Không gian trong thiết kế nội thất (Phần 2)

6. Cấu trúc không gian:

khong gian noi that 13

Kết cấu phần trên

khong gian noi that 13

Móng

khong gian noi that 15

Các tải trọng công trình

Hầu hết các ngôi nhà bao gồm các hệ thống và các thành phần kiến trúc. Hệ thống móng nhà là thành phân cơ bản của công trình, liên kết vững chắc với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên.

Kết cấu phần trên của công trình gồm có: sàn, tường, cột và hệ thống mái. Hệ thống này chống đỡ các loại tải trọng trên công trình.

- Tải trọng tĩnh: Thế nào là tải trọng tĩnh của công trình? Tải trọng tĩnh gồm tải trọng kết cấu chính và các bộ phận phụ bao gồm cả thiết bị lắp đặt vào.

- Tải trọng động: Thế nào là tải trọng động? Tải trọng đọng bao gồm trọng lượng của người, những thiết bị đồ đạc ở trên công trình. Trong thời tiết lạnh chịu thêm tải trọng động của tuyết trên công trình.

- Tải trọng động do động lực: Tải trọng do gió bão, động đất được xác định cụ thể do vị trí xây dựng công trình.

Một công trình được bao che bởi tường ngoài, cửa sổ, cửa đi và mái, chúng bảo vệ và che chở không gian bên trong với môi trường bên ngoài.

Ngoài kết cấu tường, vách ngăn, trần chia nhỏ và giới hạn không gian bên trong, chúng không chịu lực nào khác ngoài trọng lượng bản thân.

Hệ thống thiết bị máy móc và cung cấp điện cần thiết cho điều kiện môi trường bên trong công trình và giúp cho cuộc sống của con người. Chúng cung cấp nhiệt, thông hơi, điều hòa không khí, cung cấp nước sạch, thải nước bẩn, cung cấp năng lượng cho sinh hoạt.

khong gian noi that 16

Kết cấu bao che

Trong một công trình hệ thống kết cấu bình thường có thể nhận thấy rõ ràng, còn hệ thống máy móc, thiết bị điện rất phức tạp thường được giấu đi. Người thiết kế nội thất nhận biết điều này, đèn gắn cố định, điện bên ngoài, máy điều hòa không khí và dây dẫn chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp bên trong. Tất cả những thứ cần thiết đó đòi hỏi phải bố trí dây điện, ổ cắm, ống dẫn khí cho nằm ngang và thẳng đứng.

khong gian noi that 17

Hệ thống điện – thiết bị

khong gian noi that 18

Hệ thống kết cấu tuyến tính

khong gian noi that 19

Hệ thống kết cấu một công trình hình thành phải phù hợp với đặc tính hình học của cấu kiện và chống được lực tác dụng vào chúng. Hình dạng cấu kiện và dặc tính hình học ảnh hưởng đến kích thước, tỷ lệ và bố trí không gian bên trong cùng với khối lượng của công trình.

Hai kết cấu cơ bản là cột và dầm. Cột là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng rồi chuyển xuống dưới qua thân cột. Cột có tiết diện rộng liên quan với chiều cao của nó, cột có tiết diện lớn hơn thì khả năng tránh khỏi chịu lực lệch tâm hay lực biên.

Dầm là một thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiều dài của dầm. Những lực này là yếu tố uốn cong dầm do sự kết hợp giữa lực nén và lực kéo. Những ứng suất này tương xứng với lực trên và dưới của dầm. Nơi ứng suất lớn nhất độ cong tăng dần theo khả năng làm việc của dầm.

khong gian noi that 20

Hệ thống cột chính trong không gian và một số cột dự phòng phân chia công trình theo chiều ngang. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.

Hệ thống cấu trúc có thể bố trí thành mạng kết cấu của không gian, sàn nhà, tường và trần nhà để chống đỡ, bao che không gian bên trong. Dầm đỡ sàn và trần theo điều kiện giới hạn chiều cao của không gian. Tường chỉ chịu tái bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, được thay đổi theo ý muốn, theo điều kiện cần thiết để giảm bớt không gian bên trong.

Hệ thống cấu trúc nằm ngang được hình thành một cách tự nhiên và linh hoạt. Nó có thể tăng thêm thay đổi và thích ứng với sử dụng không gian riêng của nó.

khong gian noi that 21
Mức độ thay đổi tường bao che - Thành phần cấu trúc phẳng

Hai loại hình chủ yếu của thành phần cấu trúc phẳng là tường chịu lực và tấm nằm ngang. Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn bên trong cũng có thể chống lực của gió, nước và áp lực đất.

Một mô hình chung bố trí tường chịu lực tương ứng với dầm sàn và cầu phong của mái hay tấm nằm ngang. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.

Cửa sổ, cửa đi mở trên tường chịu lực sẽ làm yếu hệ thống kết cấu. Khi mở cửa phải đặt một dầm nhỏ ở trên cửa gọi là lanh tô.

Trong các yếu tố cấu trúc nằm ngoài tường ngăn không gian xem như dáng điệu của tường cụ thể, giới hạn vật lý của không gian. Chúng bao quanh vị trí thành khu riêng biệt, đồng thời ngăn cách các yếu tố khác.

Tấm sàn là những tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng. Nó có thể chống đỡ cả tải trọng tập trung hoặc phân phối đều, ứng suất của nó có thể tỏa dọc theo mặt phẳng của tấm sàn và làm cho tấm sàn có hướng chịu lực khác nhau.

Khi chống đỡ theo bản kê hai cạnh, tấm sàn được xem xét để tăng chiều dày dầm lộ thiên. Khi chống đỡ theo bản kê bốn cạnh, tấm sàn trở thành tấm chịu lực theo hai hướng. Để có hiệu quả cao và giảm bớt trọng lượng tấm sàn, có thể giảm bớt một phần dầm phụ, những thanh liên kết.

Khi toàn bộ đã được nối vào cột bê tông cốt thép, những tấm sàn có thể được chịu tải không chỉ bằng dầm nằm ngang được nối với những điểm của cột chịu lực.

khong gian noi that 24

Một hệ thống cấu trúc khối bao gồm ba chiều. Một khối vật liệu đã sử dụng đổ đầy một khoảng trống của không gian. Ở bên trong khối đó một kiến trúc hỗn hợp được tạo thành.

Bởi vì, hiệu quả của những phương pháp kỹ thuật và sức bền vật liệu xây dựng hiện đại, ngày nay những hệ thống khối thuần túy là hiếm có. Tuy nhiên, ở một tỷ lệ nhỏ đá và gạch nung có thể coi là những nhân tố cấu tạo khối. Ở một tỷ lệ lớn hơn, bất cứ một tòa nhà khép kín nào, kiến trúc hỗn hợp có thể xem như một cấu trúc ba chiều phải có sức chịu tải cả chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.

Hầu hết các phương pháp cấu trúc trong thực tế được tổ hợp bởi những đường thẳng mặt phẳng và những nhân tố khối. Không một hệ thống nào được coi là tốt hơn trong mọi trường hợp đối với hệ thống khác. Với nhà thiết kế, trường hợp thuận lợi và bất lợi phụ thuộc vào hình khối, vị trí và ý đồ sử dụng của ngôi nhà. Trong thiết kế nội thất, chúng ta nên nhận biết đặc điểm của những không gian bên trong của mỗi trường hợp cụ thể.

khong gian noi that 25

Hệ thống tổ hợp: Yếu tố kết hợp các đường thẳng, mặt phẳng và hình khối trong tổ hợp

khong gian noi that 26

Một công trình kiến trúc xây dựng tạo thành cơ sở hình dáng và thiết kế không gian bên trong. Từ ngữ công trình ở đây không dùng để chỉ sự chống đỡ. Nó dùng để xem xét lựa chọn và bố trí không gian bên trong như các mối liên hệ cụ thể và cơ sở không gian bên trong một căn phòng.

khong gian noi that 27

Không gian cấu trúc

Những tấm tường ngăn và tấm trần treo thường được sử đụng để xác định và thay đổi không gian bên trong, cấu trúc sườn và tường bao che công trình.

Trong một không gian rộng, hình mẫu và bố trí đồ đạc cũng có chức năng giống như những bức tường, tạo thành một không gian khép kín và xác định. Thậm chí một yếu tố đơn lẻ cũng tạo thành tỷ lệ hay phong cách có thể là một căn phòng tốt và cơ sở một phạm vi không gian về bản thân nó.

Ánh sáng và các mảng sáng, tối mà nó tạo ra có thể gây sự chú ý của chúng ta vào khu vực nào đó trong phòng, nhấn mạnh lại những khu vực khác và bằng cách đó tạo ra sự phân chia không gian.

Việc giải quyết bề mặt của tường, sàn và tấm trần có thể phân biệt ranh giới không gian của căn phòng. Màu sắc, chất liệu và đồ mẫu của chúng có ảnh hưởng đến cách nhìn của chúng ta về vị trí tương đối của chúng trong không gian và nhờ vậy chúng ta nhận thức về kích thước, tỷ lệ và sự cân đối của căn phòng.

Ngay cả độ vang tự nhiên của bề mặt căn phòng có thể ảnh hưởng đến giới hạn của không gian. Những bề mặt mềm, hút ẩm, cách âm và khuếch đại âm của một căn phòng đều có ảnh hưởng.

Cuối cùng, không gian được cấu tạo bằng việc chúng ta sử dụng nó. Bản chất, sự hoạt động của chúng ta và cách thức phát triển về việc mở rộng mặt bằng, bố trí tổ chức lại không gian bên trong như thế nào cho phù hợp.

khong gian noi that 28

Các yếu tố thiết kế nội thất

7. Hình dáng không gian:

khong gian noi that 29

Không gian bên trong là hình dáng đầu tiên của việc xây dựng công trình kiến trúc, được xác định bởi tường bao che, những tấm sàn và được liên kết với không gian bằng cửa sổ, cửa đi. Mỗi hình mẫu có một hình dáng nhất định và nó là khuôn mẫu để tạo ra một thể tích không gian giống nhau.

Chúng rất hữu ích để có thể đọc được mối liên hệ giữa mặt bằng không gian xác định này với không gian xác định khác. Những cấu trúc hoặc khoảng không gian có thể chiếm ưu thế thuộc mối quan hệ này. Bất cứ có những sự xuất hiện để chiếm ưu thế như thế nào, chúng ta nên nhận thức cách khác như một dạng tương đương trong mối quan hệ.

khong gian noi that 30

Nó có tác dụng như nhau, lần lượt nhận thấy trong mối quan hệ xảy ra ở mặt bằng như trong bản vẽ thiết kế nội thất, bàn và ghế đã được đưa vào và bố trí ở không gian bên trong.

Khi một chiếc ghế được đặt vào một căn phòng, nó không chỉ chiếm không gian mà còn tạo ra mối liên hệ không gian giữa bản thân nó và các vật xung quanh. Chúng ta không chỉ nhìn thấy hình dáng chiếc ghế mà còn nhìn ngắm được dáng vẻ không gian xung quanh nó sau khi những chỗ trống đã được thay thế bằng các vật khác.

Khi những yếu tố được giới thiệu nhiều trở thành mẫu, mối quan hệ không gian được nhân lên. Các yếu tố bắt đầu từ tổ chức đến các bộ hay nhóm, chúng không chỉ chiếm chỗ trong không gian mà còn xác định và liên kết các hình thức không gian.

8. Kích thước không gian:

khong gian noi that 31

Kích thước không gian bên trong cũng như hình thức không gian có quan hệ trực tiếp đến hình thái vốn có của các hệ thống kết cấu, kiến trúc, độ bền của vật liệu và kích thước, khoảng cách của các bộ phận. Ngược lại, kích thước không gian xác định sự cân đối kích thước căn phòng và ảnh hưởng đến việc nó được sử dụng như thế nào.

Chiều ngang hay chiều rộng của không gian thường bị giới hạn bởi vật liệu và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để liên kết các nhịp của nó. Ngày nay điều kiện kinh tế cho phép để thực hiện các biện pháp kỹ thuật của các dạng kết cấu. Xà, dầm bằng gỗ hay thép cũng như các tấm bê tông cốt thép có thể vượt khẩu độ 9m. Các vì kèo gỗ hay thép có thể vượt khẩu độ lớn đến 18m, hoặc hơn nữa. Các tấm mái có thể vượt khẩu độ lớn hơn nếu sử dụng khung không gian hay những kết cấu cong như vòm mỏng, kết cấu treo và lớp màng chịu lực bởi ứng suất không khí.

Trong khi kích thước không gian bên trong có thể bị hạn chế bởi sự cần thiết của kết cấu, nó cũng được xác định do nhu cầu sử dụng không gian, giới hạn cần thiết cho người sử dụng và phạm vi hoạt động của nó.

khong gian noi that 32

Kích thước chiều ngang, chiều dài của không gian cũng bị hạn chế tùy theo nhu cầu và theo từng trường hợp. Cùng với chiều rộng, chiều dài của không gian đã xác định sự cân đối của hình thức mặt bằng căn phòng.

Một căn phòng hình vuông có chiều dài bằng chiều rộng, có tính ổn định về chất và thường có tính cách riêng. Sự cân bằng của bốn cạnh làm cho trung tâm căn phòng trở thành tiêu điểm. Tính tập trung có thể được nâng cao hay được nhấn mạnh bằng sự bao bọc của không gian cùng kết cấu chóp hay kết cấu vòm.

Để giảm tính tập trung của căn phòng hình vuông, hình dáng trần nhà có thể làm không đối xứng, hay một vài bề mặt tường có thể giải quyết khác.

Căn phòng hình vuông rất ít gặp và khá đặc biệt. Thường thì căn phòng có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Không gian hình chữ nhật là một không gian thông dụng đặc biệt của nó. Đặc điểm và khả năng của nó không chỉ được xác định bằng sự cân đối của chiều dài, chiều rộng mà còn bởi hình thức trần nhà, cửa sổ, cửa đi và mối quan hệ giữa nó với không gian xung quanh.

khong gian noi that 33

Không gian hình chữ nhật

(Bản thân kích thước nằm ngang không xác định chất lượng cơ bản và hiệu quả của không gian, chúng chỉ ra những khả năng sự phát triển)

Khi chiều dài lớn gấp hai lần chiều rộng, nó có vẻ trội hơn hẳn, hạn chế cách bố trí và cách sử dụng căn phòng. Với chiều rộng đã cho, không gian có thể chia ra nhiều phần riêng rễ nhưng vẫn liên quan đến nhau.

Một không gian có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần sẽ kích thích mọi hoạt động dọc theo chiều dài. Đặc tính này của không gian tuyến rất phù hợp để sử dụng như không gian hành lang hay nhà cầu.

khong gian noi that 34

Cả không gian hình vuông lẫn không gian hình chữ nhật đều có thể thay đổi bằng cách thêm vào, bớt đi, hay hòa lẫn với không gian xung quanh. Sự biến đổi này có thể được sử dụng để tạo ra một góc lớn hay để phản xạ khung cảnh xung quanh hoặc nhấn mạnh một vị trí nào đó.

Đặc tính vốn có của vật liệu xây dựng và biện pháp kỹ thuật dùng để liên kết chúng đã xác định không gian hình chữ nhật như một định hình. Thường thì không gian cong rất đặc biệt và chỉ dành riêng cho những trường hợp cần thiết. Không gian cong đơn giản là một đường tròn. Nó rất vững chắc và tự nó là trung tâm, trong khi tiêu điểm của nó ở trung tâm thì nó cũng liên quan đến không gian xung quanh như nhau về mọi hướng. Nó không có mặt tiền, mặt sau hay mặt bên trừ phi được xác định bởi yếu tố dung hòa khác.

Không gian elip linh hoạt hơn, có hai tiêu điểm và trục không bằng nhau.

Không gian cong khác có thể được nhìn nhận như những biến thể của không gian cầu hay không gian elip được kết hợp trong những dạng xen kẽ nhau.

khong gian noi that 35

Không gian cong

Trong phạm vi một không gian được tạo nên bởi các đường thẳng, một khối cong sẽ trở nên nổi bật, có thể sử dụng sự tương phản về hình học này để diễn tả tầm quan trọng hay tính chất độc đáo trong chức năng của khối cong. Với một không gian vừa phải, có thể bố trí một khối tròn ở vị tri tự do hoặc ở vị trí trung tâm để nối liền các căn phòng hoặc nằm trong dải tường bao quanh để trang trí bên ngoài cho công trình. Những bức tường cong đem lại cho ta một cảm giác sống động và đầy ấn tượng. Mặt lõm của một dải tường cong thu hút cái nhìn của ta vào không gian bên trong, trong khi phần tường lồi lại đẩy không gian hướng ra phía ngoài.

jkhong gian noi that 36

Việc bố trí nội thất không gian cong đòi hỏi một sự cân nhắc kỹ về tính thống nhất giữa đồ đạc và các bộ phận khác bên trong tạo thành một thể hoàn chỉnh.

Có một cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các khối hình trong không gian cong là bố trí nội thất theo kiểu để các vật thể đứng biệt lập, cũng còn một cách khác nữa là dùng ngay mặt cong của không gian để sắp xếp một cách hài hòa những đồ đạc hay đồ vật gắn lên tường.

Chiều thứ ba của không gian bên trong là chiều cao được tạo bởi mặt phẳng trần, chiều thẳng đứng cũng như chiều nằm ngang của không gian đều có ảnh hưởng như nhau tới tính chất của không gian một căn phòng.

khong gian noi that 37

Độ cao của không gian

Nếu như sự nhận biết của chúng ta về các chiều của mặt phẳng nằm ngang (chiều rộng và chiều dài) của một căn phòng có phần bị bóp méo do việc vẽ phối cảnh thì ta vẫn có thể cảm nhận một cách chính xác hơn về mối tương quan giữa độ cao của không gian và chiều cao của con người. Do vậy, một sự thay đổi nào đó trong độ cao của trần nhà dường như có tác động mạnh đến ấn tượng của chúng ta về không gian hơn là một sự biến đổi tương tự về chiều dài hay chiều rộng căn phòng.

Trần nhà cao thường đem lại cho ta cảm giác cởi mở, phóng khoáng trong khi những tầng nhà thấp thường có ấn tượng ấm cúng, thân mật như trong một hang động.

Tuy nhiên hiểu biết của chúng ta về phạm vi một không gian không chỉ bị tác động bởi riêng yếu tố về độ cao của trần nhà mà còn cả bởi tương quan giữa ba chiều của không gian.

Trần nhà xác định bởi mặt phẳng phía trên tạo nên đặc điểm của căn phòng. Trần nhà được định rõ bởi kết cấu mái nhà, có thể cho ta thấy hình thức và dáng điệu của nó trong toàn bộ không gian trong nhà. Hình thức mái dốc một bên, mái dốc hai bên và mái vòm trần đem lại cho ta một định hướng trong không gian, trong khi trần dạng vòm cầu và hình chóp tháp nhấn mạnh trung tâm của không gian.

khong gian noi that 38

9. Sự chuyển dịch không gian:

khong gian noi that 39

Sự chuyển dịch về không gian mặc dù những không gian riêng lẻ có thể được thiết kế để phục vụ cho một mục đích hay cho những hoạt động cụ thể nào đó, chúng vẫn phải được sắp xếp một cách hài hòa trong tổng thể một công trình vì chức năng của chúng đều có liên quan đến nhau, vì chúng được cùng một nhóm người sử dụng hay có một mục đích chung. Việc các không gian bên trong có quan hệ mật thiết với nhau đến mức quyết định hay không, không chỉ bởi vị trí tương đối của chúng trong cấu trúc khối của cả công trình mà còn bởi tính chất của không gian trung gian và những phần ranh giới chung.

khong gian noi that 40

Các mặt bằng sàn, trần và tường cùng nhau tạo lập nên một khoảng không riêng biệt. Trong số này, mặt tường do có đặc điểm là vuông góc với tia nhìn thông thường của mắt chúng ta nên có tác dụng lớn nhất làm ranh giới phân chia không gian. Mặt phẳng tường giới hạn tầm nhìn và phạm vi chuyển động của chúng ta. Việc mở các lối đi hay cửa sổ trên tường thiết lập lại sự giao lưu với thế giới bên ngoài cho căn phòng mà trước đó đã bị cách biệt.

Cửa ra vào tạo lối đi từ không gian này sang không gian khác. Cửa đóng sẽ ngăn cách căn phòng với những không gian kế tiếp. Ngược lại cửa mở tạo ra một sự nối liền không gian, tầm nhìn và âm thanh. Những cửa ra vào được thiết kế quá lớn sẽ làm giảm nét tổng thể của mảng tường, nhưng cửa căn phòng lại làm tăng cường sự liên kết với không gian xung quanh hay phía bên ngoài cửa.

Độ dày của bức tường chia cắt hai không gian được thể hiện ở cửa đi – chính điều này của tường tác động tới cảm giác của chúng ta về mức độ cách biệt của không gian khi ta đi qua ngưỡng cửa, bước từ một không gian này sang một không gian khác. Bản thân phạm vi và việc xử lý thiết kế cửa cũng đem lại cho ta một sự định hình bằng thị giác về không gian mà ta đang bước vào.

Số lượng cửa và việc bố trí các cửa đi dọc theo chu vi một căn phòng quyết định tới việc hình thành các luồng di chuyển trong không gian, tới sự sắp xếp đồ đạc và tổ chức các hoạt động của chúng ta.

Cửa sổ đem ánh sáng và không khí vào không gian bên trong các công trình xây dựng, đồng thời giúp ta thấy được cảnh quan bên ngoài công trình hay ở những không gian khác. Kích thước và vị trí cửa trong mặt bằng và tường có chứa cửa cũng tác động tới cảm giác về mức độ cách biệt giữa không gian bên trong và môi trường bên ngoài.

Các cửa sổ trên một bức tường tuy thu hút được sự chú ý bằng độ sáng và tầm nhìn mà chúng mở ra trước mắt chúng ta nhưng vẫn duy trì được cái ranh giới mà bức tường đã tạo ra. Các cửa sổ lớn và những bức tường kính cố gắng xóa nhòa cảm giác bằng mắt nhìn sự cách biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài. Tùy trong từng trường hợp việc xử lý các khung cửa sổ có thể nhấn mạnh hay giảm nhẹ đi những ranh giới của không gian bên trong.

khong gian noi that 41

Các ô cửa sổ ngăn giữa những không gian bên trong công trình theo một cách tương tự cũng có thể “mở rộng” một căn phòng ra so với những ranh giới vật lý của nó và khiến căn phòng trở nên một bộ phận cấu thành không thể thiếu của không gian bên trong bao quanh.

Cầu thang cũng là một hình thức quan trọng trong việc di chuyển giữa các phòng. Các bậc tam cấp ra vào một tòa nhà có thể giúp ta phân biệt đây là một công trình công cộng hay nhà ở. Chúng cũng giống như một hành lang hay một sàn, hiên làm nổi bật hình ảnh một không gian chuyển tiếp.

khong gian noi that 42

Các cầu thang bên trong một công trình liên kết các trục khác nhau của không gian công trình đó. Qua việc thực hiện chức năng này các cầu thang hình thành lối di chuyển của chúng ta trong không gian để chúng ta leo lên hoặc đi xuống. Các bậc thang thấp và rộng có tác dụng giống như một lời mời gọi, còn một cầu thang dốc và hẹp có thể lại dẫn người ta tới những chốn riêng tư.

Chiếu nghỉ của cầu thang dùng để ngắt nhịp bước chân, thay đổi hướng cầu thang và cho chúng ta một nơi tạm dừng nghỉ, lấy hơi và ngắm nhìn quang cảnh xung quanh.

Một cầu thang có thể chiếm một khoảng không lớn nhưng cách thức bố trí thang bên trong chỉ có một số kiểu. Nó có thể chiếm nhiều diện tích và tạo nên sự tập trung cho cả không gian, chạy dọc theo một trong các bề tường hay uốn quanh theo căn phòng. Một cầu thang có thể chỉ nằm trong giới hạn một không gian nhưng cũng có thể bao gồm nhiều đợt thuộc những không gian khác nhau.

10. Thay đổi không gian:

khong gian noi that 43
Sự bố cục lại không gian - Thêm không gian mới

Việc thiết kế kiến trúc cho công trình xây dựng mới cần phải xem xét tính chất các hoạt động sẽ diễn ra trong ngôi nhà đó, những đòi hỏi về kiểu cách, kích thước và ánh sáng của không gian bên trong, mối quan hệ cần có giữa các không gian khác nhau. Khi người ta sử dụng một không gian sẵn có cho những mục đích hoạt động khác so với những dự tính ban dầu, tất nhiên nảy sinh ra một yêu cầu phải thích ứng các hoạt động này so với một điều kiện sẵn có. Tuy nhiên, nếu điều này không thực hiện được thì cần phải cải tạo ra những không gian mở.

Hai cách biến đổi chính có thể lựa chọn. Loại thứ nhất cần có những thay đổi đường viền của không gian bên trong và mang tính chất tự nhiên hơn kiểu thứ hai, không đòi hỏi những thay đổi cấu trúc và đạt được hoàn mỹ qua thiết kế nội thất không gian bên trong.

Một sự thay đổi cấu trúc sẽ gây ra sự chuyển dịch và sự thêm vào những bức tường của không gian bên trong hoặc thêm vào một không gian mới.

Trong phạm vi của một không gian, cấu trúc vốn có của các ô cửa cũng có thể thay đổi được. Người ta có thể mở rộng hay làm thêm những cửa sổ mới để lấy ánh sáng và mở rộng tầm nhìn được tốt hơn. Người ta cũng có thể xê dịch vị trí hay tạo ra cửa đi mới để có lối vào tốt hơn hay hợp lý hóa lối đi lại trong phòng. Một cửa đi lớn có thể được thiết kế để hòa nhập hai không gian liền kề.

Bất cứ một thay đổi nào về những giới hạn vật lý của một không gian cũng phải được tính toán một cách kỹ lưỡng nhằm tránh tình trạng phá vỡ sự hoàn chỉnh của công trình. Người ta có thể bỏ đi một phần của bức tường chịu lực và thay vào đó bằng một hệ thống cột và dầm, hệ thống cột chống mới này chịu toàn bộ tải trọng tập trung. Tương tự như vậy, người ta có thể xây thêm những ô cửa mới trên một bức tường chịu lực và phải có lanh tô hoặc dầm đỡ ở phía trên cửa.

khong gian noi that 44

Các lỗ mở mới trong tường

Để làm thêm một thang gác, chiếu sáng một không gian bằng ánh sáng mặt trời hay kiến tạo một mối liên hệ theo chiều thẳng đứng giữa hai trục của không gian cần phải có những thay đổi về cấu trúc mặt bằng sàn hoặc trần. Sự biến đổi trong những mặt phẳng nằm ngang này của công trình đòi hỏi các cạnh của bất cứ một ô cửa mới nào đều phải bố trí dầm chịu lực và những dầm này được dỡ bởi các cột chống hay tường chịu lực ở phía dưới.

 

khong gian noi that 47

Phát triển chiều cao

Tuy phải giải quyết những vấn đề thiết kế cụ thể, những khía cạnh khác nhau trong không gian bên trong một công trình, chúng ta vẫn cần lưu ý tới cấu trúc và hình dáng của kiến trúc

khong gian noi that 48

Hình mẫu

Những thay đổi lớn trong cấu trúc không gian đòi hỏi có sự trợ giúp của kỹ sư kết cấu, kiến trúc sư và người xây dựng. Tuy nhiên không gian bên trong vẫn có thể được thay đổi hay mở rộng bằng những cải tiến không tính đến cấu trúc. Trong những thay đổi về cấu trúc tác động lên giới hạn vật lý của không gian, những biến đổi không tính đến cấu trúc đặt lên trên như thế nào chúng ta phải xem xét việc sử dụng và những người cư trú trong không gian. Đây chính là điểm khởi đầu đưa ta bước vào thế giới của thiết kế nội thất.

>>> Không gian trong thiết kế nội thất (Phần 1)

>>> Tầm quan trọng của TK đồ gỗ và nội thất

>>> Tỷ lệ trong TK đồ gỗ và nội thất

0976984729