cụ thể không cần một màu, điều đó rất quan trọng trong khoa học thương mại và công nghiệp, tên của màu sắc không thể miêu tả một cách chính xác bằng cảm giác thị giác về màu. Những màu thật được thấy ở màu của ánh sáng là những sơ đồ cơ bản về màu sắc để thiết kế.
Thay đổi màu bằng chất màu.
Những chất tạo màu như sơn và thuốc nhuộm là những nguyên liệu để làm thay đổi độ sáng màu sắc, chúng ta giải thích vấn đề này là mục đích của việc thay đổi màu.
Khi trộn các chất màu của sơn và thuốc nhuộm với nhau từng thuộc tính trong các thuộc tính kể trên của màu sắc có thể thay đổi.
Màu sắc của một màu có thể bị thay đổi khi trộn nó với các màu khác. Khi các màu lân cận hoặc các màu tương tự trên vòng tròn màu được trộn, những màu sắc hài hòa và có quan hệ rất gần sẽ tăng lên. Trái lại khi trộn các màu cho sẵn để tạo thành màu trắng, những màu đối lập hoàn toàn với nhau trên vòng tròn màu, những màu thu được là những màu trung tính. Độ đậm nhạt của một màu có thể tăng bằng cách thêm màu trắng hoặc giảm xuống bằng màu đen, làm sáng độ đậm nhạt thêm màu trắng để tăng sắc độ sáng và làm tối độ đậm nhạt bằng màu đen để tăng sắc độ tối của màu đó. Một màu có độ đậm nhạt ở mức cao như màu vàng có khả năng về các sắc độ tối hơn là sắc độ sáng, trong khi đó một màu có độ đậm nhạt ở mức thấp như màu đỏ thì có khả năng về sắc độ sáng hơn các sắc độ tối.
Cường độ của một màu có thể được tăng cường bằng cách tăng thêm màu chủ đạo có thể làm giảm cường độ màu xuống bằng cách trộn màu xám với màu đó hoặc bằng cách tăng thêm màu – Những màu xám hay trung tính trong cách trên thường được gọi là tông màu.
* Sự biến đổi màu sắc bằng chất màu:
Tuy nhiên việc thay đổi màu của một vật thể cũng có thể là kết quả ảnh hưởng của ánh sáng và của sự xen kẽ của màu sắc xung quanh hoặc những màu nền. Những điều này đặc biệt quan trọng đối với những người trang trí nội thất, phải cân nhắc rất cẩn thận các yếu tố màu trong không gian nội thất tác động qua lại với nhau ra sao, và chúng được thể hiện như thế nào khi ánh sáng chiếu vào.
Ánh sáng của một màu riêng lẻ thông thường ít dùng để chiếu sáng từ màu trắng. Tuy nhiên không phải tất cả nguồn ánh sáng trắng đều hài hòa.
Những bóng đèn nung cháy thì tỏa ánh hồng ấm áp trong khi bóng đèn huynh quang lại tỏa ánh sáng lạnh. Ánh sáng ban ngày cũng có thể ấm hoặc lạnh, tùy thuộc thời điểm trong ngày và hướng ánh sáng chiếu vào. Thậm chí màu sắc của một bề mặt phản chiếu diện tích lớn có thể làm nhạt đi ánh sáng của không gian bên trong.
Ánh sáng ấm có khuynh hướng làm nổi bật các màu ấm và hài hòa các màu lạnh, trong khi đó ánh sáng lạnh làm tăng cường độ màu lạnh và làm giảm các màu ấm. Nếu ánh sáng được chiếu vào một màu cụ thể nó sẽ làm tăng cường độ của màu đó. Giảm lượng ánh sáng chiếu vào sẽ làm tối đi độ sáng của màu và làm màu sắc của nó mờ đi, tăng cường mức ánh sáng chiếu vào sẽ tăng độ sáng lên của màu và cường độ cũng tăng thêm. Tuy nhiên mức độ ánh sáng chiếu vào cao thế cũng có khuynh hướng cho màu xuất hiện kém, bão hòa và khó được làm nhạt đi.
Từ sự dao động tự nhiên của ánh sáng đặt bên trong thường làm thay đổi màu sắc một cách tế nhị, tốt nhất luôn luôn kiểm tra màu sắc trong môi trường ở đó chúng được nhìn thấy dưới những điều kiện của ban ngày lẫn ban đêm.
Trong khi trộn hai màu, kết quả là được một màu không rõ ràng, hoặc có màu xám, đặt chúng gần nhau có thể tạo ra kết quả và ngược lại. Trong thực tế đã biết sự tương phản đồng thời, mắt có khuynh hướng liên tưởng tới những màu bổ sung và xem nó như là một hình ảnh của những màu sắc hòa trộn. Như vậy 2 màu bổ sung được đặt cạnh nhau có khuynh hướng làm tăng độ bão hòa và độ sáng chói mà không có một sự thay đổi vẻ ngoài ở màu sắc.
Khi 2 màu không phải là màu bổ sung, mỗi màu sẽ hòa với màu kia và biến nó thành màu đó, kế quả là hai màu bị đẩy xa hơn về màu sắc. Sự tương phản đồng thời trong màu sắc dễ được nhận ra nhất là khi 2 màu khá giống nhau về độ sáng. Nếu một màu sáng hơn hoặc tối hơn nhiều màu kia, những hiệu quả của sự tương phản độ sáng trở nên dễ thấy rõ hơn.
* Ảnh hưởng của những màu cạnh nhau:
Dùng những hình vuông dưới đây chồng lên nhau để nghiên cứu hiệu quả của sự tương phản đồng thời lên màu sắc cảu những màu được đặt cạnh nhau.
Sắc độ bình thường của mầu trên vòng tròn màu tiêu chuẩn
Sự tương phản đồng thời có tác động rõ ràng của màu sắc, màu có thể sáng hơn hoặc sẫm đi tùy theo màu nền. Một màu nên sáng làm đậm hơn một màu sẫm, cũng như một màu nền sẫm sẽ làm tăng độ chói của màu sáng.
Cả hai màu đen và trắng có hiệu quả thấy được đặt chúng cạnh các màu khác. Hình vẽ viền bằng màu đen sẽ làm chúng sinh động và phong phú hơn, trong khi hình vẽ được viền màu trắng mang hiệu quả ngược lại. Một mảng màu trắng lớn sẽ kéo dài và sự sáng tối tách rời nhau.
Hiệu quả sự tương phản của màu và độ rõ của màu tùy thuộc vào diện tích mảng màu đủ lớn để nhận ra từng màu riêng biệt. Nếu diện tích quá nhỏ và không gian quá hẹp, mắt người không có đủ thời gian để phân biệt sự khác nhau và các màu sẽ hòa trộn với nhau. Hiệu quả về sự hòa trộn quang học này thường được sử dụng trong công nghiệp dệt để tạo ra các sản phẩm có rất nhiều màu và sắc độ, trong khi chỉ và sợi có một số màu hạn chế.
Sử dụng những hình vuông này đặt lên nhau để nghiên cứu sự tương phản đồng thời sắc độ của các màu cạnh nhau.
Bên cạnh đó các màu có ảnh hưởng và thay đổi tính chất các vật khác, mà điều quan trọng nhất là các màu có thể tác động đến nhận thức về hình dạng kích thước, chất lượng của không gian nội thất.
Độ nóng và lạnh của màu cùng với quan hệ về độ đậm nhạt và mức độ bão hòa, quyết định sức mạnh thị giác, nó sẽ hấp dẫn sự chú ý của chúng ta, mang lại rõ nét một vật và tạo ra không gian. Sau đây là sự tổng kết về tác dụng của các màu.
Các màu ấm và cường độ cao gây hiệu quả năng động và kích thích, trong khi màu lạnh, cường độ thấp gây nên cảm giác dễ chịu và bớt căng thẳng. Màu nhẹ sáng làm cho người ta tươi vui, độ sáng trung bình thể hiện sự an phận, sắc độ tối gây nên sự ủ rũ, ảm đạm.
Màu sáng chói và sự tương phản mạnh hấp dẫn sự chú ý của chúng ta, sắc độ xám và trung bình ít có tác dụng hơn. Sự tương phản về sắc độ làm chúng ta nhận thức về hình dạng và kích thước. Nhưng nếu chúng cũng tương tự trong sắc độ thì sự nhận định đó sẽ là cảm tính.
Sắc độ bình thường của màu trên vòng tròn màu tiêu chuẩn
Sự tương phản sắc độ giúp ta cảm nhận được hình dáng
Các màu sẫm lạnh có tác dụng làm vật nhỏ bé đi. Màu sáng, ấm có xu hướng làm vật to hơn và làm rõ sự phân biệt các mặt khác nhau của vật thể, đặc biệt khi nhìn chúng trên một nền màu sẫm.
Khi sử dụng một mặt bằng không gian khép kín, màu sáng, màu lạnh và màu trung tính có tác dụng đẩy xa, hoặc tăng khoảng cách. Khi đó chúng được sử dụng để nâng cao sự phong phú và không gian của căn phòng, làm tăng chiều rộng, chiều dài, chiều cao trần.
Sử tương phản sắc độ giúp ta cảm nhận được hình dáng
Các màu ấm tạo nên sự kích thích. Các màu sẫm và bão hòa gợi nên sự gần gũi. Những đặc điểm này được sử dụng để giảm bớt kích thước của căn phòng bằng cách gây nên cảm giác ảo là các kích thước của phòng bị rút ngắn đi.
Sáng trong sáng – Tối trong sáng – Sáng trong tối
Hiệu quả màu trong giới hạn không gian
Mặc dầu mỗi chúng ta có thích thú màu này và cảm thấy không thích các màu khác, điều đó không có nghĩa là có màu xấu và màu tốt. Một vài màu dễ dàng được thời trang chấp nhận hoặc không chấp nhận. Các màu khác có thể hoặc không tiếp cận với một sơ đồ màu đặc biệt. Sự thích hợp của màu phụ thuộc vào chúng được sử dụng ở đâu, như thế nào, và cách bố trí chúng trên sơ đồ màu.
Nếu các màu giống như các nốt của một bản nhạc và sơ đồ màu giống như một bản hòa âm. Cấu trúc của một nhóm màu phụ thuộc vào sự quan hệ giữa màu, sắc độ và cường độ của chúng. Bản sơ đồ màu dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa màu trong một nhóm các màu. Có hai phạm trù về phối màu, bổ trợ và tương phản. Sơ đồ màu bổ trợ, trên cơ sở của một màu đơn hoặc một màu đơn với một loạt màu tương tự, phát triển sự hài hòa thống nhất. Sự đa dạng có thể tạo nên bằng sự đa dạng của cường độ và sắc độ màu, trong khi chỉ sử dụng một số màu nhất định để nhấn mạnh, tạo nên sự đa dạng của cường độ, tạo nên hình dáng, hình thức và chất liệu.
Sự phối màu tương phản, trên cơ sở của sự kết hợp hai màu hoặc ba màu bổ túc cho sự đa dạng của chúng gắn liền với việc dùng gam màu nóng và lạnh.
Các ý đồ về sắc thái chủ yếu chỉ đưa ra các phương pháp mà người ta có thể tạo ra một sự kết hợp các màu. Để thiết kế một sơ đồ màu người ta cũng phải tính đến mối quan hệ giữa các màu khác nhau.;
Tam giác màu được Faber Birren phát triển đã minh họa các màu được điều chỉnh như thế nào – Màu sắc, độ sáng, độ bóng có thể liên quan với nhau trong một sắc thái hài hòa. Tam giác này dựa trên cơ sở của 3 nhân tố cơ bản của màu thuần nhất: màu trắng và màu đen, chúng kết hợp với nhau để tạo sự hình thành các màu sắc, độ bóng, màu xám và độ sáng. Bất cứ một đường vạch thẳng nào cũng đều xác định một sự liên tục hài hòa khi mỗi thành phần của nó đều tham gia một loạt các nhân tố có liên quan với nhau về mặt thị giác.
Khoảng cách nhỏ - Khoảng cách lớn
Cuối cùng cho dù ý tưởng về màu sắc đó là sống động và vui nhộn hay giản dị và ôn hòa cũng dựa vào sự phối hợp các màu sắc hay độ đậm nhạt của các gam màu được lựa chọn. Khoảng cách giữa các đồ vật lớn giữa các gam màu và sự phối màu sẽ tạo ra những nét tương phản rất sống động và có những ấn tượng sâu sắc hơn. Khoảng cách giữa các đồ vật nhỏ sẽ có tác dụng tạo ra các tương phản và các kiểu mẫu mờ ảo hơn.
* Sự phân bố sắc độ và sắc màu:
Trong việc phát triển một sơ đồ tạo màu sắc cho khoảng không gian nội thất, người ta phải xem xét một cách cẩn thận các yếu tố màu sắc và độ sáng được thiết lập sự phân phối các màu. Sơ đồ này không những phải làm thỏa mãn cho mục đích và giá trị sử dụng của không gian mà còn tính đến các đặc điểm kiến trúc.
Các quyết định cần phải được tiến hành trong việc xem xét các mặt bằng chủ yếu của không gian nội thất và màu sắc nào có thể được sử dụng để điều chỉnh kích thước, hình dáng, tỷ lệ và khoảng cách của chúng. Những nhân tố nào để trở thành vị trí mờ nhạt, trung bình và cận cảnh. Những đặc điểm nào về mặt kiến trúc hay cấu trúc làm nổi bật và những thành phần nào không đạt yêu cầu cần được giảm.
Về mặt truyền thống các bề mặt lớn nhất của một phòng, sàn nhà, các bức tường và trần của nó có những kiểu phối màu trung hòa nhất. Ngược với màu nền này, các nhân tố thứ hai như các thiết bị nội thất lớn hoặc tấm thảm có gam màu sắc mạnh hơn. Cuối cùng các chi tiết phụ và các bộ phận có kích cỡ nhỏ có thể có những gam màu đậm nét nhất để tạo dựng sự cân bằng màu sắc và tạo cảm giác ưa nhìn.
Các ý đồ về màu sắc trung hòa lại dễ dàng thích ứng nhất. Để tạo ra một hiệu quả gây ấn tượng sâu sắc hơn, các khu vực chính của một căn phòng có thể được đưa ra những gam màu đậm nét hơn, trong khi những nhân tố thứ 2 lại có những gam màu nhẹ hơn. Các khu vực lớn cần phải thực sự lưu ý khi sử dụng các gam mầu sẫm, đặc biệt trong phòng nhỏ, chúng làm giảm các không gian trong suốt có thể gây ra các đòi hỏi về mặt thị giác.
Một vấn đề tương đối quan trọng với sự phối hợp màu sắc, đó là sự phối hợp các màu đậm, nhạt, các kiểu sáng tối trong một khoảng trống. Chủ yếu là cách sử dụng tốt nhất để phối hợp các mức độ màu sẫm và nhạt khác nhau cùng với một loạt sự phối hợp màu trung gian để đáp ứng các độ đậm nhạt chuyển tiếp. Tránh sử dụng cùng một khối lượng màu sẫm và nhạt nếu không sẽ tạo sự rời rạc.
Nhìn chung sự phối hợp màu nhạt ở các mảng lớn, các khu vực nhỏ hơn thường được sử dụng màu sẫm. Cách phối hợp này ở mức độ nhẹ là điều đặc biệt thích hợp khi có hiệu quả có thể được dùng màu nhạt là điều hết sức quan trọng. Các gam màu sẫm có thể bổ sung rất nhiều cho các gam màu nhạt cùng một không gian do sự giảm chiếu sáng.
Một cách phân phối gam màu khác là theo kiểu tự nhiên, theo kiểu này các mặt phẳng sàn nhà có các gam màu sẫm nhất, các bức tường bao quanh có các gam màu nhẹ hơn và trần nhà ở phía trên có màu nhạt nhất. Dĩ nhiên, sự phân bố các gam màu đậm nhạt và các mức độ tương phản của chúng sẽ tùy thuộc vào kích thước, hình dáng và tỷ lệ của không gian. Khi các gam màu nhạt có xu hướng rút dần trong khi các màu sẫm lại tăng lên thì vị trí của chúng có thể thay đổi sự nhận thức của chúng ta về các chiều không gian này.
Các sơ đồ phân bố theo chiều đứng các sắc độ
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế nội thất (Phần 1)
>>> Màu sắc trong thiết kế nội ngoại thất