Ứng dụng thực tế của tranh Hàng Trống

Xưa kia, mỗi khi Tết đến xuân về, hầu như nhà nào cũng trưng những bức tranh dân gian vừa trang trí nhà cửa vừa thể hiện ước mong về cuộc sống ấm no. Ngày nay, công nghệ, khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân Việt Nam. Với mong muốn những giá trị tinh thần, thẩm mỹ của ông cha được lưu giữ và đi vào đời sống, những giá trị ấy cần có sự biến chuyển sang một dạng thức mới để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

tranh hang trong 1

tranh hang trong 2
Tranh thế sự - Canh nông vi bản

tranh hang trong 3

Các bước làm sản phẩm
Trích hình từ tranh gốc và véc tơ hóa

tranh hang trong 4

Chuỗi hình mô phỏng hoạt động trồng lúa nước của người dân đồng bằng Bắc Bộ xưa

Ứng dụng sản phẩm và thương mại:

tranh hang trong 5

Bao bì bánh gạo Việt

tranh hang trong 6

Bao bì mứt Tết

Bao bì của sản phẩm mứt Tết này sử dụng họa tiết nụ hoa trong bức Tùng Lộc  của bộ tứ bình Tùng – Cúc – Trúc – Mai (tranh Tết) kết hợp với họa tiết mây và búp lá non trong bức Hương chủ (tranh thờ). Những họa tiết được lấy cảm hứng từ mùa xuân với hoa lá đâm chồi nảy lộc để tạo nên một màu sắc, diện mạo mới mẻ cho hộp mứt Tết truyền thống.

tranh hang trong 7

“Mứt Tết”

tranh hang trong 8

tranh hang trong 9

tranh hang trong 10

tranh hang trong 11

tranh hang trong 12

tranh hang trong 13

Một bức tranh Hàng Trống khi mới vẽ xong sẽ có màu sắc tươi tắn, rực rỡ. Dần dần, tranh vẽ bay màu, trở nên trang nhã hơn. Những bức tranh cổ được phủ một lớp màu của thời gian. Ngoài ra, Tranh Hàng Trống còn bị thay đổi theo sự tác động của môi trường. Cùng một bức tranh, màu sắc có sự khác biệt khi thời tiết hanh khô hoặc ẩm ướt.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus từng nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Đứng trước tranh Hàng Trống, tôi cũng có cảm nhận tương tự như vậy. Khi mới tiếp cận tranh, chưa có nhiều kiến thức cũng như hiểu biết, bức tranh dường như chỉ đơn thuần là bức tranh. Nhưng qua thời gian, sự tìm tòi, nghiên cứu và những thay đổi trong nhận thức, tôi cảm nhận được vẻ đẹp, ý nghĩa của dòng tranh xứ kinh kỳ và những tiềm năng ứng dụng của nó.

Như vậy, những bức tranh cùng với nhận thức của người xem tranh đều có những chuyển biến theo thời gian. “Những điều xưa cũ” sẽ không vĩnh viễn nằm yên, mà sẽ trở nên “mới mẻ” phụ thuộc vào tình yêu và sự trân trọng chúng ta dành cho nó.

- Trịnh Thu Trang -

>>> Màu sắc trong tranh Hàng Trống

>>> Họa tiết trong tranh Hàng Trống

>>> Sự khác biệt giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ

0976984729